Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 27 - Trần Thế Khanh

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 27 - Trần Thế Khanh

3. Bài mới

3.1. Giới thiệu – ghi tựa

3.2. Tìm hiểu ví dụ

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS trả lời câu hỏi của bài.

- GV nhận xét.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu hS làm việc theo cặp.

- Gọi HS phát biểu.

- Kết luận : Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau. Câu 1 nói về đền Thượng còn câu 2 lại nói về ngôi nhà hoặc ngôi chùa, trường lớp.

Bài 3

- Hỏi : Việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì?

- Kết luận : Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.

- Gọi HS đọc ghi nhớ

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 27 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Tiết 49 Ngày dạy :
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng ø liên kết câu(ND ghi nhớ).Hiểu tác dụng của liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu,làm được các BT ở mục III
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 2 phần Luyện tập.
Bảng lớp viết sẵn câu văn ở bài 1 phần nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có cặp từ hô ứng.
+ Gọi 2 HS đọc ghi nhớ trang 65.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu hS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận : Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung hai câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau. Câu 1 nói về đền Thượng còn câu 2 lại nói về ngôi nhà hoặc ngôi chùa, trường lớp.
Bài 3
- Hỏi : Việc lặp lại từ trong đoạn văn có tác dụng gì?
- Kết luận : Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài, học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Liên kết các câu trong bài bằngê1 từ ngữ.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- 2 HS đọc thuộc lòng ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài cá nhân.
- Từ đền là từ đã dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nối tiếp nhau trả lời : 
+ Nếu thay từ nhà thì hai câu không ăn nhập nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà.
+ Nếu thay từ chùa thì hai câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu một ý. Câu đầu nói về đền Thượng, câu sau nói về chùa.
- Việc lặp lại từ để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu.
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 2HS làm trên bảng , cả lớp làm vào vở.
a) Các từ : Trống đồng, Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 2 HS làm trên bảng , cả lớp làm vào vở.
. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang.
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba .
Rút kinh nghiệm :
Tuần 25 Tiết 50 Ngày dạy :
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thếtừ ngữ.(ND ghi nhớ)
Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để kiên kết câu vá hiểu tác dụng của việc thay thế đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn 1 phần nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng kiên kết bằng cách lặp từ ngữ.
+ Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận : Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Về đọc lại bài, học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- 2 HS đọc thuộc lòng ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nhận xét và nêu : Cácc câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn là : Hưng Đạo Vương, Oâng, Vị Quốc Công tiết chế, vị chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Oâng, Người.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nối tiếp nhau trả lời : 
+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1HS làm trên bảng , cả lớp làm vào vở.
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Cụm từ người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.
Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1HS làm trên bảng , cả lớp làm vào vở.
Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng :
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ :
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 26 Tiết 51 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Biết một số từ liên quan đến truyền thống dân tộc.
Hiểu nghĩa tư ghép Hán Việt : truyền thống gồm từ truyền(trao lại,để lại cho người sau,đời sau)và từ thống (nối tiếp nhau không dứt);làm được các BT1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 trang 82.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có sử dụng kiên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. 
- GV nhận xét, kết luận : Đáp án c là đúng. Tiếng truyền có nghĩa là trao lại, để lại cho đời sau, tiếng thống có nghĩa là nối tiếp nhau không dứt.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
+ Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác(thường thuộc thế hệ sau).
+ Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.
+ Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
- Gọi HS giải thích nghĩa của các từ vừa tìm được.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài, ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- 2 HS đọc thuộc lòng ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nhận xét và nêu :Đáp án c : Truyền thống là lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nối tiếp nhau trả lời : 
+ truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
+ truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng,...
+ truyền máu, truyền nhiễm,...
- HS nêu :
+ Truyền nghề : trao lại nghề mình biết cho người khác.
+ Truyền ngôi : trao lại ngôi báu cho con hay người khác.
+ Truyền bá : phổ biến rộng rãi cho mọi người.
+ Truyền hình : truyền hình ảnh và âm thanh đi xa bằng ra-đi-ô hoặc đường dây.
+ Truyền tụng : truyền miệng cho nhau.
+ Truyền máu : đưa máu vào cơ thể người.
+ Truyền nhiễm : lây.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
+ Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc : các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống văn hoá dân tộc : nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 26 Tiết 52 Ngày dạy :
LUYỆN TẬP 
THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Hiểu và nhận biết đượcnhững từ ngữ chỉ nhân vật Phù ĐổngThiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT 1; thay thế được những từ ngữ được lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2; bước đầu vieets được đoạn văn theo yêu cầu BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 trang 87.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu với từ thuộc chủ điểm truyền thống.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 
- Gọi HS phát biểu.
- Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau có tác dụng gì?
- Gọi HS nhận xét.
- GV kết luận : Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản đồng thời cung cấp thêm thông tin để người đọc biết rõ về đối tượng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS phát biểu.
+ Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn.
+ Tìm từ thay thế.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
- Gọi hS đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài, ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
-Nhận xét : 
-2 HS làm bài trên bảng lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nhận xét và nêu :Các từ dùng để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương : trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
- Có tác dụng tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài cá nhân
- HS nối tiếp nhau trả lời : 
+ Những từ bị lặp lại : Triệu Thị Trinh.
+Những từ thay thế : Triệu Thị Trinh, người thiếu nữ họ Triệu,, Nàng, Triệu Thị Trinh, người con gái vùng núi Quan Yên.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
Ví dụ : Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Hàng ngày, mỗi lần đi gánh củi qua ngôi trường gần nhà, cậu nép vào hiên nghe lỏm. Thấy cậu bé nhà nghèo nhưng ham học, thầy giáo nhận cậu vào học. Nhờ thông minh, chăm chỉ, cậu bé gánh củi ngày nào trờ thành trò giỏi nhất trường.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 27 Tiết 53 Ngày dạy :
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ truyền thống trong những câu tục ngữ ca dao quen thuộc theo yêu cầu BT1;điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao,tục ngữ(BT2)gần với chủ điểm nhớ nguồn.
Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn ô chữ hình chữ S
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và bài làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- Gọi các nhóm trình bày.
-HS khá –giỏi đọc thuộc các câu tục ngữ,ca dao
a) Yêu nước :
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
- Con ơi, con ngủ cho lành.
Để mẹ lên núi rửa bành con voi.
Muốn coi lên núi mà coi.
Coi bà Triệu Ẩu cưỡi voi đánh cồng.
c) Đoàn kết : 
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Một cây làm chẳng nên non,
ba cây chụm lại nên hòn núi cao....
- Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng hái hoa dân chủ :
+ Mỗi HS lên bốc thăm một câu.
+ Đọc câu ca dao hoặc câu thơ.
+ Tìm chữ còn thiếu và ghi vào ô chữ.
+ Trả lời đúng ô hình chữ S.
HS khá –giỏi đọc thuộc một số câu tục ngữ,ca dao
- GV nhận xét, tuyên dương HS giải đúng các ô chữ.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về đọc lại bài, ghi nhớ các câu tục ngữ, ca dao trong bài và chuẩn bị bài Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
-Nhận xét : 
-2 HS đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo nhóm, viết vào giấy khổ to.
b) Lao động cần cù :
- Tay làm hàm nhai, tay quay miệng trễ.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Có làm thì mới có ăn,
không dưng ai dễ đem phần đến cho.
- Trên đồng cạn dưới đồng sâu.
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa....
d) Nhân ái :
- Thương người như thể thương thân.
- Lá lành đùm lá rách.
- Máu chảy ruột mềm....
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn và thực hiện.
Giải đáp ô chữ :
1) Cầu Kiều
2) Khác giống
3) Núi ngồi.
4) Xe nghiêng.
5) Thương nhau.
6) Cá ươn.
7) Nhớ kẻ cho.
8) Nước còn.
9) Lạch nào.
10) Vững như cây.
11) Nhớ thương.
12) Thì nên.
13) Ăn gạo.
14) Uốn cây
15) Cơ đồ.
6) Nhà có nóc.
Ô chữ hình chữ S : Uống nước nhớ nguồn.
Rút kinh nghiệm :
Tuần 27 Tiết 54 Ngày dạy :
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG TỪ NGỮ NỐI 
I.MỤC TIÊU
Giúp HS :
Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối.Hiểu bà nhận biết được những từ ngữ dùng để nốicác câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối dùng để liên kết câu;thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn 1 phần nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
27ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ ở bài 2 trang 91, 92.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu – ghi tựa
3.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. 
- Hỏi : Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?
- GV kết luận : Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận : Những từ ngữ mà các em vừa tìm được có tác dụng nối các câu trong bài. 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
3.3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn Qua những mùa hoa.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và mẫu chuyện.
- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.
- GV ghi bảng các từ thay thế HS tìm được.
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện vui đã được thay thế từ.
- Hỏi : Câu bé trong truyện là người thế nào ? Vì sao em biết ?
4. Củng cố – dặn dò.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Về đọc lại bài, học thuộc ghi nhớ và ôn tập chuẩn bị thi GK2.
-Nhận xét : 
-3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nêu : 
+ Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài theo cặp.
- HS nối tiếp nhau trả lời : 
+ Các từ ngữ : tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặc khác, đồng thời,...
- 3 HS đọc.
- 2 HS đọc trước lớp.
- 2 HS làm trên bảng , cả lớp làm vào vở.
+ Đoạn 1 : từ nhưng nối câu 3 với câu 2.
+ Đoạn 2 : từ vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1 ; từ rồi nối câu 5 với câu 6.
+ Đoạn 3 : từ nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2, từ rồi nối câu 7 với câu 6.
+ Đoạn 4 : từ đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3
+ Đoạn 5 : từ đến nối câu 11 với câu 9, 10 ; từ sang đến nối câu 12 với câu 9, 10, 11.
+ Đoạn 6 : từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.
+ Đoạn 7 : từ đến khi nối câu 15 với câu 16, nối đoạn 7 với đoạn 6, từ rồi nối câu 16 với câu 15.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu : 
+ Từ nối là từ nhưng - Sai.
+ Thay từ nhưng bằng các từ : vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu thế thì.
+ Cậu bé rất láu lỉnh. Sổ liên lạc của cậu ghi lời nhận xét của thầy, cô chắc là không hay. Cậu không muốn bố đọc nhưng cần chữ kí xác nhận của bố. Khi bố trả lời là có thể viết được trong bóng tối, cậu đề nghị bố tắt đèn kí vào sổ liên lạc của cậu.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_25_den_tuan_27_tran_the_k.doc