Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (tiếp theo)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (tiếp theo)

1. Kiến thức: Nêu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định: Người lao động là quý nhất(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn ;biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

3. Thái độ: Yêu quý người lao động

II. Đồ dùng dạy học

Tranh minh họa bài đọc.

 

doc 36 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu báo giảng tuần 9
(Từ ngày 19-23/10/ 2009)
Thứ ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Thứ 2
19/10
SHTT
Tập đọc
Toán
Kĩ thuật
Đạo đức
1
2
3
4
5
Cái gì quý nhất
Luyện tập
Luộc rau
Tình bạn (tiết 1)
Thứ 3
20/10
TD
Toán
Tập đọc
Lịch sử
Khoa học
1
2
3
4
5
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Đất Cà Mau
Cách mạng mùa thu
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS
Thứ 4
21/10
MT
Toán
LT&C
Â-N
K. chuyện
1
2
3
4
5
Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
Mở rộng vốn từ :Thiên nhiên 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ 5
22/10
Toán
LT&C
Địa lí
TLV
Khoa học
1
2
3
4
5
Luyện tập chung
Đại từ
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
Luyện tập thuyết trình , tranh luận
Phòng tránh bị xâm hại
Thứ 6
23/10
Toán
TD
TLV
Chính tả
SHCT
1
2
3
4
5
Luyện tập chung
Luyện tập thuyết trình , tranh luận
Nhớ – viết 
Thứ hai , ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tiết 1 : SHTT
*******************
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định: Người lao động là quý nhất(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn ;biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
3. Thái độ: Yêu quý người lao động 
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc. 
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ: Trước cổng trời.
HS đọc TL và trả lờiø câu hỏi 1và 2của bài .
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Cái gì quý nhất ?”.Ghi tựa bài lên bảng
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. 
•-Mời HS khá giỏi đọc bài.
-HD HS luyện đọc từ khó .
-GV chia đoạn HD HS luyện đọc
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Sửa lỗi đọc cho học sinh.
Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài, giới thiệu tranh minh họa 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài ,trả lời các câu hỏi
	+	Câu 1 : Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì?
(Giáo viên ghi bảng)
	Hùng : quý nhất là lúa gạo.
	Quý : quý nhất là vàng.
	Nam : quý nhất là thì giờ.
	+	Câu 2 :Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
Giáo viên cho học sinh nêu ý 1 ?
-Cho học sinh đọc đoạn 2 và 3.
	+	Câu 3 : Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
-GV nhận xét và chốt ý 2:Người lao động là quý nhất.
Giảng từ: tranh luận – phân giải.
	 Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
	  Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại.
 + Câu 4 : Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên đó ?
Giáo viên nhận xét.
Mời học sinh nêu ý chính?
-GV nhận xét ,nêu nội dung bài.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
GV đọc diễn cảm đoạn cuối và hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
Luyện đọc đoạn “Ai làm ra lúa gạo  mà thôi”
-GV nhận xét sửa cách đọc cho HS
v	Hoạt động 4: Củng cố: Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
Nêu nhận xét cách đọc phân biệt vai lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
Cho HS đóng vai để đọc đối thoại bài văn theo nhóm 4 người.
•-Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
-Qua bài học các em chúng ta thấy được cái gì quý nhất ?
-Giáo dục HS yêu quý người lao động và yêu lao động .
Dặn dò: Xem lại bài và luyện đọc diễn cảm.Chuẩn bị: “ Đất Cà Mau “.
Nhận xét tiết học 
Hát 
-2-3 HS. 
HS mở SGK
-1HS khá giỏi đọc, lớp đọc thầm
-HS đọc nối tiếp.
Tìm hiểu cách chia đoạn.
Lần lượt HS đọc nối tiếp từng đoạn.
	+	Đoạn 1 : Một hôm ...sống được không ?
	+	Đoạn 2 : Quý, Nam  phân giải.
	+	Đoạn 3 : Phần còn lại.
1 HS đọc thầm phần chú giải.
HS theo dõi, quan sát tranh minh họa
-HS đọc thầm ,thảo luận nhóm đôi .
 Hùng : quý nhất là lúa gạo.
	Quý : quý nhất là vàng.
	Nam : quý nhất là thì giờ.
HS lần lượt nêu lý lẽ của từng bạn.
Học sinh đọc thầm đoạn 2 và 3.
HS thảo luận nhóm 2 và trình bày
Học sinh nêu.
HS đọc thầm và nêu ý chính của bài.
 HS thảo luận cách đọc diễn cảm đoạn cuối
HS luyện đọc trong nhóm.
Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
1HS khá đọc cả bài.
Học sinh nêu.
5HS phân vai: người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo.
Cả lớp chọn nhóm đọc hay nhất.
-HS nêu : người lao động .
***********************
Tiết 3 : TOÁN 	 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản 
2. Kĩ năng: 	- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học
- 	Bảng phụ học nhóm ghi bài tập số 4
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh sửa lại bài 2, 3 /44 (SGK). 
 -4 HS
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm 
2. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập 
3. Hoạt động dạy – học bài mới : 
* Hoạt động 1: HDHS viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Ÿ Bài 1: 
- Mời HS nêu yêu cầu của bài tập
-2,3 HS nêu
- Cho HS tự làm bài , lên bảng chữa bài
- HS làm nháp và 3 HS lên bảng chữa bài. 
a)35m 23cm = 35,23m
b)51dm 3cm = 51,3dm
c) 14m 7cm = 14,07m
-GV yêu cầu HS nêu lại cách làm 
- Vài Học sinh nêu cách làm. 
-Mời HS nhận xét bài làm trên bảng
- Lớp nhận xét , chữa bài.
Ÿ Giáo viên nhận xét và mời HS nêu kết quả 
- Vài HS lần lượt nêu kết quả.
Ÿ Bài 2 : 
- GV nêu bài mẫu và HDHS làm bài như SGK
- Các phép toán còn lại HS tự làm.
-HD HS nhận xét , chữa bài.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải
- HS làm vào nháp.3HS lên bảng chữa bài
234cm = 2,34m ; 506cm = 5,06m
34dm = 3,4m
- Cả lớp nhận xét .HS sửa bài vào vở.
Ÿ Bài 3:
- Mời HS nêu yêu cầu của bài tập
-2,3 HS nêu
- Mời HS lên bảng làm bài
3HS làm trên bảng lớp ,HS làm vào nháp .
- HD lớp nhận xét , sửa bài.
-GV chốt lại : mỗi đơn vị đo được ghi bằng 1 chữ số , đơn vị nào thiếu ta ghi chữ số 0
-HS sửa bài
a) 3km 245m = 3,245km 
b)5km 34m = 5,034km
c) 307m = 0,307km
Ÿ Bài 4:
-GV nêu yêu cầu của bài tập, cho HS làm bài theo nhóm 
-HS làm bài theo nhóm 4
-Đại diện các nhóm trình bày bài làm
- Lớp nhận xét , sửa bài. 
-GV nhận xét , tuyên dương nhóm làm đúng 
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu lại cách đổi từ một đơn vị đo độ dài ra 2 đơn vị đo độ dài 
-1,2 HS 
- Chuẩn bị: “Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân”
- Nhận xét tiết học
******************
Tiết 5: KĨ THUẬT 
LUỘC RAU
I. Mục tiêu :
	- Nắm cách luộc rau .
	- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau .
	- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn .
II. Đồ dùng dạy học :
	- Chuẩn bị : một ít rau , nồi , bếp , rổ , chậu , đũa (nếu có điều kiện)
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : Nấu cơm .
 -Trình bày cách luộc rau ở gia đình em .
 - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
-GV nhận xét ,đánh giá
 2. Bài mới : Luộc rau .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
b) Các hoạt động dạy-học bài mới : 
-2,3 HS trình bày 
Hoạt động 1 : Các công việc chuẩn bị luộc rau .
* Mục tiêu : HS nêu được các công việc chuẩn bị cho việc luộc rau .Mục đích của việc sơ chế rau .
*Cách tiến hành 
- Yêu cầu HS nêu những công việc chuẩn bị được thực hiện khi luộc rau ở gia đình.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 nêu tên các nguyên liệu , dụng cụ cần chuẩn bị luộc rau .
- Nêu cách cách sơ chế rau trước khi luộc .
+ Việc sơ chế rau trước khi luộc có tác dụng gì?
- Nhận xét , uốn nắn thao tác chưa đúng .
-Vài HS nêu
-HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Quan sát hình 2 , đọc nội dung mục 1b để nêu cách sơ chế rau . 
- 1-2 lên thực hiện thao tác sơ chế rau .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách luộc rau .
* Mục tiêu : HS nắm cách và thực hiện được việc luộc rau .
 *Cách tiến hành:
-Nêu cách luộc rau ở gia đình.
-Mời HS đọc mục 2 và quan sát hình 3 SGK, nêu cách luộc rau .
-1 vài HS nêu
- Đọc nội dung mục 2 , kết hợp quan sát hình 3 thảo luận nhóm đôi cách luộc rau .
-Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét và hướng dẫn cách luộc rau , lưu ý HS :
+ Cho nhiều nước để rau chín đều và xanh .
+ Cho ít muối hoặc bột canh để rau đậm , xanh .
+ Đun nước sôi mới cho rau vào .
+ Lật rau 2 – 3 lần để rau chín đều .
+ Đun to , đều lửa .
+ Tùy khẩu vị mà luộc chín tới hoặc chín mềm ..
Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
 *Mục tiêu : HS thấy được kết quả học tập của mình .
*Cách tiến hành
- Hỏi các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án bài tập .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS 
-HS nêu câu trả lời.
- Đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
3. Củng cố - dặn dò	
- HS đọc ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn .
 - Nhận xét tiết học .
********************
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC 
TÌNH BẠN (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	HS nêu được :Ai cũng cần có bạn bè ,trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
2. Kĩ năng: 	Cách cư xử với bạn bè.
3. Thái độ: 	Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.Thân ái, đoàn kết với bạn bè
II. Đ ... : 	Rèn HS đổi đơn vị đo dưới dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ học nhóm ghi sẵn bài tập 2,nháp 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ktra bài cũ: 
-Học sinh lần lượt sửa lại bài 3 ,4/ 47 
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2. Giới thiệu bài mới: 
 Luyện tập chung
3. Các hoạt động dạy –học bài mới : 
v	Hoạt động 1: Luyện tập , thực hành 
* Bài 1:
-Mời HS đọc yêu cầu của bài tập
-Cho HS tự làm bài và sửa bài.
-HDHS sửa bài.
-Giáo viên nhận xét, thống nhất kết quả.
  Bài 2:
Tổ thi sửa bài nhanh theo nhóm 2 .
Giáo viên và lớp nhận xét , sửa bài.
Tuyên dương nhóm thắng cuộc 
  Bài 3:
-Mời HS đọc yêu cầu của bài tập
-GV chốt yêu cầu của bài tập
-GV và lớp nhận xét , sửa bài.
Tuyên dương HS làm bài tốt , cho điểm 
  Bài 4:Thực hiện tương tự bài 3
  Bài 5: Thi “Ai nhanh ,ai đúng?”
- Yêu cầu HS quan sát hình và nêu miệng kết quả 
-GV và HS nhận xét sửa bài.
4. Củng cố- dặn dò: 
-Muốn đổi được các đơn vị đo , ta phả nắm vững điều gì ?(mối quan hệ giữa các đơn vị đo )
Dặn dò: Học sinh về làm bài thêm trong VBT 
Chuẩn bị: Luyện tập chung . 
Nhận xét tiết học 
-Học sinh sửa bài.
- 1,2 Học sinh đọc yêu cầu đề.
- Học sinh làm bài vào nháp.
-4 HS sửa bài trên bảng lớp và nêu cách làm.
a) 3m 6dm = 3,6m b) 4dm = 0,4m 
c)34m 5cm = 34,05m d)345cm = 3,45m
Lớp nhận xét, chữa bài 
Học sinh làm bài nháp 
-3 nhóm làm bài vào bảng phụ.Giải thích cách làm bài.
Lớp nhận xét.
 2Học sinh đọc đề.
HS làm bài các nhân .3 HS sửa bài.
a) 42dm 4cm = 42,4dm 
c)26m 2cm =26,02m
b) 56cm 9mm = 56,9cm
-HS sửa bài vào vở
HS quan sát hình và thi nêu nhanh kết quả: Túi cam nặng a)1,8 kg
 b) 1800 g
-1,2HS nêu 
*******************
Tiết 2: THỂ DỤC
********************
Tiết 3 TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - HS bước đầu biết cách mở rộng lý lẽ , dẫn chứng để thuyết trình ,tranh luận về vấn đề đơn giản (BT1,2)
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng thuyết trình , tranh luận 
 3. Thái độ: 	- Giáo dục HS tôn trọng , có ý thức bảo vệ môi trường 
II. Đồ dùng dạy học : 
GV:Bảng phụ ghi ý kiến của từng nhân vật BT 1.BT2.VBT Tiếng Việt 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ktra bài cũ: 
khi tranh luận , thuyết trình ta nên có thái độ như thế nào?
2. Giới thiệu bài mới: Luyện tập thuyết trình tranh luận
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: HS dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện ,để mở rộng lý lẽ dẫn chứng thuyết trình tranh luận với các bạn về vấn đề môi trường gần gũi với các bạn.
 * Bài 1:
-Mời HS nêu yêu cầu của bài tập
-Mời HS đọc mẩu chuyện.
 Yêu cầu học sinh nêu thuyết trình tranh luận là gì?
Hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Vấn đề tranh luận là gì?
+ Ý kiến của từng nhân vật?
+ Ý kiến của em như thế nào?
-Treo bảng ghi ý kiến của từng nhân vật
-Yêu cầu HS tranh luận theo nhóm 4
-Thi tranh luận giữa các nhóm 
GV nhận xét ,tuyên dương nhóm thuyết trình tranh luận có sức thuyết phục.
-Các yếu tố môi trường không khí , ánh sáng , đất , nước có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người ?
-Làm gì để các yếu tố môi trường trên luôn trong sạch ?
-Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường 
v	Hoạt động 2: HS trình bày ý kiến của mình để mọi người thấy rõ sự cần thiết có cả trăng và đèn tượng trưng cho bài ca dao: “Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng”. 
*Bài 2:
-HD HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
• + Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ sảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống ?.
 +Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ sảy ra? Trăng làm đẹp cho cuộc sống như thế nào?
-GV và lớp nhận xét, tuyên dương HS có ý kiến tranh luận hay .
4. Củng cố - dặn dò: 
-Khi thuyết trình , tranh luận ta phải có thái độ như thế nào ?cần đưa ra những lí lẽ như tế nào để có sức thuyết phục mọi người ?
 Về nhà tập tranh luận: “Học thầy không tày học bạn.”
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 
1HS nêu
1,2 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
 Đất , Nước, Không khí, Ánh sáng.
Cái gì cần nhất cho cây xanh.
Ai cũng cho mình là quan trọng.
Cả 4 đều quan trọng, thiếu 1 trong 4, cây xanh không phát triển được.
HS làm việc theo nhóm: Mỗi em đóng một vai một nhân vật (Suy nghĩ, mở rộng, phát triển lý lẽ và dẫn chứng ghi vào vở nháp ) tranh luận trong nhóm.
Mỗi nhóm thực hiện mỗi nhân vật diễn đạt đúng phần tranh luận của mình (Có thể phản bác ý kiến của nhân vật khác) ® thuyết trình.
Cả lớp nhận xét: thuyết trình: tự nhiên, sôi nổi – sức thuyết phục.
-HS nêu 
Học sinh đọc to,cả lớp đọc thầm.
-HS nêu 
-HS làm việc cá nhân 
Từng HS thuyết trình và đưa ra lí lẽ thuyết phục để bảo vệ quan điểm 
-1,2HS nêu 
*******************
Tiết 3 : CHÍNH TẢ
Nhớ – viết : TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Nhớ - viết đúng bài chính tả ;làm được BT 2b
2. Kĩ năng: 	- Trình bày đúng các khổ thơ ,dòng thơ theo thể thơ tự do. 
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ học nhóm , VBT 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ktra bài cũ: 
GV đọc tiếng chứa vần uyên, uyêt: tuyết trắng , quyết thắng , chuyền cành , chim khuyên 
Giáo viên nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới: Nêu mục tiêu tiết học 
3. Các hoạt động dạy học: 
*	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ – viết.
GV cho HS đọc một lần bài thơ.
Hỏi:
+ Bài có mấy khổ thơ?
+ Viết theo thể thơ nào?
+ Những chữ nào viết hoa?
+ Viết tên loại đàn nêu trong bài thơ?
+ Trình bày tên tác giả ra sao?
-Yêu cầu HS viết bài.
Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết của học sinh.
Giáo viên chấm từ 3,5 bài .
Sửa lỗi chính tả trên bảng.
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
 Bài 2 b:
Mời HS đọc bài 2.
-GV chốt yêu cầu của bài 
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai mà nhanh thế?”
-GV hô lệnh , các tổ thi tìm nhanh viết lên bảng 
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc .
 Bài 3
Yêu cầu đọc bài 3a.
Yêu cầu các nhóm tìm nhanh vào bảng phụ .
Giáo viên nhận xét, chốt bài làm đúng 
4. Nhận xét - dặn dò: 
-Nhắc lại sự khác nhau giữa từ láy và từ ghép 
Chuẩn bị: “Ôn tập”.
Nhận xét tiết học. 
2 HS lên bảng viết 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1,2 HS đọc lại bài thơ 
3 khổ
Tự do.
Sông Đà, cô gái Nga, chữ đầu dòng
ba-la-lai-ca.
Quang Huy.
Học sinh nhớ và viết bài.
1 HS đọc và lớp soát lại bài chính tả.
Từng cặp học sinh bắt chéo, đổi tập soát lỗi chính tả.
 2Học sinh đọc ,lớp đọc thầm.
Mỗi tổ 8 HS tham trò chơi.
Học sinh sửa bài và nhận xét.
HS thực hiện trò chơi 
HS nhận xét , bình chọn nhóm thắng cuộc 
2Học sinh đọc yêu cầu.
HS lamg bài theo nhóm 2
3 nhóm ghi các từ láy tìm được vào bảng phu trình bày trên bảngï.
Lớp nhận xét.
*******************
Tiết 5: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
 -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp .
 -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau.
II / NỘI DUNG
1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
 a/ Về học tập :
 * Ưu điểm :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Khuyết điểm:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 b/ Về nội quy trường lớp
 * Ưu điểm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
* Khuyết điểm:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
 - Thi kể chuyện theo sách 
3/ Rèn luyện học sinh yếu :
Rèn kĩ năng đọc,viết , đổi các đơn vị đo 
------------o0o-------------
Kí duyệt
 Khối trưởng Ban giám hiệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan9.doc