Bai 37 :Câu ghép
I. Mục tiêu, yêu cầu
1-Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản
2-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép.
II. Đồ dùng dạy – học
- Vở bài tập ( nếu có)
- Bảng phụ
- Bút dạ + vài tập giấy khổ to
Bai 37 :Câu ghép I. Mục tiêu, yêu cầu 1-Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản 2-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép. II. Đồ dùng dạy – học - Vở bài tập ( nếu có) - Bảng phụ - Bút dạ + vài tập giấy khổ to III . các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài 1’ Khi nói, khi viết nếu chỉ sử dụng một kiểu câu thì việc diễn đạt sẽ trở nên đơn điệu. Chính vì vậy ta cần sử dụng một cách linh hoạt các kiểu câu. Các em đã được học các kiểu câu đơn. Bài học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết thế nào là câu ghép; giúp các em nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, biết đặt câu ghép; giúp các em sử dụng câu ghép trong giao tiếp - HS lắng nghe 2 Nhận xét 15’–16’ HĐ1: Lầm câu 1 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giao việc: Các em cần đọc kỹ đoạn văn của Đoàn Giỏi, chú ý cách viết câu, nắm được nội dung chính của đoạn văn và chỉ rõ đoạn văn có mấy câu, dùng bút chì đánh dấu thứ tự các câu trong SGK. Sau đó, xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu. - Cho HS làm việc - Cho HS trình bày kết quả làm bài. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị kết quả đúng lên cho HS quan sát, GV giảng giải.) - 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm theo. - HS làm việc cá nhân - HS đọc thầm đoạn văn. - Dùng bút chì đánh số thứ tự câu trong SGK ( hoặc VBT). - Xác định CN – VN trong từng câu. - Một số HS phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét Bảng phụ 1/ Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ/ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. 2/ Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu hai tai chó giật giật. 3/ Con chó / chạy sải thì khỉ/ gò lưng như người phi ngựa. 4/ Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc HĐ2: Lầm câu 2 - Cho HS đọc yêu cầu của câu 2 - GV giao việc: Các em cần xếp 4 câu trên vào nhóm a/ Câu đơn ( câu có 1 cụm C – V) b/ Câu ghép (có nhiều cụm C – V ngang hàng) - Cho HS làm việc: Các em không cần viết lại cả câu, chỉ cần xếp bằng số thứ tự các câu đã làm ở câu 1. - Cho HS trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: a/ Câu đơn: Câu 1 b/ Cây ghép: Câu 2, 3, 4 HĐ3: Làm câu 3: ( Cách tiến hành tương tự như câu 2) - GV chốt lại kết quả đúng: Không tách mỗi cụm C– V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc không gắn kết với nhau về ý nghĩa - 1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe. - HS làm bài cá nhân. - Một số em phát biểu - Cả lớp nhận xét 3 Ghi nhớ 3’ - Cho HS đọc Ghi nhớ trong SGK. - Cho HS xung phong nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - Ba HS đọc. - Ba HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ mà không nhìn SGK 4 Luyện tập 17’- 18’ HĐ1: Làm BT ( 8’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn. - GV giao việc: hai việc. • Tìm câu ghép trong đoạn văn • Xác định vế câu trong các câu ghép đã tìm - Cho HS làm việc (GV phát 3 tờ phiếu cho HS làm bài). - Cho HS trình bày kết quả. - Một HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp. 3 HS làm vào phiếu. - Ba HS làm bài vào phiếu lần dán lên bảng lớp. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả đúng lên). Đoạn văn có 5 câu ghép - Cả lớp nhận xét STT Vế 1 Vế 2 Câu 1 Trời / xanh thẳm c v Biển / cũng thẳm xanh, như dâng c v cao lên, chắc nịch Câu 2 Trời / rải mây trắng nhạt / c v Biển/ mơ màng dịu hơn sương c v Câu 3 Trời/ âm u mây mưa C V Biển/ xám xịt, nặng nề C V Câu 4 Trời / ầm ầm dông gió C V Biển/ đục ngầu, giận giữ Câu 5 Biển / nhiều khi rất đẹp C V Ai / cũng thấy như thế C V HĐ2: Làm BT2 (3’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT2 - GV giao việc: Các em cần nêu rõ có tách được mỗi vế câu trong 5 câu ghép ở BT1 thành câu đơn được không? Vì sao? - Cho HS làm bài. - Cho HS trình bày. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Không tách được vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý nghĩa của vế câu khác - Mỗi HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm - HS làm bài cá nhân. - Một số HS phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét HĐ3: Làm BT3 (7’) - Cho HS đọc yêu cầu của BT. - GV giao việc: BT cho 4 câu a, b, c, d. Mỗi câu mới chỉ có một vế ( gồm một cụm C – V). Nhiệm vụ của các em là: thêm vào mỗi câu a, b, c, d một vế câu nữa để tạo thành câu ghép vừa đúng về ngữ pháp vừa đúng về ý nghĩa. - Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3 HS) (có thể GV ghi sẵn lên bảng phụ để 3 HS lên làm bảng phụ). - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (có thể lấy bài làm tốt của HS). VD: - Mùa xuân về, trăm hoa đua nở. a/ - Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nẩy lộc. - Mùa xuân đã về chim én bay liệng giữa trời xanh. b/ - Mặt trời mọc, sương tan dần. - Mặt trời mọc, những tia nắng chiếu xuống xóm làng. - Mặt trời mọc, bố em đi làm. c/ - Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, lười biếng. d/- Vì trời mưa to nên đường ngập nước. - Vì trời mưa to nên đường trơn như đổ mỡ. - Vì trời mưa to nên em ướt hết quần áo. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài vào nháp - 3 HS làm bài vào phiếu ( hoặc trên bảng phụ). - Lớp nhận xét. 4 Củng cố dặn dò 2’ - GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ. - 3HS nhắc lại
Tài liệu đính kèm: