Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 59: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 59: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

I. Mục tiêu, yêu cầu

1- Mở rộng vốn từ: Biết được những từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng của một người nam, một người nữ cần có.

2- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan hệ bình đẳng nam, nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.

II. Đồ dùng dạy – học

- Từ điển học sinh.

- Bảng lớp viết:

 + Những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh.

 + Những phẩm chất quan trọng nhất của phụ nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Tiết học 59: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59 Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Mở rộng vốn từ: Biết được những từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng của một người nam, một người nữ cần có.
2- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan hệ bình đẳng nam, nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy – học
- Từ điển học sinh.
- Bảng lớp viết:
 + Những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
 + Những phẩm chất quan trọng nhất của phụ nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS: HS làm BT2,3 của tiết Luyện từ và câu (Ôn tập về dấu câu).
- GV nhận xét và cho điểm.
- 2 HS lần lượt làm miệng.
• HSTB làm BT2.
• HSK làm BT3
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài
 Khi nhận xét một bạn nam, hay một bạn nữ, người ta thường dùng các từ ngữ khác nhau. Để giúp các em biết thêm những từ ngữ chỉ phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ, trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được mở rộng vốn từ về nam và nữ.
- HS lắng nghe
2 . Làm bài tập
HĐ1: Cho HS làm BT1
- GV nhắc lại yêu cầu:
H: Em có đồng ý với ý kiến đề bài đã nêu không?
Lưu ý: Các em chọn ý kiến đồng ý hay không cũng phải giải thích rõ lí do, GV không áp đặt các em
H: Em thích phẩm chất nào nhất ở một ban nam hoặc một bạn nữ?
- GV có thể hướng dẫn HS tra từ điển.
HĐ2: HS làm BT2
- GV giao việc:
 • Các em đọc lại truyện Một vụ đắm tàu.
 • Nêu những phẩm chất chung mà 2 bạn nhỏ Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô đều có.
 • Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ Phẩm chất chung của hai nhân vật cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
 • Ma-ri-ô nhờ bạn xuống cứu nạn để bạn được sống.
 • Giu-li-ét-ta lo lắng cho Ma-ri-ô.
b/ Phẩm chất riêng của mỗi nhan vật:
 • Ma-ri-ô kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng.
 • Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính.
HĐ3: HS làm BT3
- GV nhắc lại yêu cầu của BT.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại
Câu a: Con trai hai con gái đều quý, miễn là có tình nghĩa với cho mẹ.
Câu b: Chỉ có một con trai cũng được xem là đã có con, nhưng có đến mười con gái thì vẫn xem như chưa có con.
Câu c: Trai gái đều giỏi giang ( trai tài giỏi, gái đảm đang).
Câu d: Trai gái thanh nhã, lịch sự
GV:
- Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn, không coi thường con gái.
- Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu sai trái: trọng con trai, khinh con gái.
- Cho HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- Cho HS thi đọc.
- 1 HS *đọc BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại
- HS có thể trả lời theo hai cách:
+ Đồng ý
+ Không đồng 
- HS phát biểu tự do. Các em nêu rõ phẩm chất mình thích ở bạn nam, hoặc bạn nữ và giải thích nghĩa của từ chỉ phẩm chất mà mình vừa chọn.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân.
 Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung BT3, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS nhẩm thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- Một số HS thi đọc thuộc những câu tục ngữ, thành ngữ.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhăc HS có quan niệm đúng về quyền bình đẳng nam, nữ có ý thức rèn luyện những phẩm chất quan trọng của giới tính.
Ruựt kinh nghieọm:

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 59.doc