Giáo án Luyện từ và câu lớp 5

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5

I.Mục đích, yêu cầu:

 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.

2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.

3. Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.

III. Hoạt động dạy- học:

A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút ). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B.Dạy bài mới: ( 37 phút)

1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

2.Hướng dẫn HS thực hiện phần nhận xét.

Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS đọc các từ GV viết trên bảng:

 + xây dựng - kiến thiết.

 + vàng xuộm- vàng hoe – vàng lịm.

 

doc 49 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1719Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Mục đích, yêu cầu:
 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
2. Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
3. Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy- học: 
A.Kiểm tra bài cũ: (3 phút ). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B.Dạy bài mới: ( 37 phút)
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2.Hướng dẫn HS thực hiện phần nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc các từ GV viết trên bảng:
	 + xây dựng - kiến thiết.
 + vàng xuộm- vàng hoe – vàng lịm.
- Hướng dẫn HS so sánh các từ in đậm trong đoạn văn, sau đó tìm trong đoạn văn b và so sánh chúng.
+ Nghĩa của các từ này giống nhau.
* GV chốt lại :Vậy qua ví dụ ta thấy những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa. Cho HS nói lại.
Bài tập 2: 1HS đọc yêu cầu BT. Cho HS làm việc cá nhân..
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng.
* Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ này giống nhau hoàn toàn.
* Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau
+ Vàng xuộm chỉ màu vàng của lúa đã chín.
+ Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên.
+ Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
Vậy qua 2 BT em thấy từ đồng nghĩa có những nghĩa nào?( HS trả lời)
GV gắn bảng phần ghi nhớ. Cho HS nhắc lại nhiều lần.
2.Phần luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Gọi 1 HS đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu BT.
- HS phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải : + nước nhà – non sông. + hoàn cầu – năm châu.
Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu).
- HS làm việc theo cặp. GV quan sát,hướng dẫn.
- Cho HS đọc kết quả. GV nhận xét bổ sung ý kiến. Chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải : + Đẹp: đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh, xinh xắn
 + To lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, vĩ đạị, to kềnh
 + Học tập: học hành, học hỏi, học
 Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu)
 - GV nhắc HS chú ý : Mỗi em đặt 2 câu như mẫu.
 - Cho HS làm vào vở. Gọi HS nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt.
 - Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
VD : + Em bắt được con cua càng to kềnh. Lan bắt được một con ếch to sụ.
 + Chúng em chăm chỉ học hành. Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè.
3.Củng cố dặn dò : Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.Chuẩn bị cho bài : Luyện tập từ đồng nghĩa
 ---------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp HS tìm được những từ dồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận dược sự khác nhau giữa những từ đòng nghĩa không hoàn toàn. 
Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Cho HS nhắc lại :
+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho VD ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ? Cho VD ?
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu BT. GV phát bảng phụ.
- HS làm việc theo nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm lên gắn bảng phụ và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. GV chốt lời giải đúng.
Lời giải : a. Màu xanh: xanh biếc, xanh lè, xanh lơ,xanh lam, xanh mướt
 b. Màu đỏ: đỏ au, đỏ cạch, đỏ chói, đỏ lựng
 c. Màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng ngần,trắng phau..
 d. Màu đen: đen sì, đen kịt, đen ngòm, đen thui, đen trũi
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu BT. Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận, tuyên dương em làm bài tốt
* Lời giải: - Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt.
. - Mẹ em từ trong bếp đi ra má đỏ lựng vì nóng.
 - Búp hoa lan trắng ngần.
 - Cống nước đen ngòm.
 Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT và đoạn : Cá hồi vượt thác.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
 - Cho HS làm việc cá nhân.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến.
 - Cả lớp và GV nhận xết chốt lời giải đúng.
*Lời giải : Suốt đêm thác réo điên cuồng. Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dưới ánh nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chưa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đường.
3 Củng cố dặn dò: Về nhà đọc lại đoạn văn. Chuẩn bị cho bài sau.
 ------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC.
I.Mục đich, yêu cầu:
- Giúp HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học:
 A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút )
 HS làm bài tập 2(13).GV nhận xét, chữa bài.
 B.Dạy bài mớ i: ( 37 phút )
 1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
 2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp đọc thầm bài : Thư gửi các học sinh và bài Việt Nam thân yêu để tìm những từ đồng nghĩa với Tổ quốc.
- HS làm vào vở. 
- Gọi HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV chốt ý đúng.
 + Bài Thư gửi các học sinh: nước nhà, non sông.
 + Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương.
Bài tập 2 : Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- GV quan sát hướng dẫn.
- Cho các nhóm trình bày nối tiếp.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm thắng
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: đất nước , quốc gia, giang sơn,quê hương.
Bài tập 3 : 
- HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài. HS nhận xét. 
- GV khuyến khích các em tìm được nhiều từ.
- GV chốt lời giải đúng.
* Lời giải: quốc gia, quốc ca, quốc huy, quốc sách, quốc tế, quốc kì, quốc hiệu. vệ quốc
Bài tập 4 : HS đọc yêu cầu BT. 
- Cho HS làm vào vở.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, tuyên dương những em đặt câu văn hay.
3.Củng cố dặn dò: Dặn HS về nhà ôn bài . Chuẩn bị cho sau.
 -------------------------------------------------
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
 I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các BT 
thực hành tìm từ đồng nghĩa. Phân biệt các từ đã cho để hoàn thành những 
nhóm từ đồng nghĩa.
 - Biết viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng 
nghĩa đã cho 
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, bút dạ.
III. Hoạt đông dạy - học:
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). Học sinh làm bài tập 2 (Tiết 3).
 GV nhận xét bổ sung.
B.Dạy bài mới : ( 37 phút )
b : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT. 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Học sinh làm bài cá nhân. Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS lên gạch chân các từ đồng nghĩa.
- GV chốt lại lời giải đúng : mẹ, má, u, bu, bầm,mạ.
Bài tập 2 : 
- HS đọc yêu cầu BT. 
- GV giải thích yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. HS đọc lại.
* Lời giải: + bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
 + lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
 + vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài tập 3 : 
- GV nêu yêu cầu BT. HS theo dõi.
- Nhắc nhở HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Từng HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét.Khuyến khích động viên những HS có đoạn văn hay.
VD: Về đêm, hồ huyện có vẻ đẹp thật huyền ảo. Mặt hồ rộng mênh mông, lấp loáng dưới ánh đèn.Trong các lùm cây, những bóng đèn lung linh toả sáng. Thỉnh thoảng một chiếc ô tô chạy qua, quét đèn pha làm mặt nước hồ sáng rực lên. Trên trời lấp lánh những vì sao đêm.
3 Củng cố dặn dò: Dặn HS về nhà viết cho hoàn chỉnh bài tập 3.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi 
phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
- Biết sử dụng vốn từ để đặt câu.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
III. Hoạt động dạy - học: 
 A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút ). HS đọc lại đoạn văn có dùng từ miêu tả đã cho ở bài tập 4 tiết trước. GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : ( 37 phút ).
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giải nghĩa từ: tiểu thương là người buôn bán nhỏ.
- HS làm bài tập theo nhóm. Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho nhóm trình bày đúng nhất.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
* Lời giải:a. Công nhân:thợ điện, thợ cơ khí.
 b. Nhân dân: thợ cấy, thợ cày.
	 c. Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm.
	 d. Quân nhân: đại uý, trung sĩ.
	 e. Trí thức: giáo viên,bác sĩ, kĩ sư.
	 g.Học sinh: học sinh tiểu học, học sinh trung học. 
Bài tâp 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV nhắc nhở HS: có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ.
- Học sinh làm viêc cá nhân. Gọi HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. HS đọc thuộc lòng các thành ngữ.
 * Lời giải: + Chịu thương chịu khó : cần cù chăm chỉ
	 + .Dám nghĩ, dám làm : mạnh dạn, táo bạo.
	 + Muôn người như mộ t: đoàn kết, thống nhất ý chí
	 + Trọng nghĩa khinh tài : coi trọng đạo lý và tình cảm
	 + Uống nước nhớ nguồn : biết ơn người đã đem lại những điều 
tốt đẹp cho mình.
Bài tập 3: HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm câu chuyện : Con Rồng 
cháu Tiên. HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.
* Lời giải: 
a. Vì sao người Việt Nam gọi nhau là đồng bào ? ( Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu cơ).
b. Đồng hương, đồng môn, đồng học, đồng phục, đồng ca, đồng thanh, 
c. Cả lớp đồng thanh hát một bài. Bố mẹ tôi vốn là bạn đồng học.
3. Củng cố dặn dò: Về nhà học thuộc các thành ngữ,tục ngữ đã học.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I.Mục đích, yêu cầu:
- HS luỵên tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, 
đoạn văn
- Biết thêm một số thành ngữ , tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của 
người Việt với đất nước, quê hương.
- Giáo dục  ...  
- Các em đã biết những kiểu câu nào? HS đọc lại những kiến thức cần ghi nhớ.
- HS đọc thầm mẩu chuyện Quyết định độc đáo và làm bài.
Lời giải: Ví dụ
.
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
- Cách đây không lâu (TN), lãnh đạo thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh (CN) đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn (VN).
- Ông chủ tịch hội đồng thành phố (CN) tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả (VN).
-Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi (TN), công chức (CN) sẽ bị phạt 1 bảng (VN).
- Số công chức trong thành phố (CN) khá đông (VN).
- Đây (CN) là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh (VN).
3. Củng cố dặn dò: Về nhà ôn lại bài chuẩn bị cho giờ sau ôn tập.
Tuần 18 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
---------------------------------------------
Tiếng việt ôn
TIẾT 1
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh được kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Biết nhận xét về nhân vẩttong bài học, nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên các bài tập đọc,bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
B.Dạy bài mới: (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài.
- Học sinh đọc theo sự chỉ dẫn trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
- GV cho điểm.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài, 
- GV nêu câu hỏi để HS thóng nhất về cấu tạo của bảng thống kê.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Lời giải: 
 Giữ lấy màu xanh
STT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện của một khu vườn nhỏ
Vân Long
văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
thơ
5
người gác rừng tí hon
Nguyễn thị Cẩm Châu
văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
văn
Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tạp.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- GV lưu ý cho học sinh: Các em cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng – như kể về người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt ý.
3.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn những học sinh chưa được kiểm tra về nhà tập đọc, ôn HTL để giờ sau kiểm tra tiếp.
Tiếng việt ôn
TIẾT 2
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh tiếp tục được kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết các bài tập đọc, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1: 
Từng học sinh lên chọn bài bốc thăm. 
Đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
GV đặt câu hỏi để HS trả lời.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài tập 2: Học sinh thảo luận nhóm lập bảng thống kê.
Vì hạnh phúc con người
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun-tơn O-xlơ
văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
thơ
3
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lãng
văn
Bài tập 3: Học sinh làm việc độc lập
Gọi học sinh trình bày ý kyêsn của mình. 
Cả lớp nhận xét , GV bổ sung chốt ý.
Lớp bình chọn người phát biểu hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà tiếp tục ôn luyện để giờ sau kiểm tra tiếp.
Tiếng việt ôn
TIẾT 3
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh tiép tục được kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
1.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:
Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài.
Học sinh đọc bài theo yêu cầu trong phiéu.
GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
GV giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Học sinh làm việc theo nhóm.
Học sinh trình bày kết quả.
Sinh quyển
 (môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
rừng ; con người ; thú ; chim ; cây lâu năm ; cây ăn quả ; cây rau ; cỏ
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, rạch, ngòi, mương...
bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,..
Những hành động bảo vệ môi trường
trồng cây gây rừng ; phủ xanh đồi trọc ; chống đốt nương ; trồng rừng ngập mặn ; chống đánh bắt cá bằng mìn, bằng điện ; chống săn bắn thú rừng ; chống buôb bán động vật hoang dã,
giữ sạch nguồn nước ; xây dựng nhà máy nước ; lọc nước thải công nghiệp,
lọc khói công nghiệp
xử lí rác thải ; chống ô nhiễm bầu không khí,
3.Củng cố dặn dò :
Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà hoàn chỉnh bài tập 2, viết lại vào vở.
Học sinh tiếp tục ôn luyện để giờ sau kiểm tra.
Thứ tư ngày tháng năm 2006
Tiếng việt ôn
TIẾT 4
I.Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc về học thuộc lòng.
- Học sinh nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học :Phiếu viết tên các bài tập đọc về HTL
III.Hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Kiểm tra tập đọc về học thuộc lòng.
Bài tập 1: Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài.
Học sinh đọc theo yêu cầu trong phiếu.
Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
Nhận xét và ghi điểm.
Bài tập 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài Chợ Ta-sken
GV đọc bài chính tả một lượt, HS theo dõi SGK.
Học sinh đọc thầm bài chính tả, nhắc các em quan sát hình thức trình bày bài văn.
Hướng dẫn học sinh viết từ khó : Ta-sken, trộn, xúng xính, bím , thõng, thắt lưng, nẹp thêu, chờn vờn, ve vẩy,
 	GV nhắc nhở học sinh một số điều cần thiết trước khi viết bài.
GV đọc bài chính tả cho học sinh viết bài và theo dõi, hướng dẫn học sinh viết.
Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi, HS theo dõi tự phát hiện lỗi sai và sửa.
Giáo viên thu chấm một số bài của học sinh.
Học sinh trao đổi bài theo từng cặp để soát lỗi cho nhau.
Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương những em viết đẹp.
3.Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài ngày hôm sau.
Tiếng việt ôn
TIẾT 5
I.Mục đích, yêu cầu :
- Củng cố cho học sinh kĩ năng viết thư : biét viết một bức thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập và rèn luyện của em trong học kì I.
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết thư.
- Giáo dục học sinh yêu quý người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học :
Mỗi em chuẩn bị một tờ giấy viết thư.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B.Dạy bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh viết thư.
Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý. 
Cả lớp theo dõi trong SGK.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh: cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm của mình với người thân.
Cho học sinh thực hành viết thư.
Giáo viên quan sát chung và nhắc nhở học sinh trong khi làm bài.
Cho nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc lá thư.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất.
Tuyên dương các nhân viết thư hay.
3.Củng cố dặn dò : 
Giáo viên nhạn xét tiết học.
Dặn học sinh về nhà xem lại kiến thức về từ nhiều nghĩa để giờ sau kiểm tra tiếp.
Tiếng việt ôn
TIẾT 6
I.Mục đích, yêu cầu:
Học sinh tiếp tục được kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL
Học sinh được ôn luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm.
Giáo dục học sinh ý thức h ọc tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài.
- Học sinh đọc theo sự chỉ dẫn trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
- GV cho điểm.
Bài tập 2: 
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 Cho học sinh thảo luận nhóm.
Bài giải :
a) Trong bài từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.
b) Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là : em và ta.
d) Một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em l à : 
Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
3.Củng cố dặn dò :
Giáo viên nhận xét giờ học.
Dặn học sinh về nhà ôn tập để giờ sau kiểm tra định kì.
Thø s¸u ngµy th¸ng n¨m 2006
TiÕng viÖt «n
TiÕt 7
KiÓm tra
I.Môc ®Ých, yªu cÇu
- Häc sinh ®­îc kiÓm tra nh÷ng kiÕn thøc mµ c¸c em ®· häc vÒ ®äc – hiÓu vµ lµm bµi tËp luyÖn tõ vµ c©u.
- Häc sinh lµm bµi ®óng, chÝnh x¸c, biÕt c¸ch tr×nh bµy bµi.
- Gi¸o dôc häc sinh ý thøc häc tèt bé m«n.
II.§å dïng d¹y häc : 
§Ò kiÓm tra, häc sinh «n bµi.
III.Ho¹t ®éng d¹y häc :
§Ò chung toµn khèi.
TiÕng viÖt «n
TiÕt 8
KiÓm tra
I.Môc ®Ých, yªu cÇu:
- Häc sinh ®­îc kiÓm tra nh÷ng kiÕn thøc mµ c¸c em ®· häc vÒ ph©n m«n TiÕng viÖt trong häc k× I.
- Häc sinh biÕt c¸ch lµm bµi vµ tr×nh bµy bµi khi lµm v¨n.
- Gi¸o dôc häc sinh ý thøc häc tèt bé m«n.
II.§å dïng d¹y häc: 
§Ò kiÓm tra, häc sinh «n bµi
III.Ho¹t ®éng d¹y häc:
§Ò chung toµn khèi
28	TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP TIẾT 1
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh được kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu, tìm đúng các ví dụ minh họa về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên các bài tập đọc,bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (3p) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
B.Dạy bài mới: (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
Bài tập 1:
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài.
- Học sinh đọc theo sự chỉ dẫn trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
- GV cho điểm, nhận xét.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen tu va cau.doc