Giáo án Mĩ thuật lớp 4

Giáo án Mĩ thuật lớp 4

I. Mục tiêu

 - HS biết cách pha màu nhị hợp như màu: Da cam, tím, xanh lá cây .

 - HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, lạnh.

II. Chuẩn bị

 GV: - SGK, Vở tập vẽ 4, màu sáp, bột màu, bút vẽ và bảng pha màu.

 - Hình g.thiệu 3 màu cơ bản(màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha màu.

 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp.

III. Hoạt động dạy – học chủ yếu

*Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh

*Bài mới, giới thiệu bài, ghi bảng

 

doc 51 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ I
Năm học 2009 – 2010
Tuần 1 Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 1 : Vẽ trang trí
Mầu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu
 - HS biết cách pha màu nhị hợp như màu: Da cam, tím, xanh lá cây.
 - HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, lạnh.
II. Chuẩn bị 
 GV: - SGK, Vở tập vẽ 4, màu sáp, bột màu, bút vẽ và bảng pha màu.
 - Hình g.thiệu 3 màu cơ bản(màu gốc) và hình hướng dẫn cách pha màu.
 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
*Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
*Bài mới, giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV cho HS quan sát H2,H3 ở SGK và giải thích cách pha màu.
- GV giới thiệu các cặp màu bổ túc.
* GV tóm tắt: Từ 3 màu cơ bản ta pha trộn 2 màu khác nhau tạo ra màu thứ 3.
- GV cho HS xem gam màu nóng, lạnh và cho HS tìm 1 số màu lạnh?
*Hoạt động 2: Cách pha màu
- GV pha trực tiếp cho HS quan sát và giới thiệu màu có sẵn sáp màu.
 - GV cho HS chọn ra các màu bổ túc, màu lạnh, nóng và màu gốc.
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS làm bài tập
+ GV hướng dẫn HS chọn các gam màu nóng, lạnh để tô màu.
- GV theo dõi nhắc nhở và hướng dẫn HS làm bài.
3'
7'
23'
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Màu tím, da cam, nâu
+ Vàng + Đỏ = Da cam..
+ Gam nóng: Đỏ, nâu, vàng, da cam... 
+ Gam lạnh: Xanh lá cây, xanh lam
Màu lạnh gây cảm giác mát..
+ HS nhận ra các màu đã g.thiệu như màu xanh lam, tím, da cam
+ HS tập pha các màu ở giấy nháp.
+ HS làm bài vào vở tập vẽ 4
+ làm bài cá nhân.
+ Thực hành tại lớp.
*Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá(2')
- GV nhận xét chung giờ học.
- GV cùng HS chọn ra một số bài và gợi ý để HS nhận xét-xếp loại
*Dặn dò HS:(2')
- Yêu cầu HS qs màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu.
- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số hoa, lá thật.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
Tuần 2
Thứ ba ngày 01 tháng 9 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 2 : Vẽ theo mẫu
Vẽ hoa lá
I. Mục tiêu
	-HS nhận biết được hình dáng,đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa lá.
	-HS vẽ được bông hoa, lá theo mẫu.Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
	-HS yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên ; có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối.
II. Chuẩn bị 
 * GV chuẩn bị:
+ SGK, SGV.Tranh ảnh một số loại hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp ; một số bông hoa, cành lá đẹp để làm mẫu vẽ.
+ Hình cách vẽ hoa, lá trong bộ ĐDGH,Bài vẽ của HS các lớp trước.
 * HS chuẩn bị:
+ SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Một số hoa, lá thật 
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
*Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
*Bài mới, giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
 - GV dùng tranh, ảnh, hoa, lá thật cho HS xem và đặt các câu hỏi về :
+ Tên của các bông hoa, chiếc lá ;
+ Hình dáng, đặc điểm mỗi loại hoa, lá 
+ Màu sắc của mỗi hoa, lá ?
+ Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc..
+ Kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa lá khác?
 - Sau mỗi câu trả lời của HS, GV có thể bổ sung và giải thích rõ hơn về hình dáng, đặc điểm, sự phong phú đa dạng, vẻ đẹp của các loài hoa 
 * Hoạt động 2: Cách vẽ hoa-lá
- GV hướng dẫn vẽ trên bảng, kết hợp với hình minh hoạ bộ đồ dùng dạy học và hình 2,3 SGK
+ Vẽ khung hình chung của hoa, lá
+ Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính
+ Chỉnh sửa cho gần với mẫu.
+ Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá.
+ Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
- GV cho HS xem bài vẽ hoa, lá của HS các lớp trước.
 - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và hình 2,3 trang 7 SGK:
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành
- GV lưu ý HS quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ; sắp xếp cho cân đối với tờ giấy; vẽ theo trình tự các bước.
- GV quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: 
 + Cách sắp xếp hình vẽ
 + Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình
- GV gợi ý HS xếp loại bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
*Dặn dò HS: 
 Chuẩn bị cho bài học sau 
5'
5'
23'
2'
2'
- HS quan sát tranh hoa lá, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Hoa hồng, hoa cúc
+Hoa có nhiều cánh, hoa ít cánh
+ Hoa có nhiều màu, lá thường có màu xanh
+ Có rất nhiều loại lá và nó có nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau
+ HS kể tên một số loại lá
-HS quan sát 
- Một vài HS lên bảng vẽ cùng cô giáo
- Thi vẽ nhanh theo nhóm
- HS thực hành: vẽ hoa, lá theo mẫu
- HS nhận xét chọn bài tiêu biểu mình thích, đẹp về nét vẽ – màu sắc, bài vẽ rõ đặc điểm của loại hoa lá đó
- Quan sát các con vật trong cuộc sống hằng ngày.
Tuần 3
Thứ ba ngày 08 tháng 9 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 3 : Vẽ tranh
Đề tài các con vật quen thuộc
I. Mục tiêu
- Hoàn thành bài vẽ tranh con vật.
- Biết tô màu đẹp, vẽ con vật đúng yêu cầu.
- Giáo dục học sinh yêu thích con vật.
II. Chuẩn bị 
 * GV chuẩn bị:
+Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài các con vật.
 + Hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH
 * HS chuẩn bị:
+ Sưu tầm tranh,ảnh về đề tài các con vật. 
+ SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
*Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
*Bài mới, giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của GV
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- G V sử dụng GCTQ ở bộ ĐDDH hỏi về:
+ Tên con vật?
+ Hình dáng và màu sắc các con vật ?
+ Các bộ phận chính của con vật?
+ Ngoài những con vật trong tranh em còn biết những con vật nào khác?
+ Em thích con vật nào nhất?Vì sao?
+ Em sẽ vẽ con vật nào? hãy miêu tả hình dáng, màu sắc con vật mình định vẽ?
- GV bổ sung và giải thích rõ hơn về hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vể đẹp của các con vật
* Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ
- GV hướng dẫn vẽ trên bảng và kết hợp với hình gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ phác hình ảnh chung của con vật cân đối vào trang giấy.
+ Vẽ chi tiết các bộ phận cho rõ đặc điểm con vật
+Sửa hình hoàn chỉnh, vẽ thêm hình ảnh cho sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành
- GV quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
+ Cách vẽ hình rõ đặc điểm con vật
+ Cách vẽ màu
*Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: 
 + Cách bố cục hình vẽ hình vẽ
 + Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật
- GV gợi ý HS xếp loại bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
*Dặn dò HS: 
 Chuẩn bị cho bài học sau 
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh con vật, thảo luận và trả lời:
+ Con mèo, con thỏ, con gà, con trâu.
+ Con mèo đầu tròn có bốn chân, con trâu có sừng...
+ Đầu, mình, chân và đuôi
+HS kể tên con vật mà mình biết
+ HS trả lời theo cảm nhận của mình
- HS quan sát
- Thi vẽ nhanh theo nhóm
- HS thực hành: vẽ con vật theo ý thích, vẽ một hay nhiều con vật.
- HS nhận xét chọn bài tiêu biểu mình thích, đẹp về nét vẽ – màu sắc, bài vẽ rõ đặc điểm của con vật đó
- Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.
Tuần 4
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 4 : Vẽ trang trí
Chép hoạ tiết trang trí dân tộc=======
I. Mục tiêu
- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS biết cách chép và chép được hoạ tiết một vài hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS yêu quý,trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II. Chuẩn bị 
 * GV chuẩn bị:
+ Sưu tầm một số tranh, ảnh mẫu hoạ tiết trang trí dân tộc.
 + SGK,SGV và bài vẽ của HS năm trước.
+ Hình gợi ý cách chép h.tiết. 
 * HS chuẩn bị:
+ Sưu tầm tranh, ảnh hoạ tiết trang trí dân tộc.
+ SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
*Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
*Bài mới, giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của GV
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc ở bộ ĐDDH.
+ Các họa tiết trang trí là những hình gì?
+ Hình hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì?
+ Cách sắp xếp hoạ tiết như thế nào?
+ Hoạ tiết trang trí được dùng ở đâu?
* GV bổ sung và nhấn mạnh: Hoạ tiết trang trí dân tộc có nét mềm mại, và tinh tế.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ
- GV hướng dẫn vẽ trên bảng và kết hợp với hình gợi ý cách vẽ
+ Tìm vẽ phác hình dáng chung của hoạ tiết.
+ Vẽ các đường trục dọc, ngang để tìm vị trí các phần của hoạ tiết.
+ Đánh dấu các điểm chính, vẽ hình bằng nét thẳng.
+ Quan sát so sánh để điều chỉnh hình cho giống mẫu
+ Vẽ màu theo ý thích.
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành
- GV quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm:
+ Cách phác hình
+ Cách sửa hình
+ Vẽ màu vào hình
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài có ưu, nhược điểm rõ nét để nhận xét về: 
- GV gợi ý HS xếp loại bài vẽ và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
*Dặn dò HS: 
 Chuẩn bị cho bài học sau 
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh và trả lời:
+ Hình hoa, lá.
+ Được đơn giản và được cách điệu, đường nét hài hoà.
+ Sắp xếp cân đối.
+ ở đình, chùa, lăng, bia đá , đồ gốm, vải, khăn, váy áo.
- Quan sát và vẽ theo các bước.
+ HS chép hoạ tiết trang trí dân tộc
- HS nhận xét chọn bài tiêu biểu mình thích, đẹp về nét vẽ – màu sắc
- Sưu tầm tranh phong cảnh
Tuần 5
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2009
Mĩ thuật
Bài 5 : Thường thức mĩ thuật
Xem tranh phong cảnh
I. Mục tiêu
- HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, hình ảnh và màu sắc.
- HS yêu thích phong cảnh, có ý thức giữ gìn,bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Chuẩn bị 
 * GV chuẩn bị:
+ Sưu tầm một số tranh, ảnh phonhg cảnh và đề tài khác.
 + Tranh của hoạ sĩ có cùng đề tài.
*HS chuẩn bị:
 + Sưu tầm tranh,ảnh phong cảnh.
+ SGK, vở thực hành.
 III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
*Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
*Bài mới, giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động của GV
*Hoạt động 1: Xem tranh
1. Tranh phong cảnh sơn mài
- GV cho HS quan sát tranh và đặt câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Có những màu nào trong tranh?
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?
* GV tóm lại
2. Phố cổ
- GV cung cấp một số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái
- GV đặt một số câu hỏi liên quan tới bài.
- Cần bổ sung khi HS trả lời sai.
- GV kết luận: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh, sạch, đẹp, nó không chỉ giúp con người có ý tưởng tốt, mà còn có cảm hứng vẽ tranh
3. Cầu Thê Húc
- GV cho HS xem tranh về Hồ Gươm
-  ... nào cho đúng ?
*GV: Đi trên đường bộ hay thuỷ cần phải chấp hành luật lệ giao thông 
- Đi đúng phần đường quy định 
- Không chấp hành luật lệ sẽ làm cho giao thông ùn tắc, gây tai nạn, chết người,.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
+Vẽ cảnh giao thông trên đường cần có các hình ảnh 
Đường, cây, nhà, người, xe.
-Vẽ hình ảnh trước 
-Vẽ hình ảnh phụ sau cho sinh động 
-Vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt..
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV gợi ý HS tìm, sắp xếp các hình ảnh và vẽ màu cho rõ nội dung 
- GV quan sát HS làm bài 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
- GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp 
*Củng cố dặn dò
GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Kiểm tra đồ dùng học tập
- HS quan sát nhận xét
+An toàn giao thông 
+Xe, nhà, cây
+Ôtô, xe máy,
+Đi đúng phần đường quy định cho người đi bộ, xe đạp 
- HS quan sát
- HS tìm chọn nội dung và vẽ theo ý thích 
- Vẽ bài ra giấy hoặc vở bài tập 
- HS nhận xét chọn bài đẹp, về: 
+Rõ nội dung 
+Các hình ảnh đẹp 
+Màu sắc 
 -Sưu tầm tranh ảnh về các loại tượng
Tuần 30
Thứ ba ngày 7 tháng 4 năm 2009 
Mĩ thuật
Bài 30 : Tập nặn tạo dáng 
Đề tài tự chọn 
I-Mục tiêu 
- Học sinh biết chọn đề tài và những hình ảnh phù hợp để nặn. 
- HS biết cách nặn và nặn được một hay hai hình người hoặc con vật, tạo dáng theo ý thích. 
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh .
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
SGK, SGV 
-Tranh ảnh về tượng người, con vật 
*Học sinh 
- ảnh về người, con vật
- SGK, giấy vẽ hoặc vở thực hành 
- Đất nặn, mầu vẽ hoặc giấy màu .
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh để HS nhận xét.
+Tên con vật ?
+Đặc điểm của con vật ?
+Kể tên con vật nuôi trong nhà? 
+Các bộ phận chính của người hoặc con vật ?
+Các hoạt động của con vật?
- GVđặc câu hỏi để HS tìm ra sự khác nhau của các bộ phận chính ở một vài con vật 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách nặn một con vật 
Giáo viên hướng dẫn 
+Nặn các bộ phận chính trước : đầu, mình 
+Nặn các bộ phận khác sau : chân, đuôi, tai.....
+Ghép, dính thành con vật 
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành
Giáo viên quan sát gợi ý và giúp đỡ HS để các em hoàn thành bài 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- Giáo viên hướng dẫn HS nhận xét :
- GV nhận xét bổ sung 
* Củng cố dặn dò
GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Kiểm tra đồ dùng học tập
+Chó, lợn
+Mỗi con có một đặc điểm riêng 
+Chó, mèo, trâu,....
+Đầu, mình, chân, đuôi....
+Đi, đứng, ngồi, nằm,.
- HS quan sát
HS chọn con vật theo ý thích để nặn. 
-HS nặn một hai con vật 
-HS có thể nặn theo nhóm 
- HS nhận xét chọn sản phẩm đẹp:
+Hình dáng 
+Đặc điểm 
Quan sát đồ vật dạng hình trụ và hình cầu
Tuần 31
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009 
Mĩ thuật
Bài 31 : Vẽ theo mẫu 
Mẫu dạng hình trụ và hình cầu
 I-Mục tiêu 
- Học sinh hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. 
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- HS ham thích tìm hiểu các vật xung quanh. 
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
- SGK, SGV
- Mẫu vẽ 
*Học sinh 
- SGK
- Giấy hoặc vở thực hành 
- Bút chì, màu vẽ 
III-Các hoạt động dạy - học chủ yêú
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
-GV gới thiệu mẫu có dạng hình trụ, hình cầu để HS quan sát nhận xét.
+Ca có hình gì ?
+Ca có những bộ phận nào ?
+Quả có hình gì ?
+Màu sắc của quả ?
+So sánh tỉ lệ, màu sắc 2 đồ vật ca và quả 
+Vị trí của 2 đồ vật 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
Quan sát mẫu 
-Vẽ khung hình chung 
-Vẽ khung hình riêng 
-Vẽ phác các nét chính
-Vẽ chi tiết
-Lên đậm nhạt 
Hoạt động 3 : Thực hành 
- GV yêu cầu HS làm bài 
- Hướng dẫn HS về cách ước lượng tỉ lệ chung, riêng của từng mẫu vật
- Hướng dẫn lên đậm nhạt 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
- GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp 
*Củng cố dặn dò
GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Kiểm tra đồ dùng 
- HS quan sát nhận xét
+Hình trụ 
+Miệng, thân, đáy..
+Hình tròn..
+Đỏ, vàng 
+Ca cao hơn quả 
- HS quan sát
HS làm bài theo hướng dẫn 
- Vẽ cái ca và quả
HS tìm ra bài mình thích 
Quan sát chậu cảnh
Tuần32
Thứ ba ngày 21 tháng 4 năm 2009 
Mĩ thuật
Bài 32 : Vẽ trang trí 
Tạo dáng và trang trí chậu cảnh 
I-Mục tiêu 
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của chậu cảnh qua sự đa dạng của các hình dáng và cách trang trí. 
- HS biết cách tạo dáng, trang trí được chậu cảnh theo ý thích. 
- HS có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cảnh. 
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
-SGK, SGV 
-Tranh vẽ 3 chậu cảnh có hình trang trí khác nhau.
*Học sinh 
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
- Bút chì, tẩy, màu.
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh chậu cảnh?
+So sánh hình dáng, cách trang trí 3 chiếc chậu cảnh trên?
+Tác dụng?
+Chất liệu làm bằng gì?
+Giáo viên kết luận : chậu cảnh có nhiều loại với nhiều hình dáng khác nhau: to, nhỏ, cao, thấp.
Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí
*Tạo dáng:
-Phác hình và đường trục để tìm dáng chậu cảnh ( cao, thấp, rộng, hẹp ) 
-Tìm tỷ lệ các phần( miệng, cổ, thân...) và hình dáng của chậu.
*Trang trí:
-Tìm bố cục, hoạ tiết trang trí chậu .
-Tìm mầu nền và hoạ tiết.
-Vẽ cảnh hoặc vẽ trang trí theo mảng.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành
- Giáo viên gợi ý HS hoàn thành bài
Hoạt động 4: Đánh giá - nhân xét kết quả học tập
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét chọn bài đẹp, về: 
+ Cách tạo dáng
+ Cách trang trí 
*Củng cố dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Kiểm tra đồ dùng học tập 
- HS quan sát nhận xét
+Cách tạo dáng khác nhau.
+Cách trang trí, màu sắc.
+Trang trí đẹp
+Sành ,sứ, xi măng.
- HS quan sát
-Học sinh tạo dáng và trang trí một chiếc chậu cảnh.
- HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận
- Vẽ cảnh thiên nhiên
Tuần33
Thứ ba ngày 28 tháng 4 năm 2009 
Mĩ thuật
Bài 33 : Vẽ tranh 
Đề tài vui chơi trong mùa hè 
I-Mục tiêu 
- HS tìm hiểu nội dung đề tài về mùa hè.
- Biết cách vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè.
- Vẽ được tranh một hoạt động vui chơi trong mùa hè.
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
-SGK, SGV 
- Tranh vẽ hoạt động vui chơi trong mùa hè của thiếu nhi.
- Bài vẽ minh hoạ.
*Học sinh 
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành 
- Bút chì, tẩy, màu.
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh và câu hỏi gợi ý:
+ Ngày hè, em được gia đình cho nghỉ mát hoặc tham quan ở đâu?
+ Em được đi cắm trại ở đâu chưa?
+ Ngoài đi nghỉ mát và cắm trại, em còn được đi chơi ở những nơi nào khác?
+ Em thích hoạt động nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ
+Chọn và vẽ các hình ảnh chính: các em thiếu nhi tham gia các hoạt động
+ Vẽ thêm các hình ảnh phụ như: cây , sông, biển, hoa, cỏ...
+ Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành
- Giáo viên gợi ý HS hoàn thành bài.
Hoạt động 4: Đánh giá - nhân xét kết quả học tập
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét chọn bài đẹp, về: 
+Rõ nội dung chủ đề
+Sắp xếp mảng chính, phụ hợp lí.
+ Vẽ màu tưoi sáng, có hoà sắc.
*Củng cố dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Kiểm tra đồ dùng học tập 
- HS quan sát nhận xét, nhớ lại hoạt động diễn ra trong mùa hè.
- HS quan sát
- Học sinh vẽ tranh thiếu nhi vui chơi trong ngày hè.
- HS nhận xét chọn bài đẹp theo cảm nhận
- Vẽ tranh đề tài tự do
Tuần 34
Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2009 
Mĩ thuật
Bài 34: Vẽ tranh
Đề tài tự do
I-Mục tiêu 
- HS tìm hiểu cách tìmvà chọn đề tài tự chọn.
- Biết cách vẽ theo đề tài tự chọn.
- Vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích.
II-Đồ dùng dạy học 
* Giáo viên 
- Tranh, ảnh về các đề tài khác nhau
- Bài vẽ minh hoạ, bài vẽ của HS lớp trước.
*Học sinh 
- SGK, vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
- GV giới thiệu tranh mẫu về những đề tài khác nhau 
- GV yêu cầu một số HS chọn nội dung và hình ảnh vẽ trên tranh
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số cách vễ ở những thể loại khác nhau.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- GV quan sát lớp và gợi ý những HS còn lúng túng hoàn thành bài
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
- GV hướng dẫn HS nhận xét 
- GV bổ sung đánh giá 
*Dặn dò
- GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- HS quan sát nhận ra:
+ Có rất nhiều nội dung phong phúi để vẽ tranh.
+ Có rất nhiều cách vẽ tranh khác nhau.
- HS nêu cách vẽ
- HS tự chọn nội dung và vẽ theo cảm nhận riêng
- HS nhận xét chọn bài tiêu biểu, đep về:
+ Nội dung đề tài
+ Hình ảnh, cách sắp xếp hình ảnh.
+ Màu sắc
- Tổng kết năm học.
 Tuần 35
Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2009 
Mĩ thuật
Tổng kết năm học 2008- 2009
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
I-Mục tiêu
- GV học sinh thấy được kết quả giảng dặy học tập trong năm học .
- Nhà trường thấy được kết quả và tác dụng thiết thực của công tác quản lí và dạy học mĩ thuật.
- GV rút kinh nghiệm cho dạy – học ở những năm tiếp theo.
- HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong năm học tiếp theo ở bậcTHCS.
- Phụ huynh HS biết kết quả học tập của con em mình.
II-Hình thức tổ chức 
- Chọn các loại bài vẽ đẹp
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
- Trình bày nên giấy A0, có tiêu đề, đẹp.
- Bày các bài nặn vào khay, có tên bài nặn, tên HS
- Chọn bài đẹp làm đồ dùng dạy học cho năm tới.
- GV tổ chức cho HS xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy – học mĩ thuật có hiệu quả hơn những năm sau.
III-Đánh giá:
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn cha, mẹ HS cùng xem.
- Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp.
- Tặng phần thưởng cho HS xuất sắc nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docGa mi thuat lop 4 ca nam.doc