Giáo án Luyện từ và câu 5 trọn bộ

Giáo án Luyện từ và câu 5 trọn bộ

BÀI 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. Mục tiêu

Giúp HS:

 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn

 - Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.

 - Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết

 II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét

- Giấy khổ to , bút dạ

 

doc 105 trang Người đăng nkhien Lượt xem 5683Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn
 - Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.
 - Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a,b ở bài tập 1 phần nhận xét
- Giấy khổ to , bút dạ
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Dạy bài mới
 a) Nhận xột
 Bài 1
. Tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm :
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ trong mỗi đoạn văn trên?
Kết luận: những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.
 Bài 2
- Hướng dẫn HS: đọc đoạn văn và thay đổi vị trí, các từ in đậm trong từng đoạn văn
? thế nào là từ đồng nghĩa?
 Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
 Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
 b) Ghi nhớ: SGK
3. Luyện tập 
Bài tập 1: Xếp từ thành nhóm
?Tại sao em lại sắp xếp các từ: nước nhà, non sông vào 1 nhóm?
?: Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩa chung là gì?
- GV nhận xét, KL lời giải đúng.
Bài 2:Tìm từ
- GV hướng dẫn mẫu:
 đẹp - xinh
- GV kết luận các từ đúng.
Bài 3: Đặt câu
- Gv hướng dẫn mẫu:
 + Quê hương em rất đẹp
- GV nhận xét, khen ngợi
4. Củng cố, dặn dò.
- Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- NX giờ học.
* Cặp đôi
- Suy nghĩ tìm hiểu nghĩa của từ
+ Xây dựng: làm nên công tình kiến trúc 
+ kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn
+ Vàng xuộm: màu vàng đậm...
+ Từ Xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là tạo ra 1 hay nhiều công trình kiến trúc.
+ Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ một màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau.
* làm việc theo nhóm 
- HS thảo luận, làm bài
+ Từ kiến thiết và xây dựngcó thể thay đổi ...
+ Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thayđổi vị trí 
+ Những từ có nghĩa giống nhau
+ Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn
+ Những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn.
+ 2 HS đọc ghi nhớ, lấy ví dụ minh họa
* Nhóm đôi
- HS thảo luận xếp các từ
+ nước nhà- non sông
+ hoàn cầu- năm châu
- HS trình bày- nhận xét bổ sung
* nhóm 4
- HS đọc yêu cầu, làm bài
- Các nhóm trình bày- NX bổ sung
+ To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng....
+ học tập: học, học hành, học hỏi....
* Làm việc cá nhân
- HS suy nghĩ nối tiếp đặt câu.
VD: Những ngôi nhà xinh xắn bên hàng cây xanh
- Một số học sinh nờu
 Luyện từ và câu
TIẾT 2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
 I. MỤC TIÊU
 - Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- Phân biệt được sự khác nhau về sắc thái biểu thị giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn để lựa chọn từ thích hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
- Giáo dục hs yêu thích từ ngữ Việt Nam.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to, bút dạ
- Từ điển HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG- DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? cho ví dụ?
H: Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ?
- GV nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: trực tiếp
b) Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1: Tìm các từ đồng nghĩa
- Tổ chức HS thi tìm từ theo nhóm viết vào phiếu bài tập
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- GV kết luận các từ đúng,tuyên dương khen ngợi các nhóm 
Bài 2: Đặt câu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét bài 
? Khi đặt câu em cần chú ý gì ?
 Bài tập 3: Hoàn chỉnh bài văn.
- GV treo bảng phụ có ghi bài văn, yêu cầu HS chọn từ điền.
- GV nhận xét , chữa bài., 
Chốt: Chúng ta nên thận trọng khi sử dụng những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. trong mỗi ngữ cảnh cụ thể sắc thái biểu cảm của từ sẽ thay đổi
3. Củng cố- dặn dò:
- Tổ chức trò chơi.
- GV tuyên dương khen thưởng và tổng kết bài.
- Dặn về nhà làm bài và học bài.
- Nhận xét giờ học 
- 3 HS lên bảng trả lời
- HS khác nhận xét
* Hoạt động nhóm 3: 
- HS đọc nội dung bài sử dụng từ điển , trao đổi để tìm từ đồng nghĩa
a) Xanh biếc, xanh lơ, xanh lét...
b) Đỏ au, đỏ bừng, đỏ chói....
c) Trắng tinh, trắng toát, trắng muốt.....
* Làm bài cá nhân
- HS, suy nghĩ nối tiếp đặt câu.
VD: + Buổi chiều, da trời xanh đậm, nước biển xanh lơ.
* Làm việc nhóm 4.
- HS thảo luận lần lượt nêu được các từ cần điền: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả
- HS đọc bài hoàn chỉnh
- Chơi trũ chơi : Thi tỡm từ đồng nghĩa với từ 
“ Chăm chỉ” , ..
Luyện từ và câu
TIẾT 3 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
 I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Tổ quốc
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc.
- HS có ý thức tích cực làm bài.
 II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. 
- Từ điển 
 III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Tìm từ đồng nghĩa với màu xanh, màu đỏ ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa? đồng nghĩa hoàn toàn?
 đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Nhận xét , cho điểm.
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 2. Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
 Bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, và bài Việt Nam thân yêu, 
- Tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc? 
- Em hiểu Tổ Quốc có nghĩa là gì ? 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
 Bài 2: Tìm thêm từ đồng nghĩa với: Tổ quốc
 - HD HS làm bài.
- GV nhận xét kết luận từ đúng 
 Bài 3: Tìm từ
- Yêu cầu hs làm bài vào phiếu bài tập.
- HD HS sử dụng từ điển để tìm từ chứa tiếng quốc
- GV ghi nhanh lên bảng các từ HS nêu
- Nhận xét khen ngợi 
3. Củng cố, dặn dò
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc 
- Nhận xét giờ học.
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp nhau trả lời, lớp theo dõi nhận xét
* Làm CN
- HS đọc thầm bài văn và làm bài. 
+ nước, nước nhà, non sông
+ đất nước, quê hương
- Tổ Quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó. Tổ Quốc giống như...
* Nhóm đôi
- HS thảo luận, nêu nối tiếp :
+ Từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc: đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà
* Nhóm 4 
- HS thảo luận nhóm và viết vào phiếu bài tập 
- Nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ xung 
+ quốc doanh, quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc khánh, quốc ngữ, quốc sách, ... 
 Luyện từ và câu
TIẾT 4: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu
Giúp HS: 
- Tìm được từ đồng nghĩa phân loại các từ đồng nghĩa thành nhóm thích hợp
- Sử dụng từ đồng nghĩa trong đoạn văn miêu tả.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
- Giấy khổ to, bút dạ, vbt.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng đặt câu trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc
- GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 2. Luyện tập về từ đồng nghĩa
 Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn
- HD HS làm bài
- Nhận xét kết luận bài đúng
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
 Bài 2: Xếp các từ thành nhóm từ đồng nghĩa
- HD HS làm bài:
+ đọc các từ cho sẵn
+ Tìm hiểu nghĩa của các từ.
+ Xếp các từ đồng nghĩa với nhau vào 1 cột trong phiếu
- GV nhận xét KL lời giải đúng
Bài 3:Viết đoạn văn
- yêu cầu HS chọn các từ đồng nghĩa ở BT2 để viết một đoạn văn tả cảnh
- Cho điểm những HS có bài viết hay.
3. Củng cố dặn dò
- Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần lưu ý điều gì?
- Dặn HS VN hoàn thành đoạn văn. 
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS lên bảng đặt câu
* Làm CN
- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
+ các từ đồng nghĩa; mẹ, má, u, bầm, bủ, mạ
* Làm việc nhóm
- HS làm việc theo nhóm 4.
Các nhóm từ đồng nghĩa
1
2
3
bao la
lung linh
vắng vẻ
mênh mông
long lanh
hiu quạnh
bát ngát
lóng lánh
vắng teo
thênh thang
lấp loáng
vắng ngắt
* Làm CN
- HS làm bài vào vở
- Đọc bài làm của mình .Lớp nhận xét
VD: Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông bát ngát. Đứng ở đầu làng nhìn xa tắp, ngút tầm mắt.Những làn gió nhẹ ..
 luyện từ và câu
 TIẾT 5: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
 I. Mục tiêu
 - Mở rộng và hệ thống hoá một số từ ngữ về nhân dân
 - Hiểu nghĩa một số từ ngữ về nhân dân và thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân 
 Việt Nam
 -Tích cực hóa vốn tứ của hs tìm từ ,sử dụng từ.
 II. Đồ dùng dạy- học
Gv:Giấy khổ to, bút dạ. Vở bài tập
Hs:sgk ,vbt.
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa 
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: trực tiếp
 2.Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài 1: Xếp từ vào nhóm thích hợp
- HD HS sắp xếp các nhóm từ đồng nghĩa thích hợp
- Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ.
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
Bàitập2:Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ.
 - HD HS giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ ( sử dụng các từ đồng nghĩa )
-Gọi hs trình bày
- Nhận xét đánh giá, nhắc hs học thuộc lòng các câu tục ngữ.
Bài tập 3: Đọc truyện,trả lời 
? Vì sao nhân dân ta gọi nhau là đồng bào?
?Tìm từ bắt đầu bằng tiếng“đồng”và đặt câu.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
 3. Củng cố dặn dò
?Qua bài học em học được những gì?
-Về học thuộc thành ngữ.Chuẩn bị bài sau. 
-Nhận xét tiết học
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình
* Cặp đôi
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận làm bài,1 cặp làm bảng phụ a) Thợ điện, thợ cơ khí
 b) Thợ cấy, thợ cầy...
-Hs trình bày-nhận xét
* Nhóm 4
- HSthảo luận làm vbt-1nhóm làm bảng phụ- trình bày-nhận xét –bổ sung.
+Chịu thơng chịu khó: Cần cù chăm chỉ..
+ Dám nghĩ dám làm: Mạnh dạn táo bạo có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến...
* Cá nhân
- Đọc yêu cầu nội dung truyện.
+ vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ
+ đồng hơng, đồng môn, đồng tình....
-Hs nhận xét,bổ sung.
 luyện từ và câu
 TIẾT 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
 I. Mục tiêu
 - Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn đoạn văn.
 - Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm người Việt 
 Nam đối với quê hơng đất nước.
 -Biết sử dụng từ đồng nghĩa chỉ màu sắc trong đoạn văn miêu tả.
 II. Đồ dùng dạy học
 -Gv:bảng phụ,phiếu học tập
 -Hs:sgk,vbt.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS tìm từ và đặt câu có từ bắt đầu bằng tiếng: đồng
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài : trực tiếp
2. luyện tập về từ đồng nghĩa 
 Bài tập 1: Tìm từ thích hợp.
- Treo bảng p ... với trẻ em. 
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 4 
- Nhận xét, ghi điểm 
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào?
- HD HS làm bài theo cặp.
+ Xác định đâu là lời nói trực tiếp của nhân vật, đâu là ý nghĩ của nhân vật.
+ Điền dấu ngoặc kép cho phù hợp.
+ Giải thích vì sao lại điền dấu ngoặc kép như thế:
- Gọi HS báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, kết luận 
?Tại sao em lại cho rằng điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng?
Bài 2: Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào?
- HD HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, kết luận 
Bài 3:Viết một đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.
- HD HS tự làm bài tập.
- Gọi HS dưới lớp
- Nhận xét, ghi điểm 
3. Củng cố, dặn dò
? Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Dặn về hoàn thành đoạn văn 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 
*Làm theo cặp.
- 1cặp HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”.
“Tha thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở 
trường này”.
- HS báo cáo kết quả làm việc
- Lớp theo dõi, nhận xét.
+Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩa của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép
*Làm theo cặp.
- 1cặp HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở, trình bày, nhận xét.
+“Người giàu có nhất” “gia tài”
*Làm cá nhân.
- 1 HS làm bảng, lớp làm bài vào vbt
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình- lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
Luyện từ và câu
TIẾT 67: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN 
I.Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Quyền và bổn phận của trẻ em; hiểu nghĩa các 
từ ngữ thuộc chủ điểm.
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật út Vịnh trong bài tập đọc út Vịnh.
- HS có ý thức tự giac làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Từ điển, bảng phụ, sgk, vbt
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn nói về một cuộc họp tổ có dùng dấu ngoặc kép.
- Nhận xét, ghi điểm 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: trực tiếp.
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Xếp từ trong ngoặc thành 2 nhóm
- HD HS làm bài theo cặp. 
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, kết luận
- Gọi HS giải thích các từ ngữ trong bài.
Bài 2: Từ nào đồng nghĩa với bổn phận
- HD HS làm bài theo cặp. 
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, kết luận
? Em hiểu thế nào là bổ phận?
Bài 3:Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc bài tập.
- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
? Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi?
? Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học?
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Bài 4:Viết đoạn văn khoảng 5 câu
- Yêu cầu hs làm bài theo gợi ý.
? Em có nhận xét gì về út Vịnh?
?Những chi tiết nào cho thấy rõ điều đó?
? Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
- Yêu cầu Hs tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm 
3. Củng cố, dặn dò
- Gv tổng kết bài.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét tiết học
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
*Làm theo cặp.
- 1 cặp làm bảng phụ, lớp làm vbt.
- HS trình bày bài làm. lớp nhận xét, bổ sung..
a) Quyền lợi, nhân quyền
b) Qyuền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
- 6 HS nối tiếp nhau giải nghĩa từ
*Làm theo cặp.
- HS trao đổi , trình bày- lớp nhận xét, bổ sung.
+Những từ đồng nghĩa với bổn phận là: nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
*Làm theo nhóm.
- HS đọc bài, thảo luận theo nhóm 4,
trả lời
+ Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhie.
+ Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành nhữg quy định đợc nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
*Làm cá nhân.
- HS trả lời.
+ út Vịnh là một bạn nhỏ dũng cảm cứu người, là một bạn học sinh thực hiện tố nhiệm vụ giữ gìn đường sắt.
+ út Vịnh nhận nhiệm vụ khó khăn là thuyết phục Sơn – một bạn nhỏ rất nghịch hay thả diều trên đường tàu. út Vịnh dũng cảm lao vào cứu em nhỏ trước khi đoàn tàu lao tới.
+HS trả lời theo ý hiểu.
 - 2 hs làm bảng phụ, lớp làm vbt.
 - hs trình bày, lớp nhận xét bổ sung
Rút kinh nghiệm :..
Luyện từ và câu
TIẾT 68: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( DẤU NGẠCH NGANG )
I.Mục tiêu
- Ôn tập kiến thức về dấu gạch ngang.
- Làm bài tập để củng cố kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, sgk, vbt.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật út Vịnh.
- Nhận xét, cho điểm .
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Lập bảng thống kê về tác dụng dấu gạch ngang.
? Dấu gạch ngang có những tác dụng gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, kết luận đúng.
- 3 HS đọc đoạn văn cảu mình.
*Làm cá nhân.
- 3 hs nêu tác dụng dấu gạch ngang.
- 1 hs làm bảng phụ, lớp làm vbt.
- HS trình bày, lớp nhận xét 
Tác dụng của dấu gạch gang
Ví dụ
1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a:
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng nh vậy, mọi thứ đều nh vậy.
2. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Đoạn a
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều nh vậy - Giọng công chúa nhỏ dần nhỏ, nhỏ dần (àchú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần).
Đoạn b
Bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao (Chú thích Mị Nơng là con gái vua Hùng Vơng thứ 18)
3. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
Đoạn c
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động
-Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh
- Chăm sóc gia đình thơng binh, liệt sĩ, giúp đỡ.
Bài 2: Tìm dấu gạch ngang.
- Gọi Hs đọc bài 
- Yêu cầu Hs làm bài tập theo cặp
- Gọi HS trình bày ý kiến
- Nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
*Làm theo cặp.
- 1 Hs đọc yêu cầu và mẩu chuyện
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến. Mỗi HS chỉ nói về tác dụng của một dấu gạch ngang
Rút kinh nghiệm : ..
Tiếng việt.
TIẾT 69 : ÔN TẬP (TIẾT 3)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc - hiểu (lấy điểm) các bài tập đọc từ tuần 19 – tuần 34
- Lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục ở nớc ta và rút ra những nhận xét
 về tình hình phát triển giáo dục.
- HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 29 đến tuần 34.
- Bảng phụ, sgk, vbt.. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Kiểm tra tập đọc
- Gọi HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Hớng dẫn bài tập
Bài 2: Lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục. 
- GV hớng dẫn hs làm bài theo nhóm. 
? Bảng thống kê có mấy cột, mấy hàng nội dung mỗi cột, mỗi hàng là gì?
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 3: Qua bảng thống kê , nêu nhận xét, chọn ý đúng.
- HD HS tự làm bài.
- Gọi hs đọc bài.
- Nhận xét, kết luận.
- HS lần lượt lên gắp thăm và chuẩn bị.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhóm 4 hs trao đổi làm bài.
+ 5 cột, 6 hàng,
Năm học
Số 
trường.
Số HS
Số GV
Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000
2001
13 859
9741100
355 900
15,2%
2001 2002
13 903
.
..
..
2002
2003
14 163
.
..
..
- Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
*Làm cá nhân.
- HS đọc bài, trả lời 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
a) Số trường hằng năm tăng hay giảm?
+ Tăng.
b) Số HS hằng năm tăng hay giảm?
+ Giảm.
c) Số GV hằng năm tăng hay giảm?
+ Lúc tăng lúc giảm.
d) Tỉ lện HS dân tộc thiểu số hằng năm tăng hay giảm?
+ Tăng.
3. Củng cố - dặn dò
- Gv tổng kết bài.
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:..
Tiếng việt
TIẾT 70 : ÔN TẬP (TIẾT 7)
I.Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu.
-Đọc và trả lời các hỏi bài Cây gạo ngoài bến sông dưới dạng trắc nghiệm
-Rèn kĩ năng làm bài đúng,nhanh.
-Hs có ý thức tự giác làm bài.
II.Đố dùng dạy học.- Phiếu câu hỏi
III.Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài: trực tiếp.
2.Hướng dẫn làm bài.
-Yêu cầu hs đọc bài Cây gạo ngoài bến sông.
- GV đọc câu hỏi và đáp án 
-Yêu cầu hs làm bài.
- Gọi hs đọc bài.
- Nhận xét, kết luận, ghi điểm.
-2 em đọc bài trước lớp
- HS theo dõi.
-HS tự đánh dấu nhân vào ô trống trước câu trả lời đúng
-5-6 em đọc bài- lớp bổ sung.
Nội dung đáp án phiếu;
1, Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
 +ý- a: Cây gạo già, thân cây xù xì, gai góc, mốc meo, Thương và lũ bạn lớn lên đã 
thấy cây gạo nở hoa.
2.Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biếtcây gạo lớn thêm một tuổi?
+ý b:Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời
3.Trong chuỗi câu: “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.”Từ bừng nói lên điều gì?
+ý c: Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
4.Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
+ý – c: Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cay trơ ra.
5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo?
+ ý – b: lấy đất phù sa bồi đắp kín những cái rẽ cây bị trơ ra.
6. Việc làm của thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?
+ ý - b: Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
7. Câu nào dưới đay là câu ghép?
+ ý – b:Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
8. Các vế câu trong câu ghép “thân cây xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh 
mởn, non tươi, dập dờn đua với gió.” được nối với nhau bằng cách nào?
+ ý – a: Nối bằng từ: “vậy mà”
9. Trong chuỗi câu: “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sôg lở thành hố sâu hoắm...”, câu in đậm 
kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
+ ý – a: Dùng từ ngữ nối và lặp từ.
10.Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì?
+ý – c: Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét, tổng kết bài.
- Dặn về ôn bài.
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TU VA CAU 5 TRON BO.doc