Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ
A. Mục tiêu :
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu bt1, bt2.
- Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của bt3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của bt4.
B. Đồ dùng dạy –học : bảng phụ
C. Hoạt động dạy học
Tuần 15 Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ A. Mục tiêu : - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu bt1, bt2. - Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của bt3 (chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e). - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của bt4. B. Đồ dùng dạy –học : bảng phụ C. Hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS I. KTBC : Bài tập 2, 3 SGK/ 147 II. Bài mới : 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu BT1. Bài 2 : Bài 3 Bài 4 : HS viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu, có từ ngữ miêu tả hình dáng một người thân. - GV chấm một số bài và nhận xét. III. Củng cố, dặn dò : - Hoàn chỉnh đoạn văn trên. - 2 HS - HS tiếp nối nhau trả lời . a) chỉ những người thân trong gia đình : cha, mẹ, cậu, dì, ... b) chỉ những người gần gũi em trong trường học : thầy giáo, cô giáo, bạn bè, cô bảo vệ, anh tổng phụ trách đội,... c) chỉ các nghề nghiệp khác nhau : công nhân, nông dân, giáo viên, thợ dệt,... d) chỉ các dân tộc anh em trên trái đất ta : Kinh, Tày, Nùng, Thái,... - HS thảo luận nhóm, trình bày. a) Nói về quan hệ gia đình : Chị ngã ,em nâng. Con có cha như nhà có nóc. Máu chảy ruột mềm.,... b) Nói về quan hệ thầy trò : Không thầy đố mày làm nên . Tôn sư trọng đạo,... c) Nói về quan hệ bè bạn : Học thầy không tầy học bạn. Bốn biển một nhà,... - HS thảo luận trong bàn, phát biểu + Tả hình dáng của người : mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc người - HS làm cá nhân, tiếp nối nhau trình bày. Tuần 16 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ(TT) A. Mục tiêu : - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. (bt1). - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn cô Chấm (bt2). B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ C. Hoạt động dạy –học : Hoạt động GV Hoạt động HS I. KTBC : Bài tập 2, 4 tiết LTVC trước. II. Bài mới : 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: - Tìm những từ đồng nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Tìm những từ trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. Bài 2 : - Nêu tính cách cô Chấm thể hiện trong bài văn. - Nêu được những chi tiết và minh hoạ cho nhận xét của em về tính cách cô Chấm: III. Củng cố, dặn dò : - Hoàn chỉnh bài 1,2. - Bài sau : Tổng kết vốn từ (tt) - 2 HS - HS làm theo nhóm và báo cáo kết quả. a) Từ đồng nghĩa : + nhân hậu : nhân đức, nhân từ, phúc hậu, thương người,... + trung thực : thật thà, chân thật, thẳng thắn, chính trực,... + dũng cảm : anh dũng, mạnh bạo, gan dạ, ... + cần cù : chăm chỉ, chuyên cần, ... b) Từ trái nghĩa : + nhân hậu : độc ác, tàn nhẫn,... +trung thực : gian dối, gian manh,... +dũng cảm : hèn nhát, bạc nhược,... + cần cù : biếng nhát, lười biếng,... - HS làm cá nhân, trình bày . + Tính cách : trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động. + Đôi mắt : dám nhìn thẳng. Nghĩ thế nào Chấm dám nói thế. Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm lao động để sống. Chấm hay làm. Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. - HS nêu 1 số từ ngữ vừa ôn. Tuần 16 Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ(TT) A Mục tiêu : Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (bt1). Đặt được câu theo yêu cầu bt2, bt3. B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. C. Hoạt động dạy- học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. KTBC : Bài 1, 2/ SGK 156. II. Bài mới : 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: a) Xếp các tiếng : trắng, đỏ, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son thành những nhóm đồng nghĩa. b) Chọn các tiếng : đen, thâm, mun, huyền, ô, mực vào chỗ trống trong các dòng đã cho sao cho đúng. Bài 2 : - Gợi ý cho HS nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ. Bài 3 : - Dựa vào gợi ý của bài văn, mỗi em đặt câu theo 1 trong 3 gợi ý a, b, c. - Chấm bài, nhận xét. III. Củng cố, dặn dò : + Bài sau : Ôn tập về từ và cấu tạo từ. - 2 HS - HS làm theo nhóm và trình bày. a/ Các nhóm đồng nghĩa: + đỏ, điều, son ; + trắng, bạch + xanh, biếc, lục ; + hồng, đào b/ +...bảng đen, + ... mèo mun +...mắt huyền, + ...chó mực +...ngựa ô, + ...quần thâm - HS đọc bài “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” của Phạm Hổ. + Trong miêu tả người ta hay so sánh. + So sánh thường kèm theo nhân hóa.... - HS làm bài cá nhân sau đó trình bày . Ví dụ : + Miêu tả sông, suối, kênh : Dòng sông Vu Gia như một dải lụa đào duyên dáng. + Miêu tả đôi mắt em bé : Đôi mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve. + Miêu tả dáng đi của người : Chú bé vừa đi vừa nhảy như con chim sáo.
Tài liệu đính kèm: