LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tiết 11 MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ – HỢP TÁC
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa các từ có tiêng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT 1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3,BT4
II. Đồ dùng dạy - học: Một vài tờ phiếu đã kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- HS1: Thế nào là từ đồng âm?
- HS2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm
TUẦN 6 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tiết 11 MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ – HỢP TÁC I. Mục tiêu: - Hiểu được nghĩa các từ có tiêng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT 1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3,BT4 II. Đồ dùng dạy - học: Một vài tờ phiếu đã kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1, 2. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS - HS1: Thế nào là từ đồng âm? - HS2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 17’ 13’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. Bài 1/56: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Gọi HS trình bày kết quả làm việc. - GV và cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. Bài 2/56: - GV có thể tiến hành tương tự bài tập 1. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4. Bài 3/52: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV giao việc, yêu cầu HS đặt câu vào vở. - Gọi HS đọc câu văn của mình. Bài 4/52: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, yêu cầu các em tìm hiểu nội dung các thành ngữ, sau đó đặt câu. - Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. - GV và HS nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS HTL các câu thành ngữ. - Bài sau: Dùng từ đồng âm để chơi chữ - HS nhắc lại đề. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm việc theo cặp. - hữu nghị, hữu hảo, chiến hữu, thân hữu, bằng hữu, bạn hữu. - hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng. +Hợp tác; hợp nhất; hợp lực. +Hợp tình; phù hợp; hợp thời; hợp lệ; hợp pháp; hợp lí; thích hợp. Làm vào vở: - Bác ấy là chiến hữu của bố em. - Chúng ta là bạn hữu, phải giúp đỡ nhau. -Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích.. -Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi việc. -Chúng tôi đồng tâm hợp lực ra một tờ báo tường. -Bố luôn giải quyết công việc hợp tình, hợp lí. -Đọc đề và xác định yêu cầu – VBT. -HS nắm nội dung và đặt câu. -Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong mọi việc. -Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau trong mọi khó khăn, thử thách. -Thợ thuyền khắp nơi thương yêu, đùm bọc nhau như anh em bốn biển một nhà. TUẦN 6 Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 12 DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ I. Mục tiêu: - Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ ( ND ghi nhớ) - Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể (BT1,mục III) ; đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu BT2 . II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết hai cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi. + (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi. + (Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS - HS1: Hãy đặt câu với thành ngữ Bốn biển một nhà. - HS2: Đặt câu với thnàh ngữ Kề vai sát cánh. T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 14’ 16’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Nhận xét. - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Gọi HS nêu kết quả làm việc. - GV nhận xét và ghi điểm., rút ra ghi nhớ SGK/61. - Goi HS nhắc lại ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1/61: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV phát phiếu, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. - GV và HS nhận xét. Bài 2/61: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV chấm một số vở. - GV nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - Bài sau: Từ nhiều nghĩa - HS nhắc lại đề. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. + Rắn hổ mang đang bò lên núi. + Con hổ đang mang con bò lên núi. - Do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra 2 cách hiểu. - 2 HS đọc ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc theo nhóm 4. - a/ đậu - bò b/ chín - c/ bác - tôi d/ đá a) Đậu trong ruồi đậu là dung; đậu trong xôi đậu là đậu để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động; còn bò trong thịt bò là con bò. b)Tiếng chín1 là tinh thông; chín 2 là số 9. c)Tiếng bác1 là từ xưng hô; tiếng bác 2 là làm chin thức ăn..khi sền sệt. -Tiếng tôi1 là từ xưng hô; tiếng tôi 2 là đổ nước vào làm cho tan. d) Có 2 cách hiểu: -Con ngựa thật đá con ngựa bằng đá,con ngựa bằng đá không đá con ngựa thật. –Con ngựa bằng đá đá con ngựa bằng đá; con ngựa bằng đá không đá con ngựa thật. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc cá nhân TUẦN 7 Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 13 TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: - Nắmđược kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh các sự vật, hiện tượng, hoạt động, ...có thể minh hoạ cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm. T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 14’ 16’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Nhận xét. Bài tập 1/66:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV phát phiếu cho 2 HS, yêu cầu 2 HS làm trên phiếu, cả lớp dùng bút chì làm nháp. - GV và HS nhận xét 2 phiếu trên bảng. Bài tập 2/67:- Gọi HS đọc yêu cầu. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV và HS nhận xét. GV rút ra kết quả đúng. Bài tập 3/67- GV tiến hành tương tự bài tập 2. * GV rút ra ghi nhớ SGK/67. - Goi HS nhắc lại ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1/67:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV cho HS làm việc cá nhân - GV và HS sửa bài. GV rút ra kết quả đúng. Bài 2/67:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV và HS nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học. - Bài sau: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - HS nhắc lại đề. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - 2 HS làm phiếu. - tai-(a) ; răng (b) ; mũi (c) - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc theo nhóm đôi. +Răng của chiếc cào không dùng để nhai như người và động vật. +Mũi chiếc thuyền không dùng để ngửi. +Tai của cái ấm không dùng để nghe . - Đều chỉ vật nhọn sắc, sắp đều nhau thành hàng. - Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước. - Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai. - 2 HS đọc ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu. - Nghĩa gốc: Đôi mắt.../Bé đau.../ Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm việc nhóm 4. + lưỡi liềm, lưỡi hái,... + miệng bát, miệng hủ,... + cổ chai, cổ lọ,... - HS nhắc lại phần ghi nhớ. TUẦN 7 Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :Tiết 14 LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy ; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa chuyển trong các câu ở BT3. - Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. II. Đồ dùng dạy - học: - Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 (nếu có). III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS - HS1: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Nêu ví dụ. - HS2: Hãy tìm một số ví dụ về nghĩa chuyển của những từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 22’ 8’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3. Bài 1/73: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc, yêu cầu 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào nháp. - GV và HS sửa bài, GV chốt lại lời giải đúng. Bài 2/73: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Gọi HS lần lượt trình bày kết quả làm việc. - GV và HS nhận xét, rút ra kết luận đúng. Bài 3/73: - GV tiến hành tương tự bài tập 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 4. Bài 4/74: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV phát phiếu, yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV và cả lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm lại vào vở bài tập 4. - Bài sau: MRVT: Thiên nhiên - HS nhắc lại đề. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm việc cá nhân. - 1 - (d) ; 2 - (c) ; 3 - (a) ; 4 –(b) - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài. - chạy: sự vận động nhanh - ăn cơm (gốc) - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc nhóm 4. a) Nghĩa1: -Bé Thơ đang tập đi. Nghĩa2: -Mẹ nhắc Nam đi tất vào cho ấm. b) Nghĩa1: -Cả lớp đứng nghiêm chào lá quốc kì. Nghĩa2: -Mẹ đứng lại chờ Bích. - Đại diện nhóm trình bày. TUẦN 8 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 15 MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: -Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1) -Nắm một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng của thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2) -Tìm được từ ngữ tả không gian , sông nước và đặt câu với từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c BT 3,4. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. - Một số tờ phiếu để HS làm bài tập 3- 4 theo nhóm. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS - HS1: Em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đi. - HS2: Em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đứng. T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 14’ 16’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. Bài 1/78: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo cặp. - Gọi HS lần lượt nêu kết quả làm việc. - GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 2/78: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV giao việc, gọi 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào nháp. - GV và HS sửa bài trên bảng. - Yêu cầu HS đọc lại kết quả đúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4. Bài 378:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. * Đặt câu: Bài 4/78: - GV tiến hành tương tự bài tập 3. *Đặt câu: 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Bài sau: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - HS nhắc lại đề. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Thiên nhiên: tất cả những gì không do con người tạo ra. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân. - a/ thác, ghềnh b/ gió, bão - c/nước, đá d/ khoai, đất mạ - Tìm từ ngữ miêu tả không gian rồi đặt câu. - Bao la, mênh mông, bát ngát. -(xa) tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng,. - (dài) dằng dặc , lê thê. -chót vót, chất ngất, vòi vọi, vời vợi. - hun hút, thăm thảm, hoăm hoắm. -Chúng tôi đi đã mỏi chân, nhìn phía trước, con đường vẫn dài dằng dặc. -Bầu trời cao vời vợi. -Cái hang này sâu hun hút. -Biển rộng mênh mông. -Đọc đề- Xác định yêu cầu- VBT. -Ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào.. -Lăn tăn , dập dềnh, lững lờ,. -Cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào -Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm. -Những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước. -Những đợt sóng hung dữ xô vào bờ, cuốn trôi tất cả mọi thứ trên bãi biển. TUẦN 8 Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :Tiết 16 LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. Mục tiêu: - Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. - Hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa ( BT2 ) - Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa . II. Đồ dùng dạy - học: - Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS - Gọi 2 HS làm lại bài tập 3, 4/78. T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 10’ 10’ 8’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. Bài 1/82: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc, yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Gọi HS lần lượt trình bày kết quả làm việc. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. Bài 2/82: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu 3 HS làm bài trên phiếu, HS còn lại làm việc theo cặp. - Yêu cầu HS dán phiếu lên bảng. - GV và cả lớp sửa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. Bài 3/83: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập3. - Yêu cầu HS đặt câu vào vở. - GV chấm một số vở. - Yêu cầu HS đọc câu văn của mình. - GV và HS nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Bài sau: MRVT: Thiên nhiên - HS nhắc lại đề. - Tìm từ nhiều nghĩa và từ đồng âm. - đồng âm: chín, đường, vạt - nhiều nghĩa: chín (1) ; chín (3); đường (3) ; đường (2) ; vạt (1),(3) - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc theo nhóm đôi. - nghĩa gốc : xuân (1) - nghĩa chuyển: xuân (2); (3) - Đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ. -Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp. -Mẹ em cho em vào xem Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao. +Bé mới 4 tháng tuổi mà bế nặng cả tay. +Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên. -Loại sô- cô- la này rất ngọt. -Cu cậu chỉ ưa nói ngọt. -Tiếng đàn thật ngọt. TUẦN 9 Thứ hai ngày17 tháng 10 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :Tiết 17 MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: - Tìm được các từ thể hiện sự so sánh ,nhân hoá trong câu chuyện Bầu trời mùa thu - Viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp quê hương , biết dùng từ ngữ , hình ảnh so sánh , nhân hoá khi miêu tả. II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở bài tập 1; bút dạ, một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ngữ tả bầu trời để HS làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 04 HS - Gọi 4 HS làm lại bài tập 1- 4 SGK/83. T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 15’ 16’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. Bài 1,2/87: - Gọi HS đọc bài tập 1, 2. - Gọi 2 HS đọc mẩu chuyện trang 87. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 để tìm các từ ngữ. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3. Bài 3/88: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV phân tích đề. - GV hướng dẫn HS viết mẫu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chấm một số vở, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm lại bài tập 3 vào vở nếu viết chưa xong. - Bài sau: Đại từ - HS nhắc lại đề. - Tìm số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời. - 2 HS đọc câu chuyện. - HS làm việc theo nhóm4.anh -So sánh: Bầu trời xanh như... -Nhân hoá: được rửa mặt.../ dịu dàng.../ buồn bã.../trầm ngâm.../ ghé sát.../ cúi xuống lắng nghe... - Đại diện nhóm trình bày. - Viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên. - HS lắng nghe. - HS làm bài vào vở. TUẦN 9 Thứ năm ngày 20 tháng10 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU :Tiết 18 ĐẠI TỪ I. Mục tiêu: - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế cho danh từ , động từ, tính từ (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT) trong để khỏi lặp. - Nhận biết một số đại từ thường dùng trong thực tế(BT 1,2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho DT bị lặp lại nhiều lần. II. Đồ dùng dạy - học: Giấy khổ to: 2 tờ viết nội dung bài tập 2 và 1 tờ bài tập 3 phần luyện tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS - Gọi 3 HS lần lượt đọc lại đoạn văn ở bài tập 3 trang 88. T.G Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1’ 14’ 16’ 3’ 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Nội dung: Hoạt động 1: Nhận xét. Bài tập 1/92: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - Gọi HS lần lượt trình bày kết quả làm việc. - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2/92: - GV có thể tiến hành tương tự bài tập1. * GV rút ra ghi nhớù SGK/92. - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1/92: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Gọi HS lần lượt trình bày kết quả làm việc. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 2/93: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi tương tự bài tập 1. Bài 3/93: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi 1 HS đọc truyện vui. - GV giao việc, yêu cầu HS làm việc cá nhân. 3. Củng cố, dặn dò: - Goị HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. - Bài sau: Đại từ xưng hô - HS nhắc lại đề. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS làm việc cá nhân. - tớ, cậu: dùng để xưng hô - nó: dùng thay thế cho danh từ - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - 2 HS đọc ghi nhớ. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Bác, Người, Ông Cụ: dùng để chỉ Bác Hồ. Viết hoa là để tỏ thái độ kính trọng. -Tìm đại từ trong bài ca dao - HS làm việc nhóm đôi. - mày, ông, tôi, nó - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc truyện. - 1 HS làm bài trên bảng. - HS nhắc lại phần ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: