Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 24 - Trần Thế Khanh

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 24 - Trần Thế Khanh

2.Bài mới

2.1. Giới thiệu – ghi tựa

2.2. Tìm hiểu ví dụ

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phần nhận xét.

- Gọi HS nêu thứ tự các câu trong đoạn văn.

+ Muốn tìm chủ ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào?

+ Muốn tìm vị ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào?

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp, 1 hS làm trên giấy khổ to.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

 

doc 24 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 24 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 37 Ngày dạy :
CÂU GHÉP
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Nắm được khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại ;mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với yư của vế câu khác (Nd ghi nhớ)
Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1,mục III),thêm một vế câu vào chỗ tróng để tạo thành câu ghép(BT3)
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giấy khổ to chép nội dung bài tập 1, bài tập 3 phần luyện tập.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở mục I để HS nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
32ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu – ghi tựa
2.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phần nhận xét.
- Gọi HS nêu thứ tự các câu trong đoạn văn.
+ Muốn tìm chủ ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào?
+ Muốn tìm vị ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp, 1 hS làm trên giấy khổ to.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2 (Hs K-G)
- Yêu cầu HS xếp 4 câu trên vào hai nhóm : câu đơn và câu ghép.
- Gọi HS nhận xét và nêu thế nào là câu đơn? Thế nào là câu ghép?
- GV nhận xét.
Bài 3 
- Yêu cầu HS đọc lại các câu ghép trong đoạn văn.
- Có thể tách các câu ghép trên thành các câu đơn được không ?
- GV nhận xét.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
2.3. Luyện tập
Bài 1
Gọi 1 HS lên bảng tìm câu ghép, xác định vế câu có trong đoạn văn.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi diểm.
Bài 2
- Hỏi : Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được thành 1 câu đơn được không? Vì sao?
- GV nhận xét.
Bài 3
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu mình vừa đặt.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
-Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Cách nối các vế câu ghép.
-Nhận xét : 
- 1 HS đọc.
- 1 HS phát biểu:
Câu 1: Mỗi lần con chó to.
Câu 2 : Hễ con chó  giật giật.
Câu 3 : Con chó  phi ngựa.
Câu 4 : Chó chạy  ngúc nga ngúc ngắc.
+ Câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?
+ Câu hỏi : Làm gì? Thế nào?
C1:  con khỉ / cũng nhảy phóc lên ngồi
 C V
 trên lưng con chó to.
C2 : Hễ con chó / đi chậm, con khỉ / cấu hai 
 C V C V 
tai chó giật giật.
 C3: Con chó/ chạy sải thì khỉ /gò lưng như 
 C V C V
người phi ngựa . 
C4: Chó/ chạy thong thả, khỉ/ buông thõng 
 C V C V
hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc. 
- 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở
+ Câu 1 : câu đơn – có 1 vế câu.
+ Câu 2,3,4 : câu ghép – có 2 vế câu.
- Câu đơn là câu do một cụm C-V tạo thành.
- Câu ghép là câu do nhiều cụm C-V tạo thành. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi câu thành một câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với vhau về nghĩa.
- HS đọc phần ghi nhớ.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
STT
Vế 1 
Vế 2
C1
Trời/ xanh thẳm 
biển /. Chắc nịch
C2
Trời/ rải mây trắng nhạt
biển/ mơ màng dịu hơi sương
C3
Trời / âm u mây mưa
biển/ xám xịt nặng nề
C4
Trời /ầm ầm dông gió 
biển/ đục ngầu, giận giữ
C5
Biển/ nhiều khi rất đẹp
ai / cũng thấy như thế
- không được, vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với các vế câu khác.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc câu mình vừa đặt.
a) Mùa xuân đã về, muôn hoa khoe sắc thắm.
b) Mặt trời mọc, sương tan dần.
c) Trong truyện cổ tích cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam và lười biếng.
d) Vì trời mưa nên em đi học muộn.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 19 Tiết 38 Ngày dạy :
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
 Nắm cách nối các vế trong câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối.(ND ghi nhớ)
Nhận biết được câu ghép trong đoạn vănBT1,mục III;viết được đoạn văn theo yêu cầu Bt2
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu ghép và xác định CN,VN trong từng câu.
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1, 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
+ Theo em có những cách nào để nối các vế trong câu ghép?
- Kết luận : Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép. Nối bằng những từ có tác dụng nối như : thì, là, và, hay, hoặc,; nối trực tiếp các vế câu trong câu ghép bằng các dấu câu : dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu hai chấm.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, ghi điểm .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Hỏi : người em định tả là ai?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình và chỉ ra đâu là câu ghép.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
-Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Công dân.
-Nhận xét : 
-2 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- 3 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở.
+ Câu a có 2 câu ghép. Mỗi câu ghép có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu của câu 1 được đánh dấu bằng từ thì, câu 2 bằng dấu phẩy.
+ Câu b có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu được đánh dấu bằng dấu hai chấm.
+ Câu c có 3 vế câu. Ranh giới giữa 3 vế câu được đánh dấu bằng dấu chấm phẩy.
+ Các vế câu ghép được nối với nhau bằng các từ nối hoặc các dấu câu.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
-1 HS đọc .
- 3 HS làm trên bảng lớp, cà lớp làm vào vở.
Các câu ghép và vế câu 
Cách nối các vế câu 
+ Đoạn a có 1 câu ghép, với 4 vế câu :
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi/ nó  to lớn/ nó .khó khăn/ nó nhấn chìm  lũ cướp nước.
+ 4 vế câu nối trực tiếp với nhau, giữa các vế câu có dấu phẩy. (từ thì nối trạng ngữ với các vế câu).
+ Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu :
Nó nghiến răng ken két/ nó cưỡng lại anh/ nó không chịu khuất phục.
+ 3 vế câu được nối trực tiếp với nhau, giữa các vế câu có dấu phẩy.
+ Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu:
Chiếc lá thoáng tròng trành/ chú nháy bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
+ Vế 1 và vế 2 nối trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.
- 1 HS đọc.
- HS nêu.
- 2 HS viết vào phiếu, cả lớp làm vào vở.
Ví dụ : Bích Vân là bạn thân nhất của em. Tháng 2 vừa rồi, bạn tròn 11 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương. Vóc người bạn thanh mảnh,/ dáng đi nhanh nhẹn, / mái tóc cắt ngắn gọn gàng,
+ câu 4 là câu ghép, gồm 3 vế. Các vế nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
- 2 HS đọc.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 20 Tiết 39 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Hiểu nghĩa của từ công dân(BT1) ;xếp được mtj số từ ngữ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp (BT2);nắm đựoc một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT2,BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn của tiết trước.
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung 
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét và kết luận : Công dân có nghĩa là người dân của một nước, có nghĩa vụ và quyền lợi đối với đất nước.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
Bài 4 (Hs K-G)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GV chốt ý: Không thể thay thế từ công dân bằng những tư øđồng nghĩa với
 nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo. Các từ đồng nghĩa nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này.
4. Củng cố – dặn dò.
- Cho HS nêu lại nghĩa của từ Công dân.
-Về học bài và chuẩn bị bài nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
-Nhận xét : 
-2 HS đọc đoạn văn.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- Đáp án b.
+ Công dân có nghĩa là người dân của một nước, có nghĩa vụ và quyền lợi đối với đất nước.
- HS thảo luận nhóm, viết vào giấy lớn.
Công là của nhà nước, của chung
Công là không thiên vị 
Công là thợ khéo tay.
Công dân, công cộng, công chúng.
Công bằng, công lí, công minh, công tâm.
Công nhân, cong nghiệp.
- 1 HS đọc.
- HS làm việc nhóm đôi.
+ Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 20 Tiết 40 Ngày dạy :
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
 BẰNG QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.(ND ghi nhớ)
Nhận biết được các quan hệ từø được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép.(BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.
Giấy khổ to ghi sẵ ... toàn, lấn chiếm lòng đường, vĩa hè.
* Cảnh sát giao thông.
* Tai nạn, tai nạn giao thông, va chạm giao thông.
* Vi phạm quy định về tốc độ, thiết bị kém an toàn, lán chiếm lòng đường, vỉa hè.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài theo cặp. 1 HS viết vào bảng phụ.
* Những từ ngữ chỉ người liên quan đến trật tự, an ninh : cảnh sát, trọng tài, bọn càn quấy, bọn hu- li- gân.
* Những từ ngữ chỉ sự việc, hiện tượng, hoạt động liên quan đến trật tự, an ninh :
giữ trật tự, bắt, quậy phá, hành hung, bị thương
Rút kinh nghiệm :
Tuần 23 Tiết 46 Ngày dạy :
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
 BẰNG QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.(ND ghi nhớ)
-tìm câu ghép chỉ mối quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (BT1,mục III);tìm các quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có từ thuộc chủ điểm Trật tự – An ninh.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV ghi câu ghép lên bảng.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV kết luận : câu văn sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những... mà... thể hiện quan hệ tăng tiến.
Bài 2
- Yêu cầu : Em hãy tìm thêm những câu ghép có quan hệ tăng tiến.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Kết luận : Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một trong các cặp quan hệ từ : không những ... mà...; chẳng những ... mà...; không chỉ ... mà ...
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.2. Luyện tập
Bài 1(Hs K-G phân tích cấu tạo câu)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Truyện đáng cười ở chỗ nào?
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Trật tự – An ninh.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS lên làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Chẳng những Hồng chăm học / mà bạn ấy còn rất chăm làm.
+ Câu ghép có 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ chẳng những ... mà...
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Không những Hoàng học giỏi Toán mà bạn ấy còn học giỏi văn.
+ Lan không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất chăm làm.
+ Chẳng những hoa hồng đẹp mà nó còn rất có ích.
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc.
+ Bọn bất lương ấy (không chỉ) ăn cắp tay lái / (mà) chúng còn lấy luôn bàn đạp phanh.
+ Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng ngồi vào sau tay lái. Sau khi báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình bị nhầm.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
a) Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh.
b) Không những (chẳng những) hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
c) Ngày nay, trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hoà bình.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 24 Tiết 47 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : 
TRẬT TỰ – AN NINH
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Làm được Bt1;tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2);hiểu được nghĩa của những từ đã cho và xếp vào nhóm thích hợp (BT3);làm đựơc BT4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS phát biểu.
- GV kết luận : An ninh có nghĩa là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. Còn tình trạng yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, thiệt hại được gọi là an toàn. Không có chiến tranh và thiên tai còn có thể được gọi là thanh bình.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
+ Danh từ kết hợp với an ninh :
Cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh, an ninh chính trị, an ninh Tổ quốc, giải pháp an ninh,...
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm việc theo nhóm.
+ Từ ngữ chỉ người, cơ quan, tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật trự, an ninh : công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan an ninh, thẩm phán,...
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài và chuẩn bị bài Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tự làm bài và phát biểu : Chọn ý b(Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội )
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn làm bài. 1 HS làm trên bảng phụ.
 + Động từ kết hợp với an ninh:
Bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh, thiết lập an ninh....
- 1 HS đọc.
- HS làm bài theo nhóm.
+ Từ ngữ chỉ hoạt động bào vệ trật tự, an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự, an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật,...
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS làm việc theo cặp.
+ Từ ngữ chỉ việc làm : nhớ số điện thoại của cha mẹ, nhớ địa chỉ, số nhà của người thân, gọi điện 113, 114, 115; kêu lớn để người xung quanh biết; chạy đến nhà người quen; không mang đồ trang sức đắt tiền; khoá cửa, không mở cửa cho người lạ.
+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức : nhà hàng; cửa hiệu, đồn công an, 113, 114, 114.
+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên :ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 24 Tiết 48 Ngày dạy :
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
 BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
-Nắm cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp.(ND ghi nhớ)
-Làm đúng các bài tập 1,2 mục III
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2 phần Luyện tập.
Bảng lớp viết sẵn hai câu văn phần nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với 1 từ ờ bài 3 trang 59.
+ Hãy nêu những danh từ (động từ) có thể kết hợp với từ an ninh.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Hỏi : Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng để làm gì ?
- Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi?
Bài 3
_ Hãy tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép trên.
Kết luận : Các từ in đậm và các từ có thể thay thế cho nó trong hai câu ghép trên là các cặp từ hô ứng. Các cặp từ hô ứng dùng để nối các vế câu ghép làm cho chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và nó nằm trong bộ phận vị ngữ nên nó không phải là quan hệ từ. Khi dùng các từ hô ứng thì phải dùng cả hai từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- 2 HS trả lời.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS lên làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở bài tập.
a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt / sương đã buông nhanh xuống mặt biển
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy
- Để nối hai vế câu trong câu ghép.
- Nếu lược bỏ những từ ngữ in đậm ờ câu a thì 2 vế câu không có quan hệ chặt chẽ với nhau, câu b sẽ trở thành câu không hoàn chỉnh.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
a) Buổi chiều, nắng (mới, chưa, càng) nhạt, sương (đã, đã, càng) buông nhanh xuống mặt biển.
b) Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy.
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
a) 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa ... đã...
b) 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừa ... đã...
c) 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càng ... càng ...
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới (chưa, vừa) hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi dâng cao lên bấy nhiêu.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_19_den_tuan_24_tran_the_k.doc