Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 40: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 40: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

2. Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép

II. Dồ dùng dạy học

- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai ( nếu có)

- Một số tờ giấy khổ to đã phô tô các bài tập.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu - Tiết 40: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYEÄN Tệỉ VAỉ CAÂU:
Tieỏt 40: NOÁI CAÙC VEÁ CAÂU GHEÙP BAẩNG QUAN HEÄ Tệỉ
I. Mục tiêu, yêu cầu
1. Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
2. Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép
II. Dồ dùng dạy học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai ( nếu có)
- Một số tờ giấy khổ to đã phô tô các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS.
H: Em hãy xếp các từ: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm vào 3 nhóm sau:
a/ Công có nghĩa là “của Nhà nước, của chung”
b/ Công có nghĩa là “không thiên vị”
c/ Công có nghĩa là “thợ”, “khéo tay”.
H: Em hãy tìm những từ đồng nghĩa với từ công dân.
- GV nhận xét + cho điểm.
HSK:
a/ công dân, công cộng, công chúng
b/ công bằng, công lí, công minh, công tâm.
c/ công nhân, công nghiệp
HSTB:
- nhân dân, dân chúng, dân
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
 Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em tiếp tục được học về câu ghép. Cụ thể là học về cách nối các vế câu ghép bằng quan hề từ. Từ đó các em sẽ biết dùng các quan hệ từ nối các vế câu ghép.
- HS lắng nghe
2.Nhận xét 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giao việc:
• Đọc lại đoạn văn.
• Tìm các câu ghép trong đoạn văn.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. GV dán 3 băng giấy (tờ giấy) đã ghi sẵn 3 câu ghép có trong đoạn văn:
Câu 1: Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngời vào ghế cắt tóc.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc:
• Các em đọc lại 3 câu ghép vừa tìm được ở BT1
• Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu trên.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
Câu 1: Có 3 vế. Cụ thể:
 Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở, / một người nữa tiến vào.
Câu 2: Có 2 vế. Cụ thể:
 Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Có 2 vế câu. Cụ thể:
 Lê-nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngời vào ghế cắt tóc.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu BT3.
- GV giao việc: Các em chỉ rõ cách nối các vế câu trong 3 câu trên có gì khác nhau.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng
• ở câu 1:
 - Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì.
 - Vế 2 và vế 3 nối với nhau bằng dấu phẩy.
• ở câu 2: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy... nhưng.
• ở câu 3: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng dấu phẩy
- 1HS* đọc yêu cầu + đọc đoạn trích.
- HS làm bài cá nhân ( có thể dùng bút chì gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn ở SGK).
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét
- 1 HS* đọc, lớp lắng nghe.
- 3HSKG lên làm bài trên bảng lớp. HS còn lại dùng bút chì gạch chéo đánh dấu các vế câu trong SGK.
- Lớp nhận xét bài 3 bạn làm trên bảng.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
3.Ghi nhớ
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ mà không nhìn SGK
- 3HS đọc
- 3HS nhắc lại.
4.Luyện tập
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.
- GV giao việc: có 3 việc:
• Đọc lại đoạn văn.
• Tìm câu ghép trong đoạn văn
• Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
• Câu 1là câu ghép: gồm 2 vế câu
• Cặp quan hệ từ nếu....thì
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
- GV giao việc: 3 việc
• Đọc lại đoạn trích
• Khôi phục lại những từ đã bị lược bớt đi.
• Giải thích vì sao tác giả lược các từ đó
- Cho HS làm bài tập. GV dán lên bảng phiếu ghi đoạn văn có từ bị lược.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
• Từ cần điền vào chỗ trống lần lượt là: nếu, thì
• Tác giả lược bớt các từ trên để cân văn gon, tránh lặp. Người đọc vẫn hiểu đủ, đúng những nội dung
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3
(cách tiến hành tương tự BT2)
a/ Từ cần điền: còn
b/ Từ cần điền: nhưng (hoặc mà)
c/ Từ cần điền: hay
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
 - HS làm bài cá nhân (dùng bút chì gạch trong đoạn văn ở SGK).
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét
- 1HSTB đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích.
- 1 HSK lên bảng làm trên phiếu.
- Lớp làm trong VBT 
- Lớp nhận xét kết quả
C.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
Ruựt kinh nghieọm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docLTC 40.doc