Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tiết 39: Mở rộng vốn từ: Công dân

Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tiết 39: Mở rộng vốn từ: Công dân

I. Mục tiêu

Giúp HS :

* Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.

* Sử dụng tốt một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân

II. Đồ dùng dạy học

* Từ điển HS.

* Một vài trang phô tô từ điển từ đồng nghĩa tiếng việt.

* Giấy khổ to kẻ sẵn bảng :

Công có nghĩa là

"Của nhà nước, của chung" Công có nghĩa là "không thiên vị" Công có nghĩa là

 "thợ, khéo tay"

- Bút dạ

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tiết 39: Mở rộng vốn từ: Công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tieỏt 4 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 39: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CễNG DÂN
I. Mục tiêu
Giúp HS :
* Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
* Sử dụng tốt một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân
II. Đồ dùng dạy học
* Từ điển HS.
* Một vài trang phô tô từ điển từ đồng nghĩa tiếng việt.
* Giấy khổ to kẻ sẵn bảng :
Công có nghĩa là 
"Của nhà nước, của chung"
Công có nghĩa là "không thiên vị"
Công có nghĩa là
 "thợ, khéo tay"
- Bút dạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả ngoại hình một người bạn của em trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép.
- Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để trả lời câu hỏi 
+ Câu ghép trong đoạn văn là câu nào ?
+ Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ?
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài trực tiếp
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: sgk trang 18
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để giải quyết yêu cầu của bài.
- Gợi ý HS có thể tra từ điển.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận : Công dâ có nghĩa là người dân của một nước có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Bài 2: SGK trang 18
- Gọi HS đọc nội dung của bài tập.
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho 1 nhóm.
- Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán phiếu lê bảng, đọc phiếu, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- 3 HS đọc đoạn văn.
- 3 HS trả lời câu hỏi về đoạn văn bạn vừa đọc
- Chủ điểm người công dân
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu đến khi có câu trả lời đúng ( Đáp án b)
- Lắng nghe, chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS hoạt động nhóm.
1 nhóm làm vào giấy khổ to, các nhóm khác làm vào vở bài tập.
- Dán phiếu, đọc phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung"
Công có nghĩa là "không thiên vị"
Công có nghĩa là "thợ, khéo tay"
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng, công lý, công tâm, công minh
Công nhân, công nghiệp.
Tại sao em xếp từ công cộng vào cột thứ nhất ?
- Hỏi tương tự với một số từ khác. Nếu HS giải thich chưa sát nghĩa, GV có thể tham khảo để giải thích cho rõ : 
+ Công bằng : Phải theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
+ Công cộng : thuộc về mọi người hoặc phụ vụ chung cho mọi người trong xã hội.
+ Công lý : lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
+ Công nghiệp : nghành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
+ Công chúng : đông đảo người đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên ...
+ Công minh : công bằng và sáng suốt.
+ Công tâm : lòng ngay thẳng chỉ vì việc chung không vì tư lợi hoặc thiên vị.
Bài 3 : SGk trang 18
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để giải quyết yêu cầu của bài.
- HS phát biểu bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Em hiểu thế nào là nhân dân ?
- Đặt câu với từ nhân dân.
+ Dâ chúng có nghĩa là gì ?
- Đặt câu với từ dân chúng.
- Lưu ý : Nếu từ nào HS chưa hiểu GV có thể giải thích thêm cho các em.
Bài 4: SGK trang 18
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn HS làm bài :
+ Muốn trả lời được câu hỏi các em thử thay thế từ công dâ trong câu :
- Làm thân phận nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta bằng các từ đồng nghĩa : dân, dân chúng, nhân dân rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không ? Tại sao ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. Củng cố -dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ thuộc chủ điểm công dân và chuẩn bị bài sau.
- Nối tiếp nhau giải thích :
+ Vì công cộng có nghĩa là "thuộc về mọi người" hoặc "phục vụ chung cho mọi người trong xã hôi"
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.
- Trả lời :
+ Các từ đồng nghĩa với công dân : nhân dân, dân chúng, dân.
- Chữa bài.
- Nối tiếp nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu.
Ví dụ 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau Mo rong von tu Cong dan.doc