Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 4

Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 4

Toán

16. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I.MỤC TIÊU:

- Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ viết sẵn bảng số trong ví dụ 1

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ: - HS lên bảng chữa bài tập của tiết trước. Lớp NX bổ sung

3. Bài mới: a. GT bài: Nêu mục tiêu bài học.

 

doc 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần dạy 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn: 13/ 9/ 2010.
Ngày dạy: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010.
 Toán 
16. Ôn tập và bổ sung về giảI toán 
I.Mục tiêu: 
- Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ .
II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ viết sẵn bảng số trong ví dụ 1 
III.Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: - HS lên bảng chữa bài tập của tiết trước. Lớp NX bổ sung
3. Bài mới: a. GT bài: Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
HD tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ . 
Ví dụ 1: 
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn ND của VD1 và YC HS đọc .
?1 giờ người đó đi bộ được bao nhiêu km? ? 2 giờ người đó đi bộ được bao nhiêu km? 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ ? 
? 8km gấp mầy lần 4 km ? tương tự với các số đo còn lại .
? Qua ví dụ trên , bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ? 
+ Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì QĐ đi cũng gấp lên bấy nhiêu lần .
b)bài toán : 
- YC HS đọc đề bài toán. Bài toán cho biết những gì ? YC HS tóm tăt bài toán .YC HS suy nghĩ và tìm cách giải. Gọi HS trình bày cách giải. GV NX và chốt lại cách giải.
Giải bằng cách rút về đơn vị 
? Biết 2giờ ô tô đi được 90km , làm thế nào để tính được số km ô tô đi trong 1 giờ ? Tính số km ô tô đi trong 4 giờ làm thế nào ? 
? Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm như thế ? 
+ GV: Bước tìm số km đi trong 1 giờ ở bài toán trên là bước” rút về đơn vị” .
* Giải bằng cách tìm tỉ số .
? So với 2 giớ thì 4 giờ gập mấy lần ? quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần QĐ 2 giờ đi được ? vì sao ? Làm thế nào để tìm được QĐ ô tô đi trong 4 giờ ? 
 GV: Bước tìm xem 4giờ gấp mầy lần 2 giờ là bước “tìm tỉ số 
c) Luyện tập 
Bài1: GV yêu cầu HS tự làm bài .
? Theo em, nếu giá vải ko đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào ? Sổ tiền mua vải giảm thì số vải mua được sẽ như thế nào ? Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được .
 - Gọi HS lên bảng làm bài . Gọi HS NX bài làm của bạn . GV NX và cho điểm HS.
Bài3: Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài Gọi HS NX bài làm trên bảng. GV chữa bài và cho điểm HS.
Toán
Ôn tập và bổ sung về giảI toán
a)Ví dụ 1 (SGK)
+ Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì QĐ đi cũng gấp lên bấy nhiêu lần .
b)bài toán :
Tóm tắt :
 2 giờ : 90 km 
 4 giờ ? km ..
Bài giải
Trong một giờ ô tô đi được là:
 90 : 2 = 45( km)
Trong 4 giờ ô tô đI được là:
 45 X 4 =180 (km)
 Đáp số: 189 km
c)Luyện tập:
bài 1:
Giải
Mua 1 m vải hết số tiền
80000 : 5 16000 ( đ)
Mua 7 m vải hết số tiền 
x 7 =112000(đ) 
 Bài3:
a. 4000 người gấp 1000 người số lần là:
4000 : 1000 = 4(lần).
Sau một năm số dân iã đó tăng thêm là:
21 x 4 = 84(người).
b. Làm tương tự ý a.
4.Củng cố: NX đánh giá tiết học. 
5. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài và Cbị bài.
Tập đọc
7. Những con sếu bằng giấy 
I. Mục tiêu:
 1.- Biết đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài .
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
	2. Hiểu nội dung : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II.Đồ dùng dạy –học:
 1 .Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 2. Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.	
 III.Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức.
2.Bài cũ:
- HS đọc phân vai vở kịch Lòng dân và trả lời câu hỏi nội dung, ý nghĩa của vở kịch .
- Gv NX cho điểm từng học sinh .
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh và giới thiệu.
b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
a. Luyện đọc: 
 - Gọi HS đọc bài chú ý đọc đúng ngữ điệu 
 ? Em có thể chia đoạn bài này như thế nào? 
HS nêu cách chia 4 đoạn: 
Đ 1:Từ đầu..xuống Nhật Bản 
Đ 2:tiếp phóng xạ nguyên tử ..
Đ3: tiếp gấp được 644 con 
Đ4: còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết .
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS đọc; tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung trong SGK theo nhóm.
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu và trả lời câu hỏi 
?Vì sao Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ? 
+ Vì Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
? Em hiểu như thế nào là phóng xạ ? 
? Bom nguyên tử là loại bom NT thế ? 
+ Loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều 
lần bom thường
? Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì ? 
+ Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Năm 1951, lại có thêm gần 100000 người chết.
 - HS đọc tiếp phần còn lại và nêu ND chính .
? Từ khi nhiễm phóng xạ bao lâu sau Xa-da- cô mới mắc bệnh ? 
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ, 10 năm sau Xa-da- cô mới mắc bệnh
? Lúc Xa- da- cô mới mắc bệnh, cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?
+ Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu bằng.
? Vì sao Xa- da- cô lại tin như thế ? 
+ Vì em chỉ còn sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh, được sống như bao trẻ em khác?
? Các bạn nhỏ đã làm gì tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô ? 
+ Góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớnhững nạn nhân bị bom, nguyên tử sát hại ..
? Nếu như em đứng trước tượng đài của Xa-da- cô, em sẽ nói gì ? 
+Chúng tôi căm nghét chiến tranh.
+ Bạn hãy nghỉ yên, mọi người trên thế giới luôn đấu tranh loại bỏ vũ khí hạt nhân ..
- HS nêu ND, GV ghi bảng.
- Gọi HS nêu lại ND.
c.Đọc diễn cảm :
- Gọi HS đọc tiếp nối.
- Luyện đọc diễn cảm từng đoạn cho HS.
- GVđọc diễn cảm làm mẫu đoạn 1.
- Tổ chức cho HS thi đọc .
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
 I. Luyện đọc: 
 Xa- da-cô xa-xa-ki
 Hi- rô -xi- ma
 Na – ga- da- ki
 - Nhấn giọng : từng ngày, còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu,lặng lẽ..
 II.Tìm hiểu bài:
1.Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân.
Cướp đi mạng sống
 Chết do nhiễm phóng xạ 
2. khát vọng sống của Xa- da - cô.
Tin vào truyền thuyết
Lặng lẽ gấp sếu
 3.khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới .
- Chúng tôi muốn thế giới này mãi hoà bình.
 Nội dung : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới .
4.Củng cố: - GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: HSTB về đọc lại toàn bài. CB bài sau: Sắc màu em yêu .
Đạo đức
 4. Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
 - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
 - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác
II. đồ dùng: thẻ màu
III. Hoạt động dạy – hoc:
1.ổn định tổ chức.
2.KT bài cũ: Nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm ?
3. Bài mới: a. GT bài: Nêu mục đích y/c của bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài 
HĐ3:Xử lí tình huống (BT 3)
 MT:HS biết cách giảI quyết phù hợp trong mỗi tình huống 
TH:GV chia lớp thành các nhóm nhỏ giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí 1 tình huống trong BT 3.
- Hs thảo luạn nhóm
- Đại diện hs trình bầy KQ
_ Lớp trao đổi bổ xung
GVKL: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải có cách giải quyết thể hiện rõ trách nhiệm của mình 
Và phù hợp với hoàn cảnh.
HĐ 4: Tự liên hệ bản thân.
MT:Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể 1 việc làm của mình và tự rút ra bài học 
TH: GV gợi ý để HS nhớ lại sự việc dù rất nhỏ chứng tỏ mình có trách nhiêm hay thiếu trách nhiệm.
Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- HS trao đổi với bạn về câu chuyện của mình
- Một số HS trình bầy trước lớp
GV nhắc HS tự rút ra bài học 
GVKL: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản ..Ngược lại khi làm một việc thiếu trách nhiệm dù không ai biết tự ta thấy áy náy trong lòng.
- Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận họ giám nhận trách nhiệm và làm lại cho tốt.
đạo đức
Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết2)
1.Xử lí tình huống.
2. Liên hệ.
Ghi nhớ:
Mỗi người cần phải suy nghĩ trước khi hành đông và chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
4.Củng cố: HS nêu lại ND ghi nhớ.
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài 3.
địạ lý 
4. Sông ngòi
I. Mục tiêu: - Học xong bài này,HS chỉ được trên bản đồ một số sôngg chính ở nuếoc ta . Trình bầy được một đặc điểm chính của sôngngòi VN. Biết được vai trò của sông ngòi với đờ sống XS . Hiểu và lập được mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi.
II. đồ dùng: 
- Bản đồ Địa lý tự nhiên VN.Quả địa cầu
-Tranh ảnh về sông ngòi mùa lũ
III.Hoạt động dạy – hoc:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bầy đặc điểm chính của khí hậu nước ta.
3. Bài mới: a. GT bài:
 b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HĐ1:HS làm việc theo nhóm
 -HS quan sát quả địa cầu H1 đọc NDSGK rhảo luận các CH sau:
 - Chỉ vị trí củaVN trên quả địa cầu, cho biết nước ta năm ở đới khí hậu nào? ở đới khí hậu đó nước ta có KH nóng hay lạnh ?
Đại diện HS trả lời , các nhóm NX
 -HS dựa vào bảng số liệu trang 72 SGK nêu NX về sự chênh lệch nhiệt độ TB giữa tháng 1 và tháng 7
Lưu ý:Tháng 1 đại diện cho gió mùa dông bắc, tháng 7 đại diện cho gió mùa đông nam.
GV:Nước ta có khí hậu nhiệtt đới gió mùa ,nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.
HĐ2:Làm việc cá nhân
 - HS chỉ dãy núi bạch mã trên bản đồ, GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã trên BĐ là ranh giới khí hậu giữa 2 miền Bắc Nam
 - HS làm việc theo cặp tìm sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam về sự chênh lệch nhiệt độ về các mùa 
 - HS trình bầy KQ, GV giúp HS hoàn thiệncâu trả lời
 KL: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền bác và miền nam, miền bắc mùa đông lạnh ,mưa phùn ,MN nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt 
HĐ3:(làm việc cả lớp) 
 - Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống SX của ND ta?
KH nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển xanh tốt quanh năm.KH nước ta gây ra một số khó khăn :Mưa lớn gây lụt, mưa ít gây hạn hán , bão có sức tàn phá lớn.
 - HS giới thiệu một số tranh snhr về hậu quả bão lụt, hạn hán gây ra.
địạ lý
Sông ngòi
1. Nước ta có khí hậu nhiệtt đới gió mùa
- nhiệt đới gió mùa ,nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa.
2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau.
- miền bắc mùa đông lạnh, mưa phùn, MN nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt
3. ản ... át nhẩm theo.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu cùng nhạc cụ gõ.
- GV hát mẫu lần 2. HS nghe.
- Đàn giai điệu dạy hát từng câu ngắn theo lối móc xích.( lưu ý lấy hơi, hát đúng chỗ đảo phách: mây mù đen tối, la la la la la )
- Luyện hát thuộc theo cá nhân, tổ, nhóm. GV nghe sửa sai . Cho HS hát nối từng câu theo nhóm
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát.
- Cho HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp. GV nghe sửa sai 
A. Giới thiệu bài:
Hãy giữ cho em bầu trời xanh.(lời 1)
B. Nội dung:
* Hoạt động 1: Học hát
Hãy xua tan những mây mù đen tối/. Để bầu trời tươi mãi một màu xanh./ Hãy bay lên chim bồ câu trắng/. Cho đàn em ca hát khắp hành tinh./
Lá lá lá la la./ Lá lá lá lá la./ Lá lá lá la la./ Là là là lá la/
* Hoạt động 2: Hát gõ đệm theo phách, nhịp. 
4.Củng cố: - Kể tên bài hát viết về chủ đề hoà bình (Hoà bình cho bé, Em yêu hoà bình, Bầu trời xanh, Trái đất này là của chúng em, Tiếng chuông và ngọn cờ.
 - Lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách bài vừa học.
5.Dặn dò: Học thuộc bài.
Soạn: 17 / 9 / 2010
Dạy: Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Toán
20. Luyện tập chung 
I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
 - Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó .
	 - Các mối quan hệ tỉ lệ đã học .
	 - Giải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học .
BT1; BT2; BT3.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	GV nội dung bài ,HS chuản bị bài ở nhà
II. Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức. 
2.Bài cũ: HS chữa BT tiết trước. GV nhận xét cho điểm
3.Bài mới: a. GT bài: Nêu mục tiêu bài học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
Bài1: HS đọc đề bài và nêu YC của đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
? Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
? Em hày nêu bước giải của dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số ? 
- Gọi HS lên bảng làm bài. lớp làm vào
- Gọi HS NX bài làm của bạn . tự kiểm tra bài của mình.
 - GV NX và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài và nêu rõ YC của đề.
+ GV YC HS làm bài . 
- Gọi HS đọc bài làm của mình .
GV NX cho điểm từng học sinh.
Bài 3: Hs đọc bài toán.
? Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào?
Bài 4:HS Khá- Giỏi
 Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài
? Khi gấp (hoặc giảm ) số kg gạo ở mỗi bao 1 số lần thì số bao chở được thay đổi như thế nào ? 
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Toán
Luyện tập chung 
Bài1: 
Giải
Tổng số phần bằng nhau là :
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là :
28 : 7 x 2 = 8 ( em )
Số học sinh nữ là :
28 - 8 = 20 ( em )
đáp số :8 học sinh nam; 20hs nữ
Bài 2: ta có sơ đồ
Chiều dài:	
 15m
Chiều rộng:
Theo sơ đồ,CR mảnh đất hình CN là:
 15 : ( 2 -1 ) x1 = 15 (m)
Chiều dài mảnh đất HCN là;
 15 + 15 =30 (m)
Chu vi mảnh đất HCN là:
 30 + 15) x 2 = 90(m)
Đáp số :90 m
Bài 3: Tóm tắt
100 km : 12lít
50km : .lít.
Giải
100km gấp 50km gấp số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Đi 50km thì tiêu thụ hết số lít xăng là: 12 : 2 = 6 ( lít).
Đáp số: 6 lít.
Bài 4:
 Đáp số: 20 ngày.
4.Củng cố: NX đánh giá tiết học.
5. Dăn dò: Về nhà học bài, làm bài và Cbị bài sau.
Chính tả 
4. Nghe viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc bỉ 
I.Mục tiêu:
	1.Viết đúng bài chính tả: Anh cụ Hồ gốc Bỉ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
	2. Nắm được chắc mô hình cấu tạo của vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ai, iê (BT2, BT3).
II.Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần . Bút dạ và 3- 4 tờ phiếu to để BT.
III.Các hoạt động dạy- học: 
1.ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: GV đọc cho HS viết vần của các tiếng có trong câu thơ vào mô hình cấu tạo vần .
 - GV NX cho điểm HS viết trên bảng .
3. Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh và giới thiệu.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung bài dạy
1.Hướng dẫn HS nghe- viết:
a) Trao đổi về ND bài viết.
- Yêu cầu HS đọc bài viết. HS đọc thầm lại bài chính tả.
 ? Vì sao Prăng Đơ Bô- en lại chạy sang hàng ngữ quân đội ta ? (Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.)
? Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội Cụ Hồ gốc bỉ ? ( Bị đich bắt, bị dụ dỗ, khi tra khảo, nhưng ông nhất định không khai.)
b) Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết.Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
c) Viết chính tả.
- HS nghe đọc và viết bài vào vở.
d) Thu, chấm bài.
- GV chấm chữa 7- 10 bài. GV nêu nhận xét chung.
2.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài . HS tự làm bài tập .
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
? Tiếng Nghĩa và Chiến về cấu tạo có gì giống và khác nhau ? 
- GV nhận xét cho điểm.GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* cùng có âm chính là nguyên âm đôi, Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa khong có âm cuối.
- Gọi HS đọc lại toàn bài .
Bài3: - Gọi HS đọc YC.
? Em hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Chính tả
Anh bộ đội cụ Hồ gốc bỉ 
1. Viết chính tả.
+ Các từ dễ viết sai:phrăng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng, dụ dỗ, chính nghĩa.
2. Bài tập:
Tiếng 
 Vần 
 đệm
 Chính
 cuối
Chiến 
iê
n
nghĩa 
ia
Quy tắc ghi dấu thanh
+ Dấu thanh đặt ở âm chính:
- Tiếng nghĩa không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cai đầu ghi nguyên âm đôi.
- Tiếng chiến có âm cuối dấu thanh đựơc đặt ở chữ cái thứ 2ghi nguyên âm đôi .
4.Củng cố: GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về xem lại bài và CB bài sau.
 Tập làm văn
8. Tả cảnh ( kiểm tra viết ) 
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần (MB, TB, KB), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết ding từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II.Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả cảnh .
III.Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ : Kiểm tra vở, đồ dùng học tập.
3. Bài mới: a.Giới thiệu bài : - Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả đã học.
 b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
b.Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Gọi HS đọc gợi ý SGK .
- Nhắc HS: các em đã quan sát một vài cảnh , lập dàn bài chi tiết, viết đoạn văn miêu tả cảnh mà em thích . Từ các kỹ năng đó, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
-Một vài HS cho biết em chọn đề nào.
- Nêu những thắc mắc của em về đề bài( nếu có)
- GV quan sát, theo dõi HS làm. 
- Thu bài chấm.
c. HS làm bài:
-Một vài HS cho biết em chọn đề nào.
- Nêu những thắc mắc của em về đề bài( nếu có)
-Học sinh làm bài.
- GV quán xuyến lớp học, nhắc HS ngồi đúng tư thế, làm bài nghiêm túc.
Tập làm văn
Tả cảnh 
( kiểm tra viết ) 
đề bài: (chọn 1 trong 3 đề SGK)
1.Tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều)trong một vườn cây(hay trong công viên, trên đường phố,trên cánh đồng, nương rẫy).
2.Tả một cơn mưa.
3.Tả ngôi nhà của em (hoặc căn họ , phòng ở của gia đình em)
4. Củng cố: - GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
5. Dặn dò: - Về nhà CB tiết tập làm văn làm báo cáo thống kê .
Khoa học 
8. Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I.mục tiêu:
Sau bài học HS có khả năng :
- Nêu được một số việc nên làm để vs cơ thể ở tuổi dậy thì 
- Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ, trể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy - học:
hình trang 18 , 19 SGK.Các phiếu ghi một số thông tin về việc nên làm để bảo vệ sk ở tuỏi dậy thì .Mỗi hs chuẩn bị 1 thẻ từ một mặt ghi đ 1 mặt ghi s .
III.Hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc diểm chung của tuổi vị thành niên ?
3. Bài mới : a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
Hoạt động 1 : 
Mục tiêu: HS những việc nên để giữ VS cơ thể ở tuổi dậy thì
GV: ở tuổi dậy thì tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh. Mồ hôi gây mùi hôi ,nếu đọng lại lâu trên cơ thể gây mùi khó chịu . Tuyến dầu tạo chất nhờn làm da mặt nhờn tạo mụn trứng cá .
Chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ thơm tho.
HS nêu ý kiến ngắn gọn GV ghi nhanh lên bảng 
HS nói về tác dụng của từng việc làm nói trên
GVKL: Những việc rửa mặt, tắm rửa, gội đầu là cần thiết để giữ VS cơ thể nói chung
Hoạt động 2 : làm việc với phiếu học tập ( BT SGK)
GV chia lớp thành các nhóm nam, nữ YC hoàn thành bài tập. 
GV đến các nhóm giúp đỡ các nhóm.
KT HĐ Học sinh đọc mục bạn cần biết SGK 
Hoạt động 3 : quan sát tranh TLCH :
MT:HS xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ SK về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì .
QS hình 4- 7 SGK trang 19TLCH 
Chỉ và nói ND của từng hình ? Chúng ta nên làm gì và ko nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thầnở tuổi dậy thì .HS TB kết quả 
GVKL: ở tuổi dậy thì chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao vui chơi giảI trí lành mạnh,ko sử dụng các chất gây nghiện xem phim ảnh sách báo không lành mạnh.
Khoa học
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
ở tuổi dậy thì cần:
- giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ thơm tho.
- Rửa bộ phận sinh dục 
- uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao vui chơi giải trí lành mạnh,ko sử dụng các chất gây nghiện xem phim ảnh sách báo ko lành mạnh.
4.Củng cố: Nêu các giai đoạn PT của trẻ .
5. Dặn dò: Về học bài và CB bài 9.
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc