Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 1 đến 20 - Năm học 2022-2023

Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 1 đến 20 - Năm học 2022-2023

- HS nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc, chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy, nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- HS biết, hiểu về đường nét trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, màu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh.

- Bước đầu biết chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống.

 

docx 101 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Tuần 1 đến 20 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2022
MĨ THUẬT 5
Chủ đề: Sắc màu em yêu
Bài: Âm nhạc và sắc màu(2 tiết)
Tiết 1
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- HS nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc, chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy, nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
- HS biết, hiểu về đường nét trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, màu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh.
- Bước đầu biết chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống. 
2. Năng lực 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn nội dung thực hành. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phat biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thực hành
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực làm bài để hoàn thành nhiệm vụ của bài tập
- Yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo ra.
- Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để màu vẽ dính trên bàn, ghế,... 
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh vẽ của HS năm trước, một số bản nhạc. 
- Học sinh: Sách học MT lớp 5, giấy vẽ, chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Khởi động
-Tổ chức cho HS thi ghi tên nhanh các màu lên bảng.
- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề.
2. Hình thành kiến thức mới 
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm.
- Vẽ theo nhạc:
+ Hướng dẫn HS trải nghiệm vẽ theo nhạc:
. Dùng băng dính cố định tờ giấy vào mặt bàn.
. Lựa chọn màu sắc để vẽ theo thứ tự từ các màu nhạt đến đậm.
. Cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc và vẽ.
- Thưởng thức, cảm nhận và tưởng tượng các hình ảnh trên bức tranh vẽ theo nhạc:
+ Hướng dẫn HS:
. Treo các bức tranh vẽ theo nhạc của nhóm, cá nhân lên tường, bảng, giá vẽ.
. Sử dụng khung giấy hình chữ nhật để lựa chọn phần màu sắc mình thích trên bức tranh vẽ theo nhạc và tưởng tượng ra hình ảnh có ý nghĩa.
. Tìm ra các phần màu có hòa sắc nóng_lạnh, tương phản, đậm nhạt trong bức tranh.
. Nêu các hình ảnh hoặc kể các câu chuyện tưởng tượng được từ bức tranh.
- Tìm hiểu các sản phẩm trang trí từ bức tranh vẽ theo nhạc.
+ Cho HS quan sát hình 3.3 và thảo luận nhóm tìm hiểu cách trang trí bìa sách, bưu thiếp...qua một số câu hỏi gợi mở.
- GV tóm tắt:
+ Bức tranh vẽ theo nhạc là sản phẩm được kết hợp giữa âm nhạc và hội họa.
+ Từ những bức tranh đầy màu sắc, có thể tưởng tượng ra những hình ảnh phong phú và đa dạng.
+ Từ bức tranh vẽ theo nhạc, có thể sáng tạo ra các sản phẩm mĩ thuật đẹp.
* Cách thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.4 thảo luận nhóm tìm hiểu cách trang trí sản phẩm từ bức tranh vẽ theo nhạc.
- GV tóm tắt:
+ Nội dung phần chữ phải phù hợp với các hình ảnh mà em tưởng tượng được từ bức tranh vẽ theo nhạc.
+ Trên bìa sách, bưu thiếp...thường có hình ảnh, chữ và các con số. Có thể đặt hình ảnh, chữ và số theo chiều dọc, ngang, ở trên, dưới, bên phải, trái hay ở giữa bìa sách, bưu thiếp.
- Cho HS xem một số sản phẩm ở hình 3.5 để các em có thêm ý tưởng tạo hình sản phẩm.
3. Vận dụng
 - Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết sau để hoàn thiện thêm và trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
- 1, 2 HS lên bảng 
- Lắng nghe, mở bài học
- Hoạt động nhóm( KT xích xe tăng)
- Giấy A4 hoặc vở thực hành
- Có thể vẽ vài màu cùng một lúc
- Thân người vận động, lắc lư theo nhịp điệu của âm nhạc.
- Thực hiện
- Lắng nghe, thực hiện
- Thực hiện theo cảm nhận riêng
- Quan sát, thảo luận tìm hiểu cách làm
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Màu sắc trong bức tranh là các hòa sắc nóng lạnh, đậm nhạt, sáng tối...
- Và mang nhiều ý nghĩa
- Như bìa sách, truyện, thơ, bưu thiếp, bìa lịch...
- Quan sát, thảo luận tìm ra cách làm bài.
- Ghi nhớ
- Có thể vẽ thêm các đường nét và màu sắc để làm rõ ý tưởng.
- Tên sách thường có cỡ chữ lớn nhất, sau đó đến tên tác giả, tên nhà xuất bản và các nội dung khác. Màu sắc của chữ phải nổi bật.
- Quan sát, học tập
- Lắng nghe, ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022
MĨ THUẬT 4
Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị(2 tiết)
( Dạy theo chương trình Mĩ Thuật Đan Mạch)
 Kiểm tra ngàytháng 9 năm 2022
Tổ chuyên môn kiểm tra
Ban giám hiệu kí duyệt
Bùi Thị Tuyết NhungTrần Thị Thu Hương 
TUẦN 2 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
MĨ THUẬT 5
Chủ đề: Sắc màu em yêu
Bài: Âm nhạc và sắc màu(2 tiết)
Tiết 2
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- HS nghe và vận động được theo giai điệu của âm nhạc, chuyển được âm thanh và giai điệu thành những đường nét và màu sắc biểu cảm trên giấy, nhận biết tên gọi một số sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
- HS biết, hiểu về đường nét trong bức tranh vẽ theo nhạc. Từ các đường nét, màu sắc có thể cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh.
- Bước đầu biết chia sẻ về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật do bản thân, bạn bè, những người xung quanh tạo ra trong học tập và đời sống. 
2. Năng lực 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự lựa chọn nội dung thực hành. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phat biểu về các nội dung của bài học với GV và bạn học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thực hành
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực làm bài để hoàn thành nhiệm vụ của bài tập
- Yêu thích các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo ra.
- Có ý thức chuẩn bị đồ dùng, vật liệu phục vụ bài học và giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để màu vẽ dính trên bàn, ghế,... 
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh vẽ của HS năm trước, một số bản nhạc. 
- Học sinh: Sách học MT lớp 5, giấy vẽ, chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Khởi động
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của HS cho tiết học.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện Tiết 1. HĐ2
2. Luyện tập thực hành
* Tiến trình của hoạt động:
- Hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu HS chọn phần hình đã cắt rời từ bức tranh vẽ theo nhạc, sau đó thêm các đường nét và màu sắc để trang trí bìa sách, bìa lịch...theo ý thích.
- GV bật nhạc không lời giai điệu tươi vui tạo không khí vui vẻ, tăng thêm cảm xúc cho HS thực hành.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
* GV tổ chức cho HS trang trí bìa sách hoặc sản phẩm mĩ thuật mình yêu thích.
- Gợi ý HS sáng tạo tranh, sản phẩm khác từ phần còn lại của tranh vẽ theo nhạc.
4. Vận dụng, trải nghiệm
* Tiến trình của hoạt động:
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. 
- Nêu các hình ảnh hoặc kể các câu chuyện tưởng tượng ra trong tranh.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình:
+ Ý tưởng bức tranh của em là gì?
+ Em thích sản phẩm của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Em học hỏi được điều gì từ sản phẩm của các bạn trong lớp?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.
* ĐÁNH GIÁ:
- Hướng dẫn HS đánh dấu tích vào vở sau khi nghe nhận xét của GV.
- GV đánh dấu tích vào vở của HS.
- Đánh giá giờ học, khen ngợi HS tích cực.
* Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng cho chủ đề: ĐỒ VẬT THÂN QUEN
- Quan sát, sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng: Giấy màu, màu vẽ, keo dán, các loại đồ hộp.
- HS kiểm tra chéo trong bàn và báo cáo
- Thực hành cá nhân
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS hoàn thành bài tập
- HS thực hiện
- Trưng bày bài tập 
- Cử đại diện trình bày ý tưởng bài của nhóm mình.
- Trả lời, khắc sâu kiến thức bài học
- 1, 2 HS
- 1, 2 HS
- 1, 2 HS
- Rút kinh nghiệm bài sau
- Đánh dấu tích vào vở của mình
- Ghi lời nhận xét của GV vào vở
- HS ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022
MĨ THUẬT 4
Chủ đề 1: Những mảng màu thú vị(2 tiết)
( Dạy theo chương trình Mĩ Thuật Đan Mạch)
**********************************
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2022
NĂNG KHIẾU MĨ THUẬT 4
Những mảng màu em yêu
I. Yêu cầu cần đạt
- HS nêu được sự phong phú của sắc màu thiên nhiên và vai trò của sắc màu trong đời sống.
- Nhận ra và nêu được các cặp màu bổ túc, các màu nóng, màu lạnh.
- Vẽ được các mảng màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh tạo sản phẩm trang trí hoặc bức tranh biểu cảm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện
1. Giáo viên
- SGK, tranh ảnh, đồ vật có màu sắc phù hợp với nội dung chủ đề:
- Tranh vẽ biểu cảm của HS.
2. Học sinh
- Sách học mĩ thuật , giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì,.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
- Kiểm tra đồ dùng học tập: Vở thực hành, màu vẽ, chì, tẩy
- GV giới thiệu bài mới
1. HĐ 1: HD tìm hiểu
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
- GV treo 1 số bức tranh, ảnh về thiên nhiên, về các sản phẩm mĩ thuật do con người tạo ra với nội dung câu hỏi:
+ Màu sắc do đâu mà có?
+ Màu sắc trong thiên nhiên và màu sắc trong tranh có điểm gì khác nhau?
+ Màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống?
GV chốt:
+ Mắt người nhìn được màu sắc là do ánh sáng, không có ánh sáng (trong bóng tối) mọi vật không có màu sắc.
+ Màu sắc trong thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng.
+ Màu sắc trong tranh vẽ, sản phẩm trang trí, công trình kiến trúc,đều do con người tạo ra.
+ Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn, khiến cho cuộc sống vui tươi phong phú hơn. Cuộc sống không thể không có màu sắc.
- Chúng ta đã được học ở lớp 1 màu cơ bản, vậy đó là những màu nào?
- GV yêu cầu HS nhắc lại những loại màu đã tìm hiểu qua bài học trên lớp
+ Nêu những cặp màu bổ túc? Màu bổ túc có tác dụng gì khi vẽ tranh?
+ Thế nào là màu nóng, màu lạnh? Kể tên những màu thuộc gam màu nóng/lạnh?
- GV nhấn mạnh về cách sử dụng màu trong quá trình làm bài.
- GV treo 1 số bài vẽ của HS
+ Trong tranh có những màu nào?
+ Các cặp màu bổ túc có trong mỗi tranh là gì?
+ Bức tranh nào có nhiều màu nóng, màu lạnh?
+ Màu sắc trong mỗi bức tranh tạo cho em cảm giác gì?
- GV chốt: 
Sự hài hòa của màu sắc được tạo nên bởi sự kết hợp giữa màu nóng và màu lạnh, màu đậm và màu nhạt trong một ... nhạc.
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc
+ Dán giấy vào bàn bằng băng dính
+ Lựa chọn màu sắc theo thứ tự từ nhạt đến đậm ( Hạn chế sử dụng màu đen)
- GV hoạt động vẽ theo nhạc cho HS quan sát trước? 
- Giáo viên quan sát học sinh làm bài.
- Kết thúc hoạt động vẽ theo nhạc, giáo viên yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động vừa trải nghiệm.
+ Em có thích hoạt động vẽ theo nhạc không? Vì sao?
+ Các đường nét em vẽ như thế nào?
b. Hướng dẫn cảm nhận về màu sắc
- Hướng dẫn HS tìm ra màu sắc sáng, tối, đậm, nhạt.
- Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng.
- GV cho HS tưởng tượng những hình vẽ có ý nghĩa trong bảng màu
2. HĐ2: Hướng dẫn thực hiện
- GV hướng dẫn HS cắt phần tranh đã chọn ra khỏi bức tranh vẽ theo nhạc
- GV có thể hướng dẫn HS vẽ thêm nét và màu cho bức tranh thêm sinh động.
3. HĐ3: Hướng dẫn thực hành
- Hướng dẫn HS cảm nhận chọn lựa hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc
- HS chọn nhóm và hoạt động nhóm theo nhóm 6.
- Học sinh quan sát
- HS cảm thụ âm nhạc và vận động cơ thể theo tiết tấu giai điệu nhạc.
- Hs quan sát
- HS thực hiện
- Tập trung lắng nghe âm nhạc, vận động cơ thể và vẽ màu theo nhịp, tiết tấu.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thực hiện.
- HS quan sát
- HS sáng tạo tranh
4. Hoạt động nối tiếp
- Vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau và câu chuyện của nhóm mình
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2023
( Dạy TKB thứ 6)
NĂNG KHIẾU MĨ THUẬT 5
Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện
Tiết 1
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu sự đa dạng của không gian sân khấu.
- Biết sử dụng các vật liệu tìm được để tạo dựng mô hình sân khấu ba chiều phù hợp với nội dung chương trình, câu chuyện diễn ra trên sân khấu.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực làm bài để hoàn thành nhiệm vụ của bài tập
- Trách nhiệm: nghiêm túc trong luyện tập, thực hành
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sách dạy MT lớp 5, tranh ảnh, tư liệu, giáo án...
- Học sinh: Sách học MT lớp 5, giấy vẽ, chì, màu vẽ..
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi tập làm diễn viên
- GV hướng dẫn HS diễn xuất
? Để vai diễn hiệu quả cần làm gì?
- GV chốt, giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức mới
- GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm.
- GV đưa ra 1 sản phẩm của năm trước
+ Sân khấu là nơi dùng để làm gì?
+ Có nhiều hình thức trang trí sân khấu không?
+ Trên sân khấu thường có những hình ảnh gì?
- GV đưa ra 1 số sản phầm khác để hiểu thêm về hình thức, chất liệu và cách thể hiện.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt ý.
- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện và tạo hình sân khấu.
- GV cho HS quan sát thêm 1 số sản phẩm để các em tự tin hơn khi làm bài.
3. Luyện tập, thực hành
- Hướng dẫn HS cách làm bài.
+ GVyêu cầu HStạo hình nhân vật để tạo kho hình ảnh
- GV bao quát, hướng dẫn thêm
- GV nhắc HS vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: Chuẩn bị tốt đồ dùng hoàn thành sản phẩm của nhóm
- HS xung phong lên diễn 1 vai đã chuẩn bị
- HS quan sát, nhận xét
- Cần tạo ra 1 sân khấu phù hợp
- HS ngồi theo nhóm.
- HS quan sát 
+ Là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật hoặc tổ chức các sự kiện...
+ Mỗi nội dung chương trình, sự kiện, mỗi loại hình sân khấu có hình thức trang trí sân khấu khác nhau.
+ Nền phông gồm có chữ, hình ảnh trang trí...Tùy chương trình, sự kiện sẽ có thêm bục, bệ, loa đài...
- HS quan sát 
- Lắng nghe
- HS nêu
- HS quan sát
- HS lập nhóm làm bài
- Phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân
- HS làm bài
- HS vệ sinh lớp
- HS ghi nhớ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Kiểm tra ngàytháng 1 năm 2023
 Tổ chuyên môn kiểm tra
 Ban giám hiệu kí duyệt
TUẦN 20 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2023
MĨ THUẬT 5
Chủ đề: Tiết học vui vẻ
Tiết 2: Trải nghiệm: Vẽ tranh Bác Hồ đi công tác 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Mô phỏng lại nội dung của tác phẩm “ Bác Hồ đi công tác” được xem.
- Tạo hình 2D, 3D hình thức Vẽ, xé dán, đất nặn...
2. Năng lực 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực làm bài để hoàn thành nhiệm vụ của bài tập
- Trách nhiệm: nghiêm túc trong luyện tập, thực hành
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sách dạy MT lớp 5, tranh ảnh, tư liệu, giáo án...
- Học sinh: Sách học MT lớp 5, giấy vẽ, chì, màu vẽ..
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi âm nhạc , hát nối tiếp 1 bài hát về Bác Hồ.
2. Luyện tập, thực hành
+ GV yêu cầu HS hoàn thành bài vẽ mô phỏng lại tranh “ Bác Hồ đi công tác" hoặc hình ảnh Bác Hồ theo ý thích.
=> GV cho HS tự lựa chọn hình thức thể hiện để mô phỏng lại bức tranh.
3. Vận dụng, sáng tạo( KT trình bày 1 phút)
- GV cho HS lên trưng bày sản phẩm :Trưng bày, giới thiệu sản phẩm kể chuyện về Bác Hồ.
? Các em thấy sản phẩm của bạn ntn?
? Ai có thể chỉ ra 1 bức tranh ấn tượng?
? Bạn cảm thấy bức tranh nào giống như thế ko?
? Tìm ra những điểm khác nhau của bức tranh?
? Ai có bổ sung ý kiến gì?
=> GV chốt kiến thức: Nhận xét sản phẩm của HS
- Từ những trải nghiệm với tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thụ . Các em có thể thể hiện thêm được một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ.
- GV gợi ý để HS vẽ thêm các bức tranh về Bác Hồ theo ý thích.
- GV gợi ý giúp HS tìm 1 số chất liệu khác để thể hiện tác phẩm về Bác Hồ.
? Em có cảm nghĩ gì sau khi học xong chủ đề này?
- GV nhắc HS vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ và thông tin về việc Bác về thăm Hải Dương và câu chuyện của nhóm mình
- HS hát bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng
- HS thực hành
- HS lựa chọn hình thức thể hiện: Vẽ, Xé dán, 2D, 3D..
- HS trưng bày sản phẩm và giới thiệu chia sẻ sản phẩm của mình.
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- Hs thực hiện ở nhà.
- HS tìm thêm 1 số nguyên liệu chất liệu để thể hiện tác phẩm: Như các loại lá cây, các loại hạt
- HS trả lời
- HS vệ sinh lớp học
- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2023
MĨ THUẬT 4
Chủ đề 7: Vũ điệu của sắc màu (2 tiết)
Tiết 2
( Dạy theo chương trình Mĩ Thuật Đan Mạch)
 Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2023
NĂNG KHIẾU MĨ THUẬT 4
Vũ điệu của sắc màu
Tiết 2
I. Yêu cầu cần đạt
- Từ đường nét, màu sắc trong bức tranh vẽ theo nhạc, cảm nhận và tưởng tượng được hình ảnh có ý nghĩa.
- Phát triển được trí tưởng tượng và sáng tạo trong quá trình tạo ra bức tranh biểu cảm mới.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện
1. Giáo viên.
- SGK, tranh ảnh phù hợp với nội dung chủ đề
-Sản phẩm của HS năm trước.
2. Học sinh.
- Sách học mĩ thuật , giấy vẽ, màu vẽ, giấy màu, hồ dán, bút chì,.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
- Kiểm tra đồ dùng học tập( Lớp phó học tập kiểm tra, báo cáo)
- Bài mới: GV giới thiệu
1. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
- Hướng dẫn HS cảm nhận chọn lựa hình ảnh và sáng tạo bức tranh biểu cảm từ bức tranh vẽ theo nhạc
2. Hoạt động 4: Hướng dẫn trưng bày
- Hướng dẩn học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm mình, thảo luận chia sẻ .
- Giáo viên gợi ý:
+ Em có cảm nhận gì sp của bạn?
+ Vật liệu và màu sắc được thể hiện như
thế nào?
+ Nội dung?
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Tại sao?
+ Em hãy nhận xét và nêu bài học từ bài của bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá, tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài.
- HS sáng tạo tranh
- Tổ trưởng điều khiển từng tổ lên bảng trưng bày sản phẩm 
- Chọn bạn lên giới thiệu sản phẩm
- Giới thiệu sản phẩm
HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Vệ sinh lớp học
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau 
Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2023
NĂNG KHIẾU MĨ THUẬT 5
Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng tạo dáng, trang trí chữ đã học vào trang trí sân khấu.
- Hoàn thành được sản phẩm sân khấu theo ý thích
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
2. Năng lực 
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, họa phẩm để học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành sáng tạo 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực làm bài để hoàn thành nhiệm vụ của bài tập
- Trách nhiệm: nghiêm túc trong luyện tập, thực hành
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sách dạy MT lớp 5, tranh ảnh, tư liệu, giáo án...
- Học sinh: Sách học MT lớp 5, giấy vẽ, chì, màu vẽ..
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Khởi động
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS, hình đã vẽ từ tiết 1
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới
2. Luyện tập thực hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để chọn nội dung chương trình, hình ảnh, màu sắc trang trí, vật liệu trang trí sân khấu,
- GV nêu yêu cầu:
a. Hoạt động cá nhân:
- Tạo hình nhân vật
- Tạo hình sân khấu, bối cảnh, phông nền...
b. Hoạt động nhóm:
- Sắp đặt các nhân vật vào bối cảnh
- Thêm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm
+ Hình thức làm bài: HS có thể tạo hình sân khấu từ nhiều chất liệu khác nhau như: Giấy bìa, giấy màu, màu vẽ, đất nặn, que, 
Lưu ý HS: Hình ảnh và chữ cần cân đối, hài hòa, màu sắc tươi sáng, rực rỡ, hình ảnh nhân vật cân cân đối với không gian... 
3. Vận dụng, sáng tạo( KT trình bày 1 phút)
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm
- GV đánh giá nhận xét tiết học
? Em có cảm nghĩ gì sau khi học xong chủ đề này?
- GV nhắc HS vệ sinh lớp học
- HS kiểm tra chéo, báo cáo
- HS thảo luận
- HS thực hiện cá nhân sau khi thảo luận nhóm theo sự phân công của nhóm.
- HS làm bài 
- Trưng bày sản phẩm.
- Đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm và trình bày câu chuyện của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bài của nhóm bạn.
- Lắng nghe 
- HS trả lời
- HS vệ sinh lớp
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.
 Kiểm tra ngày. .tháng 1 năm 2023 
Nhóm chuyên môn kiểm tra
 Bùi Thị Tuyết Nhung
Ban giám hiệu kí duyệt
 Trần Thị Thu Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_5_tuan_1_den_20_nam_hoc_2022_2023.docx