Giáo án Luyện từ và câu 5 tuần 11 đến 15

Giáo án Luyện từ và câu 5 tuần 11 đến 15

TUẦN 11:

Tiết 21 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh nắm được khái niệm đại từ xưng hô(ND ghi nhớ).

 - HS nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn(BT1 mục 3); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2)

* HS nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô(BT1). (nếu còn thời gian)

2. Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô trong văn bản ngắn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý tìm từ đã học.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1736Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 tuần 11 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / /
TUẦN 11:
Tiết 21 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh nắm được khái niệm đại từ xưng hô(ND ghi nhớ).
 - HS nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn(BT1 mục 3); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2)
* HS nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô(BT1). (nếu còn thời gian)
2. Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô trong văn bản ngắn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý tìm từ đã học. 
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Giấy khổ to chép sẵn đoạn văn BT3 (mục III). Bảng phụ viết sẵn đoạn văn mục I.1
+ HS: Xem bài trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
5’
1’
32’
14’
14’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
	Nhận xét và rút kinh nghiệm về kết quả bài kiểm tra định kì Giữa học kỳ I (phần LTVC)
3. Giới thiệu bài mới: 
	Đại từ xưng hô.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được khái niệm đại từ xưng hô trong đoạn văn.
* Bài 1:
- GV giao việc
Cho HS tình bày
Giáo viên nhận xét chốt lại: những từ in đậm trong đoạn văn ® đại từ xưng hô.
+ Chỉ về mình: tôi, chúng tôi
+ Chỉ về người và vật mà câu chuyện hướng tới: nó, chúng nó.
 Bài 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinh tìm những đại từ theo 3 ngôi: 1, 2, 3 – Ngoài ra đối với người Việt Nam còn dùng những đại từ xưng hô nào theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính 
® GV chốt: 1 số đại từ chỉ người để xưng hô: chị, anh, em, cháu, ông, bà, cụ
 Bài 3:
Giáo viên lưu ý học sinh tìm những từ để tự xưng và những từ để gọi người khác.
® Giáo viên nhận xét nhanh.
® Giáo viên nhấn mạnh: tùy thứ bậc, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh  cần lựa chọn xưng hô phù hợp để lời nói bảo đảm tính lịch sự hay thân mật, đạt mục đích giao tiếp, tránh xưng hô, vô lễ với người trên.
 Ghi nhớ:
+ Đại từ xưng hô dùng để làm gì?
+ Đại từ xưng hô được chia theo mấy ngôi?(3 ngôi)
 -Ngôi thứ nhất(tự chỉ)
 -Ngôi thứ hai(chỉ người nghe)
 -Ngôi thứ ba(chỉ người, vật mà câu chuyện nói tới)
+ Nêu các danh từ chỉ người để xưng hô theo thứ bậc?
+ Khi dùng đại từ xưng hô chú ý điều gì?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô trong văn bản ngắn.
 Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng từ đó.
 GV nhận xét
 Bài 2:
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.
Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc.
Giáo viên chốt lại.
 Hoạt động 3: Củng cố.
Đại từ xưng hô dùng để làm gì? Được chia theo mấy ngôi?
Đặt câu với đại từ xưng hô ở ngôi thứ hai.
GV nhận xét- T/d
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Quan hệ từ “
- Nhận xét tiết học
Hát 
- HS lắng nghe
- 1HS đọc to
HS lắng nghe
HS làm bài cá nhân
1 học sinh đọc thành tiếng toàn bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ, học sinh phát biểu ý kiến.
Dự kiến: “Chị” dùng 2 lần ® người nghe; “chúng tôi” chỉ người nói – “ta” chỉ người nói; “các người” chỉ người nghe – “chúng” chỉ sự vật ® nhân hóa.
Yêu cầu học sinh đọc bài 2.
Cả lớp đọc thầm. ® Học sinh nhận xét thái độ của từng nhân vật.
Dự kiến: Học sinh trả lời:
+ Cơm : lịch sự, tôn trọng người nghe.
+ Hơ-bia : kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác, tự xưng là ta, gọi cơm các ngươi.
Tổ chức nhóm 4.
Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu. Ghi nhận lại, cả nhóm xác định.
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài 3
Học sinh viết ra nháp.
Lần lượt học sinh đọc.
Lần lượt cho từng nhóm trò chuyện theo đề tài: “Trường lớp – Học tập – Vui chơi ”.
Cả lớp xác định đại từ tự xưng và đại từ để gọi người khác.
Học sinh thảo luận nhóm rút ra ghi nhớ.
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét.
2, 3 học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Học sinh đọc đề bài 1.
Học sinh làm bài (gạch bằng bút chì các đại từ trong SGK).
Học sinh sửa bài miệng.
Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc đề bài 2.
Học sinh làm bài theo nhóm bàn.
Học sinh sửa bài _ Thi đua sửa bài bảng phụ giữa 2 dãy.
Học sinh nhận xét lẫn nhau.
- Học sinh đọc lại 3 câu văn khi đã dùng đại từ xưng hô đúng.
- Một bên hỏi, một bên nêu và ngược lại
ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG
Tiết 22 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	Ngày dạy: / /
QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - Học sinh bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ (ND Ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1 mục III); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2); biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).
 * HS đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3 (nếu còn thời gian)
2. Kĩ năng: 	
- GDBVMT hướng dẫn HS làm bài tập 2 với ngữ liệu nói về BVMT từ đó liên hệ ý thức BVMT cho HS.
3. Thái độ: 	
- Có ý thức dùng đúng quan hệ từ.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT2(phần nhận xét)
+ HS: Xem bài trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
3’
1’
34’
15’
15’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ, nhận biết về một vài quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thường dùng.
 Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Giáo viên chốt:
Và: nối các từ say ngây, ấm nóng.
Của: quan hệ sở hữu.
Như: nối đậm đặc – hoa đào (quan hệ so sánh).
Nhưng: nối 2 câu trong đoạn văn.
- GV kết luận
 Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài
Yêu cầu học sinh tìm quan hệ từ qua những cặp từ nào?
- GV nhận xét rút ra kết luận
Gợi ý HS nêu ghi nhớ.
+ Thế nào là quan hệ từ?
+ Nêu từ nhữ là quan hệ từ mà em biết?
+ Nêu các cặp quan hệ từ thường gặp.
- Giáo viên chốt lại: 
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết về một vài quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thường dùng thấy được tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn.
 Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài
- Giáo viên chốt.
 Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài
GDBVMT HS làm bài tập 2 với ngữ liệu nói về BVMT từ đó liên hệ ý thức BVMT cho HS.
a. Nguyên nhân – kết quả.
b. Tương phản .
 Bài 3:
- GV nhấn mạnh y/c
- Giáo viên chốt lại cách dùng quan hệ từ.
- Hướng câu văn gợi tả.
	Hoạt động 3: Củng cố.
+ Tổ chức cho học sinh điền bảng theo nhóm.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài 1, 2, 3 vào vở.
Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
2Học sinh nêu.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời
2, 3 học sinh phát biểu.
Dự kiến: Nối các từ hoặc nối các câu lại nhằm giúp người đoạn người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ hoặc quan hệ về ý.
Các từ: và, của, nhưng, như ® quan hệ từ.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc kỹ yêu cầu bài 2.
	a. Nếu thì 
	b. Tuy nhưng 
Học sinh nêu mối quan hệ giữa các ý trong câu khi dùng cặp từ trên.
	a. Quan hệ: nguyên nhân – kết quả.
	b. Quan hệ: đối lập.
Thảo luận nhóm.
Cử đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe nêu
- Vài HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động nhóm, lớp.
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài – Nêu tác dụng.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài – Nêu sự biểu thị của mỗi cặp từ.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài – Đọc nối tiếp những câu vừa đặt.
Hoạt động lớp.
quan hệ từ
tác dụng
của
và
như
nhưng
đại từ sở hửu
nối từ, nối câu
so sánh
nối câu
ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG
Ngày dạy: / /
TUẦN 12
Tiết 23 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trương theo yêu cầu của BT1. 
 - Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức(BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. 
 * HS nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2 (nếu còn thời gian) 
 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng giải nghĩa một số từ ngữ nói về môi trường, từ đồng nghĩa.
 3. Thái độ: GDBVMT Giáo dục học sinh lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường có hành vi đúng đắng với môi trường xung quanh. 
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Giấy khổ to – Từ điển Tiếng Việt, bảng phụ.
+ HS: Từ điển
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
32’
2’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Quan hệ từ.
Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ
Nêu các cặp quan hệ từ và cho biết biểu thị quan hệ của nó?
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: 
Trong số những từ ngữ gắn với chủ điểm. Giữ lấy màu xanh, bảo vệ môi trường, có một số từ ngữ gốc Hán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được nghĩa của từ ngữ đó.
® Ghi bảng tựa bài.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh mở rộng hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Bảo vệ môi trường. Luyện tập một số kỹ năng giải nghĩa một số từ ngữ nói về môi trường, từ đồng nghĩa.
 Bài 1:
Giáo viên chốt lại: phần nghĩa của các từ.
- Nêu điểm giống và khác.
+ Cảnh quang thiên nhiên.
+ Danh lam thắng cảnh.
+ Di tích lịch sử.
- Giáo viên chốt lại
 Giáo dục bảo vệ môi trường: Giáo dục học sinh lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường có hành vi đúng đắng với môi trường xung quanh.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết ghép một số từ gốc Hán với tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
 Bài 2:
-Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm.
- Giao việc cho nhóm trưởng.
- Giáo viên chốt lại.
 Bài 3:
- GV nhận xét
-Có thể chọn từ giữ gìn.
Giáo dục học sinh lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường có hành vi đúng đắng với môi trường xung quanh.
 Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua 2 dãy.
Tìm từ thuộc chủ đề: Bảo vệ môi trường ® đặt câu.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài tập vào vở.
Học thuộc phần giải nghĩa từ.
Chuẩn bị: “Luyện tập quan hệ từ”
- Nhận xét tiết học.
Hát 
- 2 HS lần lượt nêu
Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- Hoạt động nhóm đôi.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi từng cặp.
Đại diện nhóm nêu.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh nêu điểm giống và khác của các từ.
+ Giống: Cùng là các yếu tố về môi trường.
+ Khác: Nêu nghĩa của từng từ.
Học sinh nối ý đúng: A – B2 ; A2 – B1 ; A3 – B3.
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Thảo luận nhóm bàn.
Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu tiếng thích hợp để ghép thành từ phức.
Cử thư ký ghi vào giấy, đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh phát biểu.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh thi đua (3 em/ d ... 
 VD: Pa- ri; Vích - to Huy- gô
+ Tên người, tên địa lý nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
 VD: Bắc Kinh, Tây Ban Nha.
+ Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Định Trung A,tên của mình,
Lê –nin, Bắc Kinh
 *Bài 3:
- Cho 1 vài HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ.
- GV kết luận bằng cách đính lên bảng nội dung cần ghi nhớ đã viết sẵn
- GV nhận xét
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nâng cao kỹ năng sử dụng danh từ, đại từ.
	 Bài 4:(HSKG làm cả BT4)
- Cho Hs đọc y/c 
- GV khắc sâu y/c của BT
- GV phát phiếu riêng cho 4 nhóm
(mỗi nhóm làm 1 ý)
- Cho HS đại diện trình bày.
- Đính bảng phụ trình bày
- GV nhận xét
 Hoạt động 3: Củng cố.
Đặt câu có danh từ, đại từ làm chủ ngữ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về xem lại bài
Chuẩn bị: “Tổng kết từ loại (tt)”.
- Nhận xét tiết học
Hát 
- 4 HS lên bảng làm- lớp làm nháp
Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- Ghi vào vở
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- HS trình bày định nghĩa danh từ chung và danh từ riêng
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn để tìm
danh từ chung và danh từ riêng vào VBT
- HS trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét 
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
Học sinh nêu lại quy tắc viết hoa danh từ riêng
Học sinh nêu các danh từ tìm được.
Nêu lại quy tắc viết hoa danh từ riêng tên người, tên địa lí, tiếng nước ngoài.
- Học sinh lần lượt viết.
- Học sinh sửa bài.
- Cả lớp nhận xét
- Học sinh đọc bài – Cả lớp đọc thầm.
- HS nêu
- 2 HS đọc lại
HS đọc thầm lại BT trao đổi cùng bạn làm bài.
Học sinh sửa bài.
Hoạt động nhóm.
2HS đọc yêu cầu bài 4.
Cả lớp đọc thầm.
HS làm bài theo nhóm bàn
- Lớp theo dõi nhận xét
Thi đua theo tổ đặt câu.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
Ngày dạy: / /
Tiết 28 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (tt) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
 - dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo y/c BT2.
2. Kĩ năng: Biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong nói, viết.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ.
+ HS: Xem bài mới trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
15’
15’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- GV đính bảng phụ nội dung BT
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: 
 - Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
Học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập trên.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Tổng kết về từ loại”. (tt)
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
	 Bài 1:
- Cho HS nhắc lại kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. 
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
	 Bài 2:
Giáo viên chốt cách viết, đoạn văn diễn đạt đúng ý thơ – Dùng đúng quan hệ từ, động từ, tính từ.
	Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh xem lại bài.
Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
1 HS lên bảng làm- lớp làm nháp bài tập.
- HS nhận xét
 + DTC: bé, vườn ,chim, tổ.
 + DTR: Mai, Tâm.
 + Đại từ: chúng, cháu
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài. – Đọc kĩ đoạn văn.
Phân loại từ vào bảng phân loại.
Học sinh lần lượt đọc kết quả từng cột.
Cả lớp nhận xét.
	+ Động từ: trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
	+ Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
	+ Quan hệ từ: qua, ở, với.
Hoạt động nhóm, lớp.
- 1HS đọc BT2
Học sinh đọc khổ 2 “Hạt gạo làng ta”.
Gạch dưới 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ trong đoạn thơ – Học sinh dựa vào ý đoạn – Viết đoạn văn.
Học sinh lần lượt đọc đoạn văn.
Cả lớp nhận xét đoạn văn hay.
Hoạt động lớp.
Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia nêu.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Ngày dạy: / /
TUẦN 15:
Tiết 29 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Học sinh hiểu nghĩa từ hạnh phúc(BT1); tìm được từ đồng nghĩa và trài nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc( BT2, BT3); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc BT4.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc. Biết đặt câu những từ chứa tiếng phúc.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm gia đình đầm ấm hạnh phúc.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Từ điển từ đồng nghĩa, bảng phụ.
+ HS: Xem trước bài, từ điển Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
15’
10’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
 - Lần lượt học sinh đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa (BT3).
 - Giáo viên nhận xét – ghi điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Trong tiết luyện từ và câu gắn với chủ điểm vì hạnh phúc con người hôm nay, các em sẽ học MRVT “Hạnh phúc”. Tiết học sẽ giúp các em làm giàu vốn từ về chủ điểm này.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc.
 Bài 1:
+ Giáo viên lưu ý học sinh cả 3 ý đều đúng – Phải chọn ý thích hợp nhất.
® Giáo viên nhận xét, kết luận: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
 Bài 2:
- Cho HS đọc y/c
- Cho HS trình bày
- Đính bảng sửa
 + Đồng nghĩa với Hạnh phúc: sung sướng, may mắn.
 + Trái nghĩa với Hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ.
- GV nhận xét
 Bài 3:
+ Giáo viên phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu học sinh sử dụng từ điển làm BT3.
- Lưu ý tìm từ có chứa tiếng phúc (với nghĩa điều may mắn, tốt lành).
- Giáo viên giải nghĩa từ, có thể cho học sinh đặt câu.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết đặt câu những từ chứa tiếng phúc.
	 Bài 4:
- GV lưu ý :
+ Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, chú ý chọn yếu tố nào là quan trọng nhất .
- Gv tôn trọng ý kiến riêng của mỗi em, song h/d cả lớp cùng đi đến kết luận:
 Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hòa thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc .
- Nhận xét + Tuyên dương.
	- Dẫn chứng bằng những mẫu chuyện ngắn về sự hòa thuận trong gia đình.
 Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua tìm từ thuộc chủ đề và đặt câu với từ tìm được.
GV nhận xét – t/d
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài
Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ”.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
-4 HSTB lần lượt đọc
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân.
Sửa bài – Chọn ý giải nghĩa từ “Hạnh phúc” (Ý b).
Cả lớp đọc lại 1 lần.
Học sinh nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân vào VBT- 1 HS làm vào bảng phụ
- HS nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm bài theo nhóm bàn.
- 2 nhóm làm bảng phụ
Học sinh dùng từ điển làm bài.
Học sinh thảo luận ghi vào phiếu.
Đại diện từng nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
Sửa bài 3.
Phúc ấm: phúc đức của tổ tiên để lại.
Phúc lợi, phúc lộc, phúc phận, phúc trạch, phúc thần, phúc tịnh.
Hoạt động nhóm, lớp.
Yêu cầu học sinh đọc bài 4.
HS làm việc theo nhóm bàn. Sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
Học sinh dựa vào hoàn cảnh riêng của mình mà phát biểu. Học sinh nhận xét.
- 2 dãy thi đua
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
Ngày dạy: / /
Tiết 30 : 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU	 	 
TỔNG KẾT VỐN TỪ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được 1 số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3(chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e).
 - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
2. Kĩ năng: Nhớ và liệt kê chính xác các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao đã học, đã biết nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn. Tìm đúng hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ, ca dao đó.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, hình thành ở các em tình cảm đẹp về gia đình, thầy cô, bạn bè qua các thành ngữ, tục ngữ.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: bảng phụ.
+ HS: xem trướcbài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10’
15’
5’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt đọc lại các bài 1, 2, 3 đã hoàn chỉnh trong vở.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Tổng kết vốn từ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh liệt kê được các từ ngữ chỉ người, tả hình dáng của người, biết đặt câu miêu tả hình dáng của một người cụ thể.
	 Bài 1:
- Đính bảng trình bày
 Bài 2:
Tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Chia mỗi nhóm tìm theo chủ đề hoặc cho đại diện nhóm bốc thăm.
Giáo viên chốt lại.
Nhận xét các nhóm tìm đúng chủ đề – Bình chọn nhóm tìm đúng và hay.
 Bài 3:
- Lưu ý: HS 3 ý để làm
+ Mái tóc bạc phơ, 
+ Đôi mắt đen láy , .
+ Khuôn mặt vuông vức, 
+ Làn da trắng trẻo , 
+ Vóc người vạm vỡ ,  
- GV nhận xét- Tuyên dươg
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
	Bài 4:
- Giáo viên nhấn mạnh lại yêu cầu bài tập bằng 3 câu tả hình dáng.
+ Ông đã già, mái tóc bạc phơ.
+ Khuôn mặt vuông vức của ông có nhiều nếp nhăn nhưng đôi mắt ông vẫn tinh nhanh.	
+ Khi ông cầm bút say sưa vẽ nét mặt ông sáng lên như trẻ lại.
- GV nhận xét ghi điểm
	Hoạt động 3: Củng cố.
Thi đua đối đáp 2 dãy tìm thành ngữ, tục ngữ ca dao về thầy cô, gia đình, bạn bè.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài 4 vào vở.
Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh liệt kê ra VBT các từ ngữ tìm được.
1 nhóm làm vào bảng phụ
Học sinh lần lượt nêu – Cả lớp nhận xét.
Học sinh sửa bài – Đọc hoàn chỉnh bảng từ.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc kỹ yêu cầu bài 2.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc theo nhóm.
Đại diện nhóm đính kết quả lên bảng và trình bày.
Cả lớp nhận xét – Kết luận nhóm thắng.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh tự làm ra nháp.
- HS nối tiếp nhau nêu
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
- HS đọc to bài tập
- HS làm bài vào nháp
- HS trình bày
Cả lớp nhận xét.
- Bình chọn đoạn văn hay
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LTVC T11-15....doc