Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Mai Văn Trọng

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Mai Văn Trọng

Hoạt động 1: Khởi động.

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra kiến thức.

 + Yêu cầu học sinh đọc bài thơ “ Em thương ”.

- Giáo viên hỏi: Làn gió được nhân hoá nhờ những từ chỉ đặc điểm và hoạt động nào của con người. Em hãy tìm những từ ngữ ấy?

- Sợi nắng được nhân hoá nhờ những từ chỉ đặc điểm và hoạt động nào của con người. Em hãy tìm những từ ngữ ấy?

- GV nhận xét.

Bài mới: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức.

- Trong tiết luyện từ và câu hôm nay ,các em sẽ tiếp tục học về nhân hoá . Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

Bài tập 1:

- GV cho học sinh đọc yêu cầu bài.

- Gọi học sinh đọc câu thơ a và câu thơ b.

- Bài tập yêu cầu ta làm gì?

- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Cho học sinh đọc lại câu thơ a.

- Trong câu thơ a từ nào là từ chỉ cây cối?

- Bèo lục bình tự xưng là gì?

- Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Mai Văn Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Tiếng Việt _ Phân môn: Luyện từ và câu
 Bài dạy: Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
 Tuần: 28_ Tiết: 28
 Ngày dạy: 07 – 03 – 2012
 Ngày soạn: 28 – 02 – 2012
 Người dạy: Mai Văn Trọng.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố phép nhân hoá, ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
 - Thực hiện đúng các bài tập 1, 2, 3.
 - Yêu thích học môn Tiếng Việt.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Bảng viết nội dung ở bài tập 1, 2, 3; Phiếu học tập.
 - HS: Xem trước bài.
 III.Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra kiến thức.
 + Yêu cầu học sinh đọc bài thơ “ Em thương ”.
- Giáo viên hỏi: Làn gió được nhân hoá nhờ những từ chỉ đặc điểm và hoạt động nào của con người. Em hãy tìm những từ ngữ ấy?
- Sợi nắng được nhân hoá nhờ những từ chỉ đặc điểm và hoạt động nào của con người. Em hãy tìm những từ ngữ ấy?
- GV nhận xét.
Bài mới: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
*Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức.
- Trong tiết luyện từ và câu hôm nay ,các em sẽ tiếp tục học về nhân hoá . Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì? Cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
Bài tập 1:
- GV cho học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gọi học sinh đọc câu thơ a và câu thơ b.
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cho học sinh đọc lại câu thơ a.
- Trong câu thơ a từ nào là từ chỉ cây cối?
- Bèo lục bình tự xưng là gì?
- Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- Cho học sinh đọc lại câu thơ b.
- Trong câu thơ b từ nào là từ chỉ sự vật?
- Xe lu tự xưng là gì?
- Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- Tôi, tớ được sử dụng trong trường hợp nào?
- GV nhận xét tuyên dương học sinh.
- GV kết luận: Để cây cối, con vật , sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè thì nhà văn đã dùng những từ tự xưng của người như tôi, tớ để gọi cho cây cối, con vật, sự vật.
Bài tập 2
- Hướng dẫn học sinh làm câu a trên bảng phụ.
- Cho học sinh đọc đề.
- Cho học sinh đọc câu a.
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Bạn nào tìm trong câu a bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
- GV nhận xét.
Lưu ý: Câu hỏi “Để làm gì” có ý nghĩa là khi ta làm việc gì phải có tác dụng, lợi ích việc làm đó.
- Tương tự câu b, c các em làm trên phiếu học tập.
- GV sửa bài. Nhận xét bài làm của học sinh, tuyên dương HS.
Đáp án đúng:
b) Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
c) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Bài tập 3
- Cho học sinh đọc đề.
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- GV giải thích.
 + Dấu chấm: Đặt ở cuối mỗi câu, khi câu diễn đạt một ý trọn vẹn.
 + Dấu chấm hỏi: Khi hỏi người khác một điều gì ta đặt dấu chấm hỏi. Hoài nghi hay thắc mắc cần được giải đáp nội dung đó bằng một câu trả lời.
 + Dấu chấm than: Dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
- GV cho học sinh làm vào vở. Một học sinh làm trên bảng phụ .
- Chấm 10 tập học sinh.
- GV sửa bài và chốt lại lời giải đúng.
 Nhìn bài của bạn
Phong đi học về. Thấy em rất vui mẹ hỏi: 
- Hôm nay con được điểm tốt à?
- Vâng! Con được khen nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn?
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
- Gọi HS đọc lại bài tập 3.
- Nội dung câu chuyện.
+ Trong câu chuyện này có những nhân vật nào?
+ Qua câu chuyện này bạn Phong được điểm tốt là nhờ đâu?
+ Vì sao mẹ Phong lại ngạc nhiên?
+ Bạn Phong đã giải đáp sự ngạc nhiên của mẹ qua câu nói nào?
+ Đố các em câu chuyên này hài hước ở chỗ nào?
- GV nhận xét. Tuyên dương học sinh.
*Hoạt động 3: Củng cố.
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- GV yêu cầu học sinh chú ý phép nhân hoá sự vật, con vật khi đọc thơ văn.
- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi : “Để làm gì ”?(nếu còn thời gian)
Con phải mặc áo ấm để không bị lạnh.
- Tìm hình ảnh nhân hoá trong câu thơ sau.
Những cô hồng nhung đua nhau khoe sắc dưới ánh nắng mai.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấu phẩy.
- Hát.
+ Một học sinh đọc.
- HS trả lời.
Từ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm
Từ ngữ chỉ hoạt động
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Một học sinh đọc.
- Hai học sinh đọc.
- HS trả lời.
- Học sinh thảo luận.
- 1HS đọc.
- Trong câu thơ a từ chỉ cây cối là từ bèo lục bình.
+ Béo lục bình tự xưng là tôi.
+ Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm thấy bèo lục bình như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta.
- 1HS đọc.
- Trong câu thơ b từ chỉ sự vật là từ xe lu.
+ Xe lu tự xưng là tớ.
+ Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm thấy xe lu như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta.
- HS trả lời.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Theo dõi.
- Một học sinh đọc.
- 1HS đọc.
- Bài tập yêu cầu ta tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì”
- 1HS lên tìm và gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh làm bài trên phiếu học tập.
- Theo dõi.
- Một học sinh đọc.
- Học sinh trả lời.
+ Học sinh lắng nghe.
- Học sinh làm bài. Một học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh quan sát.
- 1, 2 HS đọc, lớp theo dõi.
+ Trong câu chuyện này có những nhân vật là mẹ Phong, Phong, Long, và thầy.
+ Qua câu chuyện này bạn Phong được điểm tốt là nhờ Phong nhìn bài của bạn Long.
+ Mẹ Phong ngạc nhiên vì Phong được điểm tốt là nhờ nhìn bài của bạn Long.
+ Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Học sinh nêu.
- Lắng nghe.
+ Để không bị lạnh.
+ Những cô hồng nhung.Mượn từ cô để gọi cây hồng hung.
- Học sinh lắng nghe.
 Sinh viên thực tập Duyệt, ngày tháng năm 2012
 Kí tên
 Mai Văn Trọng VŨ THỊ MAI PHƯƠNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_nhan_hoa_on_cach_dat_va_tra_lo.doc