Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15- Trần Thế Khanh

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15-  Trần Thế Khanh

3. Bài mới

3.1. Giới thiệu – ghi tựa

3.2. Tìm hiểu ví dụ

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Đoạn văn có những nhân vật nào?

- Các nhân vật làm gì?

- Những từ nào được in đậm trong đoạn văn?

- Những từ đó dùng để làm gì?

- Những từ nào chỉ người nghe?

- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

Kết luận : Những từ chị, chúng tôi, ta, các ngươi trong đoạn văn trên là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.

- Thế nào là đại từ xưng hô?

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15- Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Tiết 21 Ngày dạy :
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I.MỤC TIÊU
* Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ )
* Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III);chọn được đại từ xưng hô để điền vào chỗ trống (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bài tập 1 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp.
Bài tập 1,2 viết sẵn vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
30ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Đại từ là gì? Đặt câu có đại từ
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Các nhân vật làm gì?
- Những từ nào được in đậm trong đoạn văn?
- Những từ đó dùng để làm gì?
- Những từ nào chỉ người nghe?
- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
Kết luận : Những từ chị, chúng tôi, ta, các ngươi trong đoạn văn trên là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
- Thế nào là đại từ xưng hô?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc lại lời của Cơm và chị Hơ Bia.
- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
Kết luận : Trong khi nói chuyện, chúng ta cần thận trọng trong dùng từ. Vì từ ngữ thể hiện thái độ của mình với chính mình và những người chung quanh.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Cho HS thảo luận nhóm đôi .
- Gọi HS phát biểu.
Kết luận : Để lới nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
3.3. Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm đôi với yêu cầu :
+ Đọc kĩ đoạn văn.
+ Gạch chân các đại từ xưng hô.
+ Đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy thái độ, tình cảm của mỗi nhân vật.(Hs K-G)
- Gọi HS phát biểu, GV gạch chân dưới các đại từ.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và hỏi :
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Nội dung đoạn văn là gì?
- Gọi 1 HS lên làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét ghi điểm.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã điền đầy đủ.
4. Củng cố – dặn dò.
- Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Quan hệ từ.
-Nhận xét : 
- Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
+ Mai ơi, chúng mình về đi.
- Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
- Cơm và Hơ Bia đối đáp. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
- Những từ : chị, chúng tôi, ta , các ngươi, chúng.
- Dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm.
- Những từ chỉ người nghe : chị, các ngươi.
- HS trả lời.
- Những từ chỉ người hay vật được nhắc tới : chúng
- Đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay người khác khi giao tiếp.
- 1 HS đọc.
+ Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
+ Ta đẹp là nhờ công cha công mẹ, chớ đâu nhờ các ngươi.
- Cách xưng hô của Cơm rất lịch sự, của Hơ Bia kiêu căng, thô lỗ, coi thường người khác.
- Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô :
+ Với thầy cô : Xưng là em , con.
+ Với bố mẹ : xưng là con.
+ Với anh, chị,em : Xưng là em, anh, chị.
+ Với bạn bè : xưng là tôi, tớ, mình, 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu :
+ Các đại từ xưng hô : ta, chú em, tôi, anh.
+ Thỏø xưng là ta, gọi rùa là chú em. Thái độ : kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thò là anh. Thái độ : tự trọng, lịch sự với thỏ.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Có : Bồ Chao, Tu Hú, các bạn của Bồ Chao, Bồ Các.
- Đoạn văn kể lại chuyện Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và Tu Hú gặp cái trụ chống trời. Bồ Các giải thích đó là cột điện cao thế mới được xây dựng. Các loài chim cười Bồ Chao đã quá sợ sệt.
- 1 HS lên làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở.
- Thứ tự cần điền : Tôi. Tôi. Nó. Nó. Chúng ta.
- 1 HS đọc.
Rút kinh nghiệm :
 Tuần 11 Tiết 22 Ngày dạy :
QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU
* Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ(ND ghi nhớ) ;nhận biết được quan hệ từ trong các vcâu văn(BT1,mục III);xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2);biết đặt câu với quan hệ từ.(BT3)
*Có ý thức BVMT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét.
Bài tập 2,3 viết sẵn vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
31ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo cặp với gợi ý :
+Từ in đậm nối những từ nào trong câu
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét.
Kết luận : những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi tìm những cặp từ được biểu hiện trong câu.
- Gọi HS phát biểu.
Kết luận : nhiều khi, các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.
3.3. Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu :
+ Đọc kĩ từng câu văn.
+Gạch chân dưới quan hệ từ và viết tác dụng của quan hệ từ ở phía dưới câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
(Gd môi trường)
Bài 3 (HS K-G)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
- Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ.
-Về nhà học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường.
-Nhận xét : 
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Trong mỗi ví dụ từ in đậm được dùng để làm gì?
a) Và nối say ngây với ấm nóng (quan hệ liên hợp).
b) Của nối tiếng hót dìu dặt với Họa Mi (quan hệ sở hữu).
c) Như nối không đơm đặc với hoa đào (quan hệ so sánh).
Nhưng nối câu văn sau với câu văn trước (quan hệ tương phản).
- Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu được biểu hiện bằng những cặp từ nào?
a) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
- nếu  thì  biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết.
- Kết quả.
b) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim thường rủ nhau về tụ hội.
- Tuy  nhưng : biểu thị mối quan hệ tương phản.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
1.Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng.
- 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
a) Và : nối nước với hoa(chủ ngữ song song)
của : nối tiếng hót kì diệu với Họa Mi(sở hữu).
rằng : nối hai vế câu (chính phụ).
b) Và : nối to với nặng (cùng bổ sung ý cho hạt mưa).
Như : nối rơi xuống với ai ném đá (so sánh).
c) Với : nối ngồi với ông nội (từ ông nội bổ sung ý nghĩa cho động từ ngồi).
Về : nối giảng với từng loài cây (cụm từ từng loài cây bổ sung ý nghĩa cho động từ giảng).
2.Tìm cặp quan hệ từ và biểu thị quan hệ.
a) Vì  nên  : Biểu thị quan hệ nhân quả.
b) Tuy  nhưng : Biểu thị quan hệ tương phản.
3.Đặt câu với mỗi quan hệ từ : Và, nhưng, của.
+ Em và An là đôi bạn thân
+ Em học giỏi văn nhưng em trai em lại học giỏi toán.
+ Cái áo của tôi còn mới nguyên.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 12 Tiết 23 Ngày dạy 
MỞ RỘNG VỐN TỪ :
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.MỤC TIÊU
* Hiểu nghĩa của một số từ ngữ về môi trường của BT1.
* Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho.
* Biết ghép đúng tiếng bảo(gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho (BT3).
*Giáo dục lòng yêu quý,ý thức BVMT,có hành vi đúng đắn với MT xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to, bút lông.
Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
30ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với một cặp quan hệ từ mà em biết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Cho HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
b) Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2 (K-G nêu nghĩa của mỗi từ ghép)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Gợi ý : ghép tiếng bảo với mỗi tiếng để tạo thành từ phức. Sau đó tìm hiểu và ghi lại nghĩa của từ phức đó.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi HS phát biểu.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý : tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về nh ... àu HS nhắc lại qui tắc viết hoa danh từ riêng.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn qui tắc viết hoa danh từ riêng.
- Đọc cho HS viết các danh từ riêng : Hồ Chí Minh, Tiền Giang, An-đéc-xen, La-phông-ten, Tây Ban Nha,.
- Nhận xét, dặn HS ghi nhớ qui tắc viết hoa.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS nhắc lại các kiến thức về đại từ.
- Yêu cầu HS làm bài, nhắc HS khoanh tròn vào các đại từ.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét.
a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
- Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.(Nguyên : danh từ làm chủ ngữ).
- Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má.(Tôi : đại từ làm chủ ngữ).
- Nguyên cười rồi đưa tay quệt má.(Nguyên : danh từ làm chủ ngữ).
- Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. (Tôi : đại từ làm chủ ngữ).
- Chúng tôi đứng dậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu. (Chúng tôi : đại từ làm chủ ngữ).
4. Củng cố – dặn dò.
-Về nhà học thuộc các kiến thức đã học và ôn lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ để chuẩn bị cho tiết học sau tiếp tục ôn tập về từ loại.
-Nhận xét : 
3 HS đặt câu trên bảng lớp.
- 1 HS đọc thành tiến cho cả lớp nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
+ Danh từ chung là tên của một loại sự vật. Ví dụ : sông , bàn ghế, thầy giáo,
+ Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. Ví dụ : Vân , Hùng, Hương, Tài, Đà Lạt,
- 2 HS tiếp nối nhau đọc trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
-2 HS nối tiếp nhau phát biểu.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 2 HS lên bảng viết.
- 1 HS đọc .
- HS nêu : Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp : tôi, chúng tôi, mày, chúng mày, nó, chúng nó,.bên cạnh các từ nói trên còn có đại từ xưng hô theo thứ bậc, tuổi tác, giới tính : ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
(HS khoanh tròn vào các từ : chị, em, tôi, chúng tôi).
- 1 HS đọc.
- 4 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
b) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào?
- Một mùa xuân mới bắt đầu.(Một mùa xuân mới : cụm danh từ).
c) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
- Chị là chị gái của em nhé!(danh từ dùng làm đại từ).
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi.(danh từ dùng làm đại từ).
d) Danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
- Chị là chị gái của em nhé! (Danh từ làm vị ngữ phải có từ là đi trước).
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi. (Danh từ làm vị ngữ phải có từ là đi trước).
Rút kinh nghiệm :
Tuần 15 Tiết 29 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ :HẠNH PHÚC
I.MỤC TIÊU
* Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1);tìm dduwowcj từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc ,nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc,(BT1,BT2);xác định được yếu tố quan trọngnhất tạo nên mộy gia đình hạnh phúc.(BT4)
* Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc.
* biết trao đổi, thảo luận để nhận thức đúng về hạnh phúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp.
Từ điển.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
32ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
a) Gọi HS đọc yêu cầu và chú thích của bài.
- Cho HS làm việc theo cặp. GV hướng dẫn cách làm : Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý giải thích đúng nghĩa của từ hạnh phúc.
- Gọi HS phát biểu. 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức như sau : Chia lớp làm 2 nhóm, xếp thành 2 hàng trước bảng. Phát phấn cho em đầu tiên của mỗi nhóm, yêu cầu 2 em lên bảng viết từ mình tìm được. Sau đó chuyền nhanh phấn cho bạn thứ hai lên viết. Cứ như thế cho đến hết.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhiều từ đúng, nhanh.
- Tổng kết cuộc thi. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- Gọi HS phát biểu và giải thích vì sao em lại chọn yếu tố đó.
- GV nhận xét, kết luận : Một gia đình giàu có nhưng bố mẹ lại hay cãi nhau, con cái không chịu học hành, kết bè với những đứa trẻ hư hỏng cuộc sống như thế dù không thiếu tiền bạc nhưng vẫn như là địa ngục, không thể có hạnh phúc, không có cả tương lai vì tiền bạc, nhà cửa sẽ không cánh mà bay đi hết.
+ Một gia đình mà các thành viên sống hòa thuận, tôn trọng, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó là một gia đình hạnh phúc.
4. Củng cố – dặn dò.
-Ghi mhớ những từ vừa tìm được và luôn có ý thức làm những việc có ích, góp phần tạo nên niềm hạnh phúc cho gia đình mình.Chuẩn bị bài tổng kết vốn từ.
-Nhận xét : 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn tả mẹ đang cấy lúa.
- 1 HS đọc .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Khoanh vào ý b : Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
+Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc : sung sướng, may mắn,
+ Những từ trái nghĩa với từ hạnh phúc : bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Thi tìm từ tiếp sức theo hướng dẫn của GV.
- Viết các từ tìm được vào vở. Ví dụ:
+ phúc ấm : phúc đức của tổ tiên để lại.
+ phúc bất trùng lai : điều may mắn lớn không đến liền nhau mà chỉ gặp một phần.
+ phúc đức : điều tốt lành để lại cho con cháu.
+ phúc hậu : có lòng nhân hậu, hay làm điều tốt cho người khác.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS thảo luận theo cặp trao đổi ý kiến của mình về hạnh phúc.
- 3 đến 5 HS phát biểu.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 15 Tiết 30 Ngày dạy :
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.MỤC TIÊU
* Tìm được những từ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em trên đất nước.
* Nêu được những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè theo y/c (BT1,2) .Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo y/c BT3(chọn 3 trong số 5 ý a,b.c.d.e.)
 * Viếtđược một đoạn văn miêu tả hình dáng của người thânđể viết đoạn văn tả người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
31ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với các từ có tiếng phúc mà em tìm được ở tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới 
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm. 
- Gọi các nhóm dán bài làm trên bảng, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Gọi HS đọc câu thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được, GV ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét, khen ngợi những HS phát biểu tốt.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 
Bài 4 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Yêu cầu 1 HS viết vào giấy dán lên bảng, đọc đoạn văn, GV sửa chữa cho HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
-Ghi mhớ những từ ngữ, thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài Tổng kết vốn từ.
-Nhận xét : 
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 1 HS đọc .
- Hoạt động nhóm viết vào bảng phụ. Mỗi nhóm một phần.
+ Người thân trong gia đình : cha, mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, cậu,
+ Những người gần gũi em ở trường học : thầy giáo, cô giáo, bạn bè, lớp trưởng, bạn thân, bạn cùng lớp, các em lớp dưới,
+ Các nghề nghiệp khác nhau: công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thủy thủ, hải quân,
+ Các dân tộc anh em trên đất nước ta : Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Dao, Kinh, Tày, Nùng , Thái, Hmông,
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau phát biể 
- Viết vào vở tục ngữ, thành ngữ, ca dao đã tìm được.
a) Tục ngữ nói về gia đình :
+ Chị ngã, em nâng.
+ Anh em như thể tay chân.
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
b) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò :
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Muốn sang thì bắc cầu Kiều.
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
c) Tục ngữ, thành ngữ nói về quan hệ bạn bè.
+ Học thày không tày học bạn.
+ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
+ Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hoạt động theo nhóm viết vào bảng phụ.
Ví dụ về những từ ngữ :
a) Miêu tả mái tóc : đen nhánh, đen mượt, đen mướt, nâu đen, hoa râm, muối tiêu,
b) Miêu tả đôi mắt : một mí, hai mí, bồ câu, ti hí,sáng long lanh, mơ màng,
c) Miêu tả khuôn mặt : trái xoan, chữ điền, bầu bĩnh, phúc hậu, 
d) Miêu tả làn da : trắng trẻo, bánh mật, đỏ như đồng hun, nõn nà, mịn màng,
e) Miêu tả vóc người : vạm vỡ, mập mâp, gầy nhom, nho nhã, cân đối,
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS viết vào giấy khổ to, cả lớp làm vào vở.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_11_den_tuan_15.doc