Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 12: Từ ngữ về tình cảm gia đình

Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 12: Từ ngữ về tình cảm gia đình

Tiết : TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình cho HS.

2. Kỹ năng:

- Biết cách đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) làm gì?

- Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.

- Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh.

3. Thái độ:

- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 4, tranh minh hoạ bài tập 3.

- HS: Vở bài tập.

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1709Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 2 tuần 12: Từ ngữ về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết : TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình cho HS.
Kỹ năng: 
Biết cách đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) làm gì?
Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh.
Thái độ: 
Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 4, tranh minh hoạ bài tập 3.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về đồ dùng và các vật trong gia đình.
Gọi HS lên bảng yêu cầu nêu tên 1 số đồ dùng trong gia đình và tác dụng của chúng. Nêu các việc mà bạn nhỏ đã làm giúp ông? (bài tập 2 – Luyện từ và câu, tuần 11)
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục tiêu bài học rồi ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Ÿ Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình cho HS
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
ị ĐDDH: SGK, tranh 
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS đọc mẫu.
Yêu cầu HS suy nghĩ và đọc to các từ mình tìm được. Khi GV đọc, HS ghi nhanh lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc các từ vừa ghép được.
Bài 2:
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề.
Tổ chức cho HS làm từng câu, mỗi câu cho nhiều HS phát biểu. Nhận xét chỉnh sửa nếu các em dùng từ chưa hay hoặc sai so với chuẩn văn hoá Tiếng Việt.
Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 3:
Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc đề bài.
Hướng dẫn: Quan sát kĩ tranh xem mẹ đang làm những việc gì, em bé đang làm gì, bé gái làm gì và nói lên hoạt động của từng người.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài và các câu văn trong bài.
Bài 4:
Đọc lại câu văn ở ý a, yêu cầu 1 HS làm bài. Nếu HS chưa làm được GV thử đặt dấu phẩy ở nhiều chỗ khác nhau trong câu và rút ra đáp án đúng.
Kết luận: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu. Giữa các bộ giống nhau ta phải đặt dấu phẩy.
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm tiếp ý b. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Chữa bài chấm điểm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS tìm thêm các từ ngữ về tình cảm, luyện tập thêm các mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Chuẩn bị: 
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Ghép các tiếng sau thành những từ có 2 tiếng: Yêu, mến, thương, qúi, kính.
- Yêu mến, quí mến.
- Nối tiếp nhau đọc các từ ghép được.
- Mỗi HS chỉ cần nói 1 từ. 
- Đọc lời giải: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, kính mến, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quí mến.
- Đọc đề bài.
- Cháu kính yêu (yêu quý, quý mến, ) ông bà. Con yêu quý (yêu thương, thương yêu, ) bố mẹ. Em mến yêu (yêu mến, thương yêu, ) anh chị.
- Làm bài vào Vở bài tập sau đó 1 số HS đọc bài làm của mình.
- Nhìn tranh, nói 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con.
- Nhiều HS nói. VD: Mẹ đang bế em bé. Em bé ngủ trong lòng mẹ. Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của con gái. Con gái khoe với mẹ bài kiểm tra được điểm 10. Mẹ rất vui mẹ khen con gái giỏi quá.
- Một HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
- Làm bài. Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
- Gường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
- Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TU.doc