Giáo án Luyện từ và câu lớp 3: Từ ngữ về quê hương – ôn tập câu: Ai làm gì?

Giáo án Luyện từ và câu lớp 3: Từ ngữ về quê hương – ôn tập câu: Ai làm gì?

I- Mục tiêu:

 - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương. Ôn tập mẫu câu: Ai làm gì?

 - Rèn kĩ năng tìm từ nhanh, đúng theo yêu cầu của chủ điểm.

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.

II- Đồ dùng dạy học:

 - Bảng từ bài tập 1 viết sẵn trên bảng.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3.

 - Vở bài tập Tiếng việt.

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 3: Từ ngữ về quê hương – ôn tập câu: Ai làm gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG – ÔN TẬP CÂU : AI LÀM GÌ?
I- Mục tiêu:
 - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương. Ôn tập mẫu câu: Ai làm gì?
 - Rèn kĩ năng tìm từ nhanh, đúng theo yêu cầu của chủ điểm.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng từ bài tập 1 viết sẵn trên bảng.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn trong các bài tập 2, 3.
 - Vở bài tập Tiếng việt.
III- Các hoạt động dạy học:
 1- Ổn định (1’): Hát
 2- Bài cũ (5’): So sánh. Dấu chấm.
 T nêu tên bài cũ và các yêu cầu khi kiểm tra. HS nhận xét.
 - HS làm bài tập 2 – lên bảng gạch dưới hình ảnh so sánh.
 - HS nêu các hình ảnh so sánh với nhau và cho biết hình ảnh nêu so sánh với hình ảnh nào?
 (âm thanh – âm thanh).
 T nhận xét.
 3- Bài mới (25’): Từ ngữ Quê hương – Ôn tập câu: Ai làm gì?
 a- Giới thiệu bài mới (1’): trong giờ Luyện tập & Câu tuần này các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm Quê hương và sau đó ôn tập câu lại về mẫu câu: Ai làm gì?
T ghi tựa bài trên bảng.
 b- Hướng dẫn làm bài tập (24’)
* Mục tiêu: giúp HS nắm được cách tìm từ theo chủ điểm và củng cố lại kiểu câu Ai làm gì?
* Cách tiến hành:
 Bài 1: học cá nhân, trò chơi thi đua.
 - T cho 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - T treo bảng phụ có ghi sẵn các từ ngữ đã cho.
 . Bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ đã cho thành mấy nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như thế nào?
- T cho HS làm bài vào vơ.û 
 - T tổ chức cho HS sửa bài bằng hình thức tổ chức trò chơi thi đua theo nhóm.
 + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi làm bài nhanh. HS cùng một nhóm tiếp nối nhau viết từ vào dòng thích hợp trong bảng, mỗi HS chỉ viết 1 từ. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc.
 - T nhận xét, tuyên dương, cho HS đổi chéo vở sửa bài bằng bảng đ/s.
 - T cho HS đọc lại các từ – cho HS nêu lại các từ khó hiểu nghĩa.
 Bài 2: phương pháp thảo luận, học lớp.
 - T cho 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - T cho HS đọc các từ trong ngoặc đơn.
 - T giải nghĩa thêm cho HS nắm và có thể cho HS nêu lên cách hiểu của:
 . quê quán, giang sơn (đất nước), nơi chôn nhau cắt rốn (nơi mình sinh ra và lớn)
 - T cho HS thảo luận nhóm.
 - T nhận xét các nhóm thảo luận và cho HS đọc đoạn văn với các từ vừa thay thế, mỗi HS đọc thay từ 1 lần.
 . Đáp án: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn.
T cho HS gạch vào vở bài tập.
 Bài 3: học cá nhân, thi đua trò chơi sửa bài
- T yêu cầu HS đọc đề bài.
 . Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- T cho HS làm bài vào vở.
- T cho HS sửa bài bằng cách chuyền 3 bông hoa, chọn 3 HS lên bảng – cả lớp nhận xét.
- T viết băng giấy 3 câu và HS gạch dưới.
- T nhận xét chung – tuyên dương. 
4- Củng cố, dặn dò (5’)
- T tổ chức cho HS thi đua đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì?
- T cho HS chuyền hoa trong 4 tổ, chọn ra 4 HS đại diện 4 tổ – HS đọc câu.
- T nhận xét HS đặt câu, tuyên dương.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài.
 Chuẩn bị bài tiếp theo.
 Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- HS nêu lại tên bài học.
- HS đọc yêu cầu cá nhân.
- HS đọc cá nhân các từ.
 . Bài yêu cầu xếp từ thành 2 nhóm, nhóm 1 chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm đối với quê hương.
- 2 HS lên bảng làm bảng phụ – cả lớp làm bài vào vở.
- HS nghe phổ biến luật chơi – Tiến hành chơi thi đua.
 . Chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
 . Chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thưong, yêu quí, thương yêu, bùi ngùi, tự hào. 
- HS đổi vở chéo sửa bài tập. 
- HS có thể nêu: mái đình, bùi ngùi, tự hào.
- HS đọc yêu cầu cá nhân.
- HS đọc cá nhân
- HS giải nghĩa cá nhân – bổ sung nhận xét.
- HS thảo luận ghi các từ có thể thay thế vào bảng gỗ – Đại diện trình bày phần thảo luận của nhóm.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS đọc đoạn văn có từ thay thế.
- HS làm bài vào vở bài tập cá nhân. 
- 1 HS đọc yêu cầu cá nhân.
 . Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì?
có trong đoạn văn, sau đó chỉ rõ bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai?”, bộ phận câu trả lời câu hỏi “làm gì?”.
- HS làm bài vở.
- 3 HS lên bảng thực hiện (1HS/1 câu)
- HS nhận xét bài sửa các bạn.
- HS đổi vở sửa bài bằng bảng đ/s
 Ai làm gì?
+ Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
+ Mẹ đựng hạt giống đầy nón là cọ, treo lên gác bếp để mùa sau cấy.
+ Chị đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
- HS hát chuyền hoa và chọn 4 tổ thực hiện đặt câu với 4 từ cho sẵn.
- HS nhận xét.
VD: . Bác nông dân đang gặt lúa.
 . Những chú gà con đang theo mẹ đi tìm mồi.
 . Đàn cá tung tăng bơi lội.
 . Em trai tôi chạy lon ton theo sau mẹ.
Bảng phụ
Bảng đ/s
Bảng gỗ
Vở Bài tập
Bảng đ/s
Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(2).doc