Giáo án Lớp 5 - Tuần học 18 năm 2010

Giáo án Lớp 5 - Tuần học 18 năm 2010

. Mục tiêu: HS biết được:

- Đặc điểm của hình tam giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.

- Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc).

- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.

II. Đồ dùng: Ê. Ke, thước kẻ.

 

doc 6 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần học 18 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai ngày 27 tháng 12 năm 2010
(chấm kiểm tra định kỳ cuối học kỳ i)
Thứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 85: hình tam giác
I. Mục tiêu: HS biết được:
- Đặc điểm của hình tam giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Đồ dùng: Ê. Ke, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.HĐ 1:Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác.
- HS nắm được đặc điểm của hình tam giác.
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng và yêu cầu HS nêu rõ số cạnh, số đỉnh, số góc và tên của hình tam giác.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ vừa chỉ vào hình vừa nêu, lớp theo dõi và bổ sung.
2.HĐ 2: Giới thiệu 3 dạng hình tam giác (theo góc).
- HS nhận biết, phân biệt được 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
+ GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên góc, dạng góc của từng hình tam giác.
- HS quan sát các hình và nêu tên.
- GV giới thiệu 3 dạng hình tam giác khác nhau, sau đó vẽ một số hình có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình.
- HS nhắc lại các dạng của hình tam giác.
- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác (theo góc).
3.HĐ 3: Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
a
b
C
H
+ GV vẽ hình như SGK giới thiệu đáy BC, đường cao AH tương ứng.
- HS quan sát, sau đó trao đổi, rút ra đặc điểm của đường cao AH luôn vuông góc với đáy.
- GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo ba dạng khác nhau, yêu cầu HS dùng ê - ke kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy.
- 1 HS làm trên bảng, lớp kiểm tra các hình của SGK.
+ GV lưu ý trường hợp tam gác vuông đường cao cũng chính là cạnh góc vuông.
4.HĐ 4: Thực hành.
+Bài 1: Viết tên 3 gócvà ba cạnh của mỗi hình tam giác
- HS biết viết tên 3 góc và 3 cạnh của hình tam giác.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
+ HS nêu đề bài, sau đó tự làm vào vở.
- HS lên bảng vừa chỉ hình, vừa giới thiệu với cả lớp 3 góc và 3 cạnh của từng hình.
- Lớp nhận xét bài trên bảng, sau đó cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
+Bài 2: Chỉ ra đáy và đường cao tương ứng được vẽ trong mỗi hình tam giác.
- HĐ cả lớp.
+ HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS nêu trước lớp, lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS .
+ Bài 3: So sánh diện tích.
- HS làm thêm .
+ HS làm bài. GV gợi ý HS đếm số ô vuông và số nửa ô vuông có trong mỗi hình để so sánh diện tích các hình với nhau.
C. Củng cố:
+ GV nhận xét tiết học .
- 1 HS nêu lai ND cần ghi nhớ sau bài học.
- Dặn chuẩn bị bài sau .
Toán
Tiết 86 : diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu: 
- Biết : tính dện tích hình tam giác .
- Biết vận dụng qui tắc tính diện tích hình tam giác.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II. Đồ dùng: - GV : Bộ đồ dùng học toán lớp 5.
 - HS chuẩn bị 2 tam giác nhỏ,thước, ê ke, kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu đặc điểm về cạnh , góc, đường cao của tam giác
B. Bài mới: -1 HS lên bảng chỉ trên hình vẽ.
1.HĐ 1:Hướng dẫn cắt hình tam giác ghép thành hình chữ nhật.
- Biết cắt hình tam giác ghép thành hình chữ nhật ABCD 
 A E B
	1	2
 D H C
- Biết so sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- HĐ cá nhân, cả lớp.
- Hai tam giác bằng nhau (băng bìa), kéo, thước kẻ, bút chì.
- GV hướng dẫn HS lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.	
- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó. Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi 1 và 2.
- Ghép 2 mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại thành hình chữ nhật ABCD 
- Vẽ đường cao EH lên hình.
- GV gợi ý HS so sánh được các yếu tố:
+ Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài đáy DC của hình tam giác EDC.
+ Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AD = chiều cao EH của tam giác EDC. Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
2.HĐ 2 : Hình thành qui tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS nắm được qui tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 h
 a
 S = (a, h cùng đơn vị đo)
+ GV dùng hình vẽ gợi ý HS nhận xét :
- Diện tích hình chữ nhật ABCD 
 là : DC AD = DC EH 
 Diện tích hình tam giác EDC là :
- GV vẽ hình ghi kí hiệu trên hình.
- HS nêu công thức , qui tắc tính S hình tam giác.
- Vài HS đọc qui tắc SGK.
3.HĐ 3: Luyện tập.
+Bài 1(88): Tính S hình tam giác.
- HS áp dụng qui tắc để tính diện tích hình tam giác.
- GV yêu cầu 1 em nêu lại qui tắc tính diện tích hình tam giác.
- HS tự hoàn thành bài 
- 2 HS lên bảng làm bài
- GV, HS chữa bài, củng cố qui tắc tính diện tích hình tam giác.
+Bài 2: HS làm thêm.
- HS vận dụng tính diện tích hình tam giác (Biết đổi về cùng đơn vị đo để tính).
* HS nêu yêu cầu của bài 
- HS tự làm bài vào vở.
C.Củng cố: 
+ HS nhắc lại cách tính diện tích tam giác. GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà tự lấy VD và thực hiện.
Toán
Tiết 87 : luyện tập
I. Mục tiêu: HS biết :
- Tính diện tích hình tam giác.
- Tính diện tích hình tam giác vuông(biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II.Đồ dùng: Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu qui tắc, công thức tính diện tích hình tam giác; lấy VD minh họa.
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài. 
2.HĐ 2: Luyện tập.
+Bài 1: HS vận dụng qui tắc tính diện tích hình tam giác.
- HĐ nhóm 4. Bảng nhóm.
- Gv nêu mục tiêu tiết học.
+HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, trao đổi kq2 .
- 2 HS làm vào bảng nhóm.
- GV, HS chữa bài củng cố diện tích hình tam giác.
+Bài 2: HS xác định đáy và đường cao tương ứng trong tam giác vuông. 
- HĐ cả lớp.
- Hình vẽ trong SGK.
+ GV vẽ hình tam giác vuông. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét:
- GV gợi ý: HS chỉ ra đáy và đường cao tương ứng trong tam giác vuông.
- HS quan sát từng hình và xác định đáy và đường cao của từng hình tam giác.
+Bài 3:
- HS biết cách tính diện tích hình tam giác vuông.
- HĐ cá nhân.
- Vở Toán.
+ GV yêu cầu HS q/sát hình vẽ đọc chiều cao và đáy tương ứng.
- HS viết cách tính S hình tam giác vuông ABC.
- 2 HS phát biểu thành lời cách tính chung diện tích hình tam giác vuông.
- HS áp dụng tính S hai hình tam giác ABC và EDG. HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. 
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
+Bài 4: HS làm thêm.
- HS tính được diện tích hình tam giác qua hình chữ nhật.
+ HS tự làm bài, lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả.
C. Củng cố: 
+ HS nêu lại cách tính diện tích tam giác vuông.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Về tự lấy VD .
Khoa học
Tiết 35: sự chuyển thể của chất
I. Mục tiêu:
- HS nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.
- GD ý thức tự giác tích cực học tập.
II. Đồ dùng: Bộ phiếu ghi tên các chất, bảng con, phấn,bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: KT vở bài tập của học sinh.
B. Bài mới:
1. HĐ 1: Ba thể của chất.
Trò chơi tiếp sức “phân biệt 3 thể của chất ”
- HS biết phân biệt 3 thể của chất.
- HĐ nhóm 6.
- Các tấm phiếu ghi sẵn nội dung.
+ GV chia lớp thành 2 đội (mỗi đội 5- 6 HS tham gia), giao nhiệm vụ cho các đội.
- Mỗi nhóm có một hộp đựng tấm phiếu
có ND, số lượng như nhau trong cùng thời gian khi có hiệu lệnh gắn lên bảng tương ứng với 3 thể của chất .
- Hết giờ, GV cùng HS kiểm tra lại nhóm nào gắn xong các phiếu trước, đúng nhóm đó thắng cuộc.
2. HĐ 2: Đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Trò chơi “Ai nhanh,ai đúng? ”
- HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- HĐ nhóm 4.
+ GV phổ biến luật chơi
- GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận nhanh ghi đáp án vào bảng con. Nhóm nào có tín hiệu trả lời trước, đúng nhóm đó thắng cuộc.
- GV tóm tắt một số đặc điểm của 3 chất.
- HS nhắc lại.
3. HĐ 3: Một số VD về sự chuyển thể của chất.
- HS nêu được một số VD về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày.
- HĐ cả lớp.
- Hình minh họa sgk. Sơ đồ sự chuyển thể của chất.
+ GV yêu cầu HS QS hình 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- Vài HS nêu ý kiến của mình .
- HS tự lấy VD minh họa.
+ GVKL: Qua những VD trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
- GVhướng dẫn HS vẽ sơ đồ đơn giản về sự chuyển thể của chất.
C. Củng cố: 
+Trò chơi “Ai nhanh,ai đúng? ”
- HS kể tên một số chất ở thể rắn, lỏng , khí.
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
+ GV phổ biến cách chơi,luật chơi
- Các nhóm làm việc viết tên các chất ở 3 thể khác nhau hoặc viết tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác vào bảng nhóm. Hết thời gian các nhóm gắn lên bảng
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2010
toán
 Tiết 88 : luyện tập chung
I. Mục tiêu: HS biết : 
- Xác định giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong STP. Viết số đo đại lượng dưới dạng STP. Làm các phép tính với số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học: 
1.HĐ 1: Giới thiệu bài. 
2.HĐ 2: Luyện tập. 
A. Phần trắc nghiệm.
- Củng cố về: Hàng của STP; toán tỉ số %; viết các số đo đại lượng dưới dạng STP
+ Đáp án: 1- B ; 2- C; 3- C.
+ GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
- HS tự tìm đáp án (GV giúp đỡ HS bằng cách nhắc lại các kiến thức đã học)
- Gv yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- HS báo cáo kết quả (yêu cầu HS giải thích cách làm, chọn đáp án)
- GV hệ thống ND kiến thức.
B. Phần tự luận.
+Bài 1: Củng cố về 4 phép tính với STP .
- HĐ cả lớp.
+ HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài (4 HS làm vào bảng nhóm). GV giúp đỡ HS làm bài.
- GV, HS chữa bài, nhấn mạnh về kĩ năng đặt tính khi thực hiện các phép tính.
+Bài 2:
- Củng cố cách viết số đo độ dài , diện tích dưới dạng STP.
- HĐ cả lớp.
+ 1HS nêu lại mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài, diện tích.
- HS tự làm bài (1HS lên bảng)
- GV chữa bài, củng cố cách đổi đơn vị đo.
+Bài 3:
- HS làm thêm.
- HĐ cá nhân.
+ HS làm bài. GV vẽ hình lên bảng, cùng HS phân tích dữ kiện của bài toán.
- HS nêu từng bước thực hiện (tìm chiều dài, chiều rộng của HCN). GV giúp HS nhận thấy chiều dài của HCN chính là 1 cạnh của hình tam giác vuông.
- HS áp dụng công thức cách tính diện tích tam giác tam giác vuông để thực hiện.
+Bài 4: HS làm thêm.
+ HS làm bài, nêu đáp án của bài.
C. Củng cố: 
+ GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS xem lại nội dung bài và chuẩn bị bài sau.
Địa lý
Kiểm tra định kì cuối học kỳ i
(Theo đề kiểm tra của nhà trường)
Khoa học
Hỗn hợp
I. Mục tiêu:
- Hiểu được hỗn hợp là sự pha trộn nhiều chất với nhau.
- Biết tạo ra 1 số hỗn hợp 
- GD ý thức tìm tòi, khám phá khoa học, vận dụng vào thực tế để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
II. Đồ dùng:
- HS: muối, mì chính, hạt tiêu, cốc, thìa, cát, dầu ăn, gạo lẫn sạn hoặc thóc., sàng 
- GV: nước đục, cát, than củi, giấy lọc, chai nhựa, phễu thuỷ tinh, lạc rang.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: - Nêu VD cho thấy chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác?	(2HS)
B. Bài mới:
1.HĐ 1: Khái niệm hỗn hợp.
- Nhằm giúp hs biết tạo ra hỗn hợp muối mì chính hạt tiêu và hiểu khái niệm hỗn hợp.
- HĐ nhóm 4, cả lớp.
- Muối, mì chính, hạt tiêu, cốc, thìa, cát, dầu ăn, gạo lẫn sạn hoặc thóc.
- Cho HS trộn hỗn hợp muối, mì chính, hạt tiêu
- Chia nhóm trộn hỗn hợp và ghi vào bảng nhóm tên và dặc điểm của hỗn hợp.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung.
- GV nêu câu hỏi.
+ Nêu hỗn hợp là gì?
+ Nêu các loại hỗn hợp khác mà em biết?
+ Không khí là 1 chất hay 1 hỗn hợp? Vì sao?
- HS thảo luận, trả lời. Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
2.HĐ 2: Tách các chất khỏi hỗn hợp.
- HS biết các phương pháp tách các chất khỏi hỗn hợp.
- HĐ nhóm đôi, cả lớp.
- Sàng, nước đục, cát, than củi, giấy lọc, chai nhựa, phễu thuỷ tinh, lạc rang.
- Gọi 3 HS lên làm TN:
1./ Cho cát vào 1 cốc nước rồi khoắng lên để trên bàn cho HS Quan sát 
2./ GV lấy 1 chai nước đục đổ vào 1 phễu thuỷ đặt trên cốc thuỷ tinh (làm như H3)
3./ GV xoa lạc rang cho tróc vỏ đổ lên sàng rồi yêu cầu HS tách vỏ lạc ra khỏi lạc. (GV giúp HS sàng)
- Gv hướng dẫn HS chia nhóm làm TN2 như SGK.
- Lớp Quan sát rồi nhận xét kết quả sau mỗi TN.
- HS nêu cách làm nào là sàng sẩy, lọc, làm lắng?
+Vậy có mấy cách tách các chất trong hỗn hợp?
- Nhận xét, chốt kết luận. HS nhắc lại.
3.HĐ 3: Trò chơi.
“Thi tách các chất trong hỗn hợp ở các thí nghiệm trên”
- HĐ nhóm 6.
- Các dụng cụ thí nghiệm.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS các nhóm thi làm thí nghiệm, nêu kết quả sau mỗi thí nghiệm.
- Nhận xét, bổ sung. Gv tổng kết: “Nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. Ta có thể dùng nhiều cách để tách các chất trong hỗn hợp như: sàng, sẩy, lọc, làm lắng...”
C. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2010
Toán
Kiểm tra định kì cuối học kỳ i
(Theo đề kiểm tra của phòng GD)
Thứ sáungày 31 tháng 12 năm 2010
Tổng kết học kỳ i

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 18 (10-11).doc