I. MỤC TIÊU
1. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọn đọc thay đổi phù hợp với nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng, giữ biển.
3. GDMT: Thấy được việc lập lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ngày soạn: 04/02/2012 TUẤN 22 Ngày giảng: 06/02/2012 Thứ Hai TẬP ĐỌC Tiết 43. Lập làng giữ biển I. MỤC TIÊU 1. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọn đọc thay đổi phù hợp với nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ) 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng, giữ biển. 3. GDMT: Thấy được việc lập lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta. II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 1’ - Kiểm tra sĩ số : có mặt..vắng mặt.. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ : 3-5’ - Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi về nội dung bài + Đám cháy xảy ra vào lúc nào? + Con người và hành động của anh thương binh có gì đặc biệt ? + Chi tiết nào trong chuyện gây bất ngờ cho người đọc? - GV nhận xét, cho điểm. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : 1’ Bài hôm nay nói về người lao động bình thường và rất gần gũi với chúng ta. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm tiểu bài : Luyện đọc : 11’ - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn : 4 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến tỏa ra hơi muối + Đoạn 2: Tiếp theo đến để cho ai + Đoạn 3: Tiếp theo đến quan trọng nhường nào + Còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn. - Cho HS đọc theo nhóm cặp - GV đọc mẫu toàn bài Tìm hiểu bài: 12’ - Cho HS đọc thầm đoạn 1, 2: + Câu chuyện có những nhân vật nào ? + Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? + Việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi? + Bố Nhụ nói “ con sẽ họp làng”chứng tỏ ông là người thế nào? + Nêu nội dung đoạn 1, 2? GV: Việc lập làng mới ngoài đảo mang đến cho bà con nơi sinh sống mới có điều kiển thuận lợi hơn và còn để giữ đất cho nước mình. - Cho HS đọc thầm 2 đoạn còn lại. + Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ ? + Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ ? + Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố ntn ? + Nêu nội dung đoạn 3, 4? - GV giảng tranh: + Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì? - Gọi 2 h/s nhắc lại nội dung chính của bài. c. Luyện đọc diễn cảm: 11’ - Cho h/s đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay. + Tìm giọng đọc phù hợp cho từng nhân vật? - Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm đoạn 4. + Treo bảng phụ có đoạn đọc diễn cảm. + Gọi h/s đọc đoạn văn. + Gọi h/s tìm từ nhấn giọng. + Cho h/s đọc mẫu. + Gọi HS thi đọc diễn cảm - cho điểm. 4. Củng cố, dặn dò:3’ + Qua câu chuyện em hiểu được điều gì ? + Việc lập làng mới ở ngoài đảo góp phần như thế nào đối với môi trường biển trên đất nước ta? - Nhận xét tiết học . - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Cao Bằng. - 3HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc toàn bài. - Nghe - HS đọc nối tiếp đoạn Lần 1: Kết hợp sửa phát âm (lưới đáy, lưu cữu, phập phồng, ....) . Hướng dẫn ngắt câu dài: Nhụ đi / và sau đó / cả nhà sẽ đi. . Đọc thầm chú giải Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ + Làng biển: làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo. + Dân chài: người dân làm nghề đánh cá. Lần 3: Tiếp tục sửa sai (Nếu còn) - HS đọc theo nhóm cặp - HS đọc thầm + Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố và ông của bạn. + Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo. + Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần + Người lãnh đạo, cán bộ làng, xã. - 2, 3 HS nêu 1. Những thuận lợi của việc lập làng mới. - HS đọc thầm 2 đoạn còn lại. + Đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lới, buộc thuyền. - Có chợ, có trường học, có nghĩa trang. + Bước ra, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người xúc miệng khan. - Hiểu ý tưởng hình thành trong suy nghĩ của con trai ông quan trọng nhường nào. + Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu bồng bềnh ở mãi phía chân trời. - 2, 3 HS nêu 2- Kế hoạch của bố Nhụ đã được ông Nhụ đồng tình. - HS nêu Ý chính: Câu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng trời của Tổ quốc. - 4 h/s đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay. + Bố Nhụ: rành rẽ, dứt khoát. + Ông Nhụ: kiển quyết, gay gắt + Lời Nhụ: Nhẹ nhàng. + 1 h/s đọc đoạn văn. + 1 h/s tìm từ nhấn giọng. + 1 h/s đọc mẫu. + HS thi đọc diễn cảm (3, 5 HS). - Hs đọc nội dung bài. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TOÁN Tiết 106. Luyện tập I. MỤC TIÊU - Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC. - Các hình minh hoạ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - GV gọi HS lên bảng làm bài tập 1 của VBT. - Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào ? - GV nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: 1’ - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1. 10’ - GV gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm trước lớp và trả lời: + Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2. 10’ - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: + Bài toán cho em biết gì? + Bài toán yêu cầu em tính gì? + Làm thế nào để tính được diện tích quét sơn của thùng? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3. 10’ - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Nhắc HS đây là bài tập trắc nghiệm, phần tính diện tích xung quanh và diệnn tích toàn phần của 2 hình các em làm ra nháp, chỉ cần ghi đáp án em chọn vào vở bài tập. - GV mời HS nêu ý kiến. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò: 4’ - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hiểu bài, làm bài đúng, động viên các HS khác cố gắng. - về nhà làm bài tập VBT và sách hướng dẫn luyện thêm. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 104 dm2 Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 184 dm2 - 1 HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. - Nghe xác định nhiệm vụ của bài. Bài 1. Giải bài toán - 1 HS đọc đề bài. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải a) Đổi 1,5 m = 15 dm Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: ( 25 + 15 ) 2 8 = 1440 ( dm2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 1440 + 25 15 2 = 2190 ( dm2) b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: ( + ) 2 = ( m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: ( m2) - 1 HS đọc kết quả. - 1 HS trả lời Bài 2. Giải bài toán - 1 HS đọc đề bài - HS nêu: + Chiếc thùng tôn không có nắp, dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước như sau: Chiều dài: 1,5 m Chiều rộng: 0,6 m Chiều cao: 8 dm + Tính diện tích được quét sơn hay chính là diện tích mặt ngoài của thùng. + Diện tích quét sơn của thùng chính là diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật có các kích thước đã cho vì thùng không có nắp. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải. 8dm = 0,8 m Diện tích xung quanh thùng là: ( 1,5 + 0,6)(m2) Vì thùng không có nắp nên diện tích mặt ngoài được quét sơn là: (m2) Đáp số: 4,26 m2 - 1 HS nhận xét. Bài 3. Chọn đúng, sai - Hs làm bài theo các bước. + Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hai hình. + So sánh với các câu nhận xét để chọn câu phù hợp. - HS nêu: a, d: Đúng b, c: Sai IV. RÚT KINH NGHIỆM: KỂ CHUYỆN Tiết 22. Ông Nguyễn Khoa Đăng I. MỤC TIÊU Giúp h/s: - Dựa vào tranh minh hoạ, lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng . - Biết trao đổi về nội dung, nghĩa câu chuyện. - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án. có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’ - Gọi h/s kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Vị quan thời chúa Nguyễn, văn võ song toàn có tài xét xử các vụ án, đem lại sự công bằng cho người lương thiện đó là ông Nguyễn Khoa Đăng. b. G/v kể chuyện: 10- 12’ - G/v kể lần 1: (giọng kể thong thả, rõ ràng) - G/v kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng + Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào? + Ông đã làm gì để tên trộm tiền lộ nguyên hình? + Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp ? + Ông còn làm gì để phát triển làng xóm ? c. Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện : 20’ - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm, tìm hiểu nội dung câu chuyện. Gợi ý trao đổi ý nghĩa câu chuyện : + Bạn biết gì về ông Nguyễn Khoa Đăng? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? + Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện? - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. + Kể nối tiếp. + Kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ + Theo em, những biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp tiền và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào ? + Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, và chuẩn bị bài sau. - 2 h/s kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ. + Là một vị quan có tài xét xử được dân mến phục. + Bỏ tiền vào nước + Cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quân sĩ bên trong qua truông để dụ bọn cướp rồi vào tận sào huyệt bắt sống chúng. + Đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng xóm ở hai bên truông. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng kể chuyện nối tiếp từng đoạn, trao đổi với nhau về những biện pháp của ông Nguyễn Khoa Đăng đã làm. + 4 HS kể nối tiếp từng đoạn truyện. + 2 HS thi kể toàn bộ câu truyện. HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa của truyện và các biện pháp tài tình mà ông Nguyễn Khoa Đăng đã làm. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 06/02/2012 Thứ Ba Ngày giảng: 07/02/2012 TẬP ĐỌC ... Chiều dài 4m cm 0,4 dm Chiều rộng 3m cm 0,4 dm Chiều cao 5m cm 0,4 dm Chu vi đáy 14m 2cm 1,6dm S xung quanh 70m2 cm2 0,64dm2 S toàn phần 94m2 cm2 0,96dm2 + Hình hộp chữ nhật thứ 3 có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau. + Là hình lập phương. + Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau. Bài 3. Giải bài toán - 1 HS đọc đề bài toán, cả lớp đọc thầm - HS làm bài theo cặp, viết kết quả vào một mảnh giấy, xong sớm thì được chạy lên đưa bài cho GV. - Cặp HS được chọn trình bày. Ví dụ : Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tích của một mặt hình lập phương tăng lên 9 lần. IV. RÚT KINH NGHIỆM: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 44. Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I. MỤC TIÊU Giúp h/s : - Làm đúng các bài tập : tạo các câu nghép thể hiện qh tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng qh từ, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, xác định đc các vế của câu ghép. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 5’ - Gọi HS lên bảng đặt câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả. - Gọi HS dưới lớp nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ thể hiện điều kiện - kết quả. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: 1’ + Em hiểu tương phản là gì Làm thế nào để nối hai vế câu có nghĩa trái ngược nhau thành một câu ghép. b. Luyện tập Bài 1: 15’ - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý: + Dùng dấu gạch / để phân cách các vế câu. + Khoanh tròn vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ . + Gạch 1 gạch ngang dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ. - Gọi HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng. Bài 2: 8’ - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt - GV nhận xét, kết luận các câu đúng. Bài 3: 10’ - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét, kết luận các câu đúng. + Làm thế nào em xác định được đó là câu ghép? + Em tìm chủ ngữ bằng cách nào? + Em tìm vị ngữ bằng cách nào? + Chuyện đáng cười ở điểm nào? - GV nhận xét câu trả lời của HS. 3. Củng cố, dăn dò: 2’ * Gạch dưới các quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản: - nếu, hễ, giá, do, tại, tuy, dù, mặc dù, mặc dầu, nhưng, mà, của, bởi, hay, hoặc. - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại câu chuyện Chủ ngữ ở đâu cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng đặt câu ghép : VD. Nếu em học giỏi thì mẹ sẽ mua máy tính cho em. Bài 1. Phân tích cấu tạo câu ghép sau - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm bài cá nhân. 1 h/s làm trên bảng lớp. Đáp án: a. Mặc dù giặc Tây hung tàn / nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập vui tươi, đoàn kết, tiến bộ. b. Tuy rét vẫn kéo dài, / mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Bài 2. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 h/s làm vào giấy khổ to. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. Ví dụ: a. Tuy hạn hán kéo dài, nhưng cây cối vẫn tươi tốt. b. Tuy trời đã tối nhưng các cô bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Bài 3. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 1 h/s làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm bài tập vào vở bài tập. - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS chữa bài. + Vì câu đó có 2 vế câu. + Đặt câu hỏi Ai ? + Đặt câu hỏi Thế nào ? Làm gì ? + Đáng lẽ Hùng phải trả lời chủ ngữ của vế câu thứ nhất là tên cướp, chủ ngữ ở vế câu thứ 2 là hắn thì bạn lại hiểu nhầm câu hỏi của cô mà trả lời : chủ ngữ đang ở trong nhà giam. * H/s làm miệng, nêu kết quả đúng : - tuy, dù, mặc dù, mặc dầu, nhưng IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 08/02/2012 Thứ Sáu Ngày giảng: 10/02/2012 TẬP LÀM VĂN Tiết 44. Kể chuyện ( Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU - Viết được một bài văn kêt chuyện theo gợi trong SGK có đủ 3 phần : mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Bài văn rõ cốt truyện, nhận vật, y nghĩa, lời kể tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS chọn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định tổ chức : 1’ - Kiểm tra sĩ số : có mặtvắng mặt.. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2. Kiểm tra bài cũ: 2’ - Kiểm tra sự chuẩn bị giấy và vở viết văn 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Ôn tập về văn kể chuyện, trong tiết học này, các em sẽ làm bài kiểm tra viết. b. Thực hành viết. - Gọi h/s đọc 3 đề kiểm tra trên bảng. - GV nhắc HS : + Phần mở đầu : Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp. + Phần diễn biến : Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải lôgíc, khi kể nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật. + Phần kết thúc : nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện - Cho h/s viết bài: 30’ - Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. 4. Củng cố, dặn dò: 2’ - Nhận xét chung về ý thức làm bài của h/s. - Về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động. - 3 HS đọc đề - H/s viết bài theo nội dung đề bài đã chọn. IV. RÚT KINH NGHIỆM: TOÁN Tiết 110. Thể tích của một hình I. MỤC TIÊU Giúp H/S: - Có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình với nhau (trường hợp đơn giản). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Các hình lập phương kích thước 1cm 1cm 1cm . - Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương 1cm 1cm 1cm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2. - Cho HS dưới lớp nêu: + Nêu các kích thước của hình hộp chữ nhật? - Gv nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:1’ + Em hiểu thế nào là thể tích? Bài hôm nay cùng tìm hiểu về thể tích của một hình. b. Giới thiệu về thể tích của một hình:14’ Ví dụ 1 - GV đưa ra hình hộp chữ nhật, sau đó thả hình lập phương 1cm 1cm 1cm. vào bên trong hình hộp chữ nhật. GV nêu : Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương. Ví dụ 2 - GV dùng các hình lập phương 1cm 1cm 1cm để xếp thành các hình như hình C và D trong SGK. + Hình C gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? + Hình D gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? GV nêu : Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại, hình D gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại, ta có thể tích hình C bằng thể tích hình D. Ví dụ 3 - GV tiếp tục dùng các hình lập phương 1cm 1cm 1cm xếp thành hình D. + Hình D gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? GV nêu tiếp : tách hình D thành hai hình M và N. - Yêu cầu h/s quan sát và hỏi : + Hình M gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? + Hình N gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? + Có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành hình D và số hình lập phương tạo thành hình M, hình N? GV nêu : Ta nói thể tích của hình P bằng tổng thể tích các hình M và N. c. Luyện tập Bài 1:7’ - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu h/s quan sát hình và tự trả lời các câu hỏi. Gọi 1 h/s trả lời câu hỏi trước lớp để chữa bài. - GV nhận xét, cho điểm * Nêu cách làm của em? Bài 2: 6’ - Cho h/s làm tương tự như cách tổ chức làm bài tập 1. Bài 3 : 5’ - Mời h/s đọc yêu cầu của bài, sau đó cho h/s tự làm bài. 3. Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học - Về nhà làm các bài tập VBT và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài tập 2. Hình hộp chữ nhật (1) (2) Chiều dài 4m cm Chiều rộng 3m cm Chiều cao 5m cm Chu vi đáy 14m 2cm S xung quanh 70m2 cm2 S toàn phần 94m2 cm2 - HS quan sát mô hình. - HS nghe và nhắc lại kết luận của GV. - HS quan sát mô hình hoặc hình vẽ. + Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại. + Hình D gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại. - HS nghe và nhắc lại kết luận của GV. - HS quan sát mô hình. + Hình D gồm 6 hình lập phương như nhau ghép lại. + Hình M gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại. + Hình N gồm 2 hình lập phương như nhau ghép lại. + Ta có 6 = 4 + 2 Bài 1. So sánh thể tích hình A và B - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm - HS tự làm bài. - 1 HS nêu ý kiến, các HS khác nghe và nhận xét bài làm của bạn. + Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ. + Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ. + Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A. + Cách 1: Đếm rồi cộng lại Cách 2: Đếm số hình 1 mặt rồi x 2 lớp Bài 2. So sánh thể tích hình A và B. - HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi của bài. Đáp án: - Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ. - Hình B gồm 27 hình lập phương nhỏ. - Hình hộp chữ nhật A có thể tích lớn hơn hình B. Bài 3. Có bao nhiêu cách xếp hình khác nhau. - HS dùng các khối lập phương cạnh 1cm để xếp. Đáp án: Có 5 cách xếp 6 hình lập phương cạnh 1 cm thành hình hộp chữ nhật IV. RÚT KINH NGHIỆM: SINH HOẠT TUẦN 22 NHẬN XÉT- PHƯƠNG HƯỚNG I. MỤC TIÊU - Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần để HS nhận thấy, có hướng phấn đấu và sửa chữa. - Rèn kỹ năng sinh hoạt lớp - Giúp HS có ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Tổ chức: 5’ - Lớp trưởng nhận xét 2. Giáo viên nhận xét : 10’ - Nền nếp: Đã đi vào ổn định nhưng chưa thật tốt vì vẫn còn không khí sau nghỉ Tết. Cụ thể việc truy bài 15’ đầu giờ còn mất trật tự, giờ tự quản y thức chưa cao. - Học tập: Đa số HS có nền nếp học tập, bên cạnh đó còn một số em chưa có nền nếp học tập, trong lớp còn chưa chú ý nghe giảng như Thái, Đức. Bài tập về nhà còn chưa hoàn thành như Thái, Uyên, Tiến Anh ; chữ viết xấu, sai chính tả như : Việt, Uyên, Quang Ninh, Tiến Anh. - Các hoạt động khác: đã có nền nếp 3. Phương hướng : 5’ - Nền nếp: Thực hiện tốt hơn nữa nền nếp của trường, lớp đề ra. - Học tập: Phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Thi đua học tập giữa các tổ để nâng cao thành tích học tập của lớp để mừng Đảng, mừng xuân. - Bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu. - Rèn chữ cho HS viết chữ xấu vào các buổi học thực hành. - Các hoạt động khác: Duy trì lịch lao động chuyên. Cửa Ông, ngày .....tháng........năm 2012 Duyệt của chuyên môn
Tài liệu đính kèm: