Giáo án Luyện từ và câu 5 tuần 25

Giáo án Luyện từ và câu 5 tuần 25

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:

LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG PHÉP LẶP.

I. Mục tiêu:

1-Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng cả việc lặp từ ngữ.

1-Biết sử dụng cách lập từ ngữ để liên kết câu; làm được bài tập, ở mục III.

3- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng câu chính xác.

II. Chuẩn bị:

+ Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2.

 

doc 4 trang Người đăng nkhien Lượt xem 3789Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :27/ 02/2011
Ngày dạy 01/ 02/2011
tiết 49: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG PHÉP LẶP. 
I. Mục tiêu:
1-Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng cả việc lặp từ ngữ.
1-Biết sử dụng cách lập từ ngữ để liên kết câu; làm được bài tập, ở mục III.
3- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng câu chính xác.
II. Chuẩn bị:
+ Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2.
III. Các hoạt động:
TG
Giáo viên
Học sinh
7'
13'
20’
Hoạt động 1: TC làm việc CN 
Tìm các vế câu, từ nối và xác định CN – VN mỗi vế câu ghép sau: Tôi cố gắng bao nhiêu, nó lại hờ hững bấy nhiêu.
Nhận xét ghi điểm. ® Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 1
	Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
gợi ý: Câu (1) và (2) của ví dụ trên đều nói về sự vật gì?
YC HS trao đổi nhóm đôi
Giáo viên chốt lại lời đúng.
	Bài 2
Nêu yêu cầu đề bài.
gợi ý: Em đã viết nội dung của 2 câu ví dụ trên đều nói về đền Thờ. Vậy từ ngữ nào ở 2 câu giúp em biết điều đó?
NX bổ sung: nhờ cùng nói về một đối tượng (ngôi đền) và có cách thức để biểu thị điểm chung đó (bằng cách lặp lại từ đền) nên hai câu trên liên kết chặt chẻ với nhau. Nhờ đó người đọc hiểu được nội dung của hai câu.
	Bài 3 Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài.
chốt lại, bổ sung thêm: Nếu không có sự liên kết giữa các câu thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
Yêu cầu học sinh đọc nôi dung phần ghi nhớ 
Hoạt động 3: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 2, 3
	Bài 1
yêu cầu học sinh đọc đề bài và thực hiện yêu cầu đề bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2
phát giấy cho 3 – 4 học sinh làm bài trên giấy.
nhận xét, chốt lại lời giải đúng (tài liệu HD).
Dặn HSø: Học bài.
Chuẩn bị: “Liên kết các câu trong bài bằng phép thế”.
2 – 3 em.
Hoạt động lớp, nhóm.
	Bài 1
1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
VD: Cả hai ví dụ đều nói về đền Thờ.
Học sinh làm việc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
	Bài 2
Cả lớp đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi
VD: Từ “đền” giúp em nhận ra sự liên kết về nội dung giữa 2 câu trên.
	Bài3 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm suy nghĩ. Từng cặp học sinh trao đổi để thử thay thế từ đền ở câu 2 bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp rồi nhận xét kết quả của sự thay thế.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD: Nếu thay thế từ “đền” bằng một trong các từ trên thì không thể được vì nội dung hai câu không liên kết với nhau được
Học sinh minh hoạ nội dung ghi nhớ bằng cách nêu ví dụ cho các em tự nghĩ.
 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân, 1em làm trên bảng gạch bằng bút chì mờ dưới từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.
Học sinh chỉ lại bài theo lời giải đúng.
	Bài 2 : 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài 2.
Học sinh làm bài cá nhân, các em đọc lại 2 đoạn văn chọn tiếng thích hợp điền vào ô trống.
Học sinh làm bài trên giấy viết thời gian quy định dán bài lên bảng, đọc kết quả.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- Nhận xét tiết học
Ngày soạn :01/ 03/2011
Ngày dạy 04/ 03/2011
Tiết 50: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG PHÉP THAY THẾ TỪ NGỮ 
I. Mục tiêu: 
1-Hiểu thế nào là liên kết các câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ)
2-Biết sử dụng thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đĩ( làm được 2BT ở mục III). 
3- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng phép thế để liên kết câu.
II. Chuẩn bị: 
+ Giấy khổ to ghi 2 ví dụ của BT1 (phần nhận xét).
+ Viết sẵn nội dung của bài tập 1 (phần luyện tập), viết đoạn a – b – c (BT2).
III. Các hoạt động:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: TC làm việc CN 
Thế nào là lặp từ ngữ ? lặp từ ngữ có tác dụng gì, cho ví dụ
Nhận xét ghi điểm. ® Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 1
	NX 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
NX 2
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Gợi ý: Tìm từ ngữ trong các câu trên đều chỉ Trần Quốc Tuấn.
Dán giấy đã viết sẵn đoạn văn 1 lên bảng, mỗi một học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
 NX 3
NX bổ sung: Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa như trên gọi là phép thế.
Rút ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
Hoạt động 3: TC Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. GQMT 2, 3
	Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài.
Phát giấy đã viết sẵn đoạn văn cho 4 học sinh làm bài.
NX chốt lại lời giải đúng.
+ Việc thay thế TN có tác dụng gì?
	Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Phát giấy đã viết sẵn BT2 cho 3 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
Yêu cầu học sinh về nhà làm bài vào vở BT3.
Chuẩn bị: “MRVT: Truyền thống”
2 – 3 HS nêu.
1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời.
VD: Cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Toản.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
1 hs lên bảng làm bài và trình bày 
VD: Từ ngữ chỉ Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo Vương – ông Quốc Công Tiết Chế – vị chủ tướng tài ba – Hưng Đạo Vương – ông – người
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh đọc thầm và so sánh đoạn văn của bài 1 và bài 2.
Học sinh phát biểu ý kiến.
VD: Nội dung của 2 đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ ở đoạn 1 được sử dụng linh hoạt hơn, tránh sự lặp lại.
2 học sinh đọc: cả lớp đọc thầm.
HS đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân.
4 học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
VD: anh(C2+C4) thay thế cho Hai Long(C1) – người liên lạc thay cho người đặt hộp thư -Đó thay cho những vật  chữ V.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Có tác dụng liên kết câu
1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm việc cá nhân. Các em tìm từ thay thế những từ ngữ đã lặp lại trong đoạn văn.
Những học sinh làm bài trên giấy trình bày kết quả:
VD: Từ ngữ được thay thế.
Nàng(C1) thay thế cho vợ An Tiêm – chồng (C2) thay thế cho An Tiêm
Cả lớp nhận xét.
Đọc ghi nhớ. 
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC L5 tuan 25 CKT.doc