Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Lê Hoàng Bảo

Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Lê Hoàng Bảo

I.MỤC TIÊU :

Sau khi học bài này, học sinh sẽ :

v Vị thế của học sinh lớp Năm so với lớp trước.

v Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức ,kỹ năng đặt mục tiêu .

v Vui và tự hào là học sinh lớp năm. Có ý thức học tập ,rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp năm

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

v SGK Đạo đức 5

v Các bài hát về chử đề “Trường em”.

v Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên”.

v Giấy trắng,bút màu.

v Các truyện,tấm gương về học sinh lớp năm gương mẫu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1) Khởi động:Học sinh hát tập thể bài hát “Em yêu trường em”

 

doc 42 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Lê Hoàng Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài dạy :EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM
Tuần : 1 Ngày dạy : 5 – 9 - 2006
I.MỤC TIÊU :
Sau khi học bài này, học sinh sẽ :
Vị thế của học sinh lớp Năm so với lớp trước.
Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức ,kỹ năng đặt mục tiêu .
Vui và tự hào là học sinh lớp năm. Có ý thức học tập ,rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp năm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5
Các bài hát về chử đề “Trường em”.
Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên”.
Giấy trắng,bút màu.
Các truyện,tấm gương về học sinh lớp năm gương mẫu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động:Học sinh hát tập thể bài hát “Em yêu trường em”
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỌÂNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
1/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
Hoạt động 1 : Quan sát tranh và thảo luận.
Mục tiêu : Học sinh thấy được vị thế mới của học sinh lớp Năm , thấy vui và tự hào vì đã là học sinh lớp Năm.
Cách tiến hành : 
Giáo viên nêu yêu cầu 
Tranh vẽ gì?
Em nghĩ gì khi xem các tranh trên ?
Học sinh lớp năm có khác gì so với học sinh các lớp dưới ?
Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Năm? Vì sao? 
Giáo viên kết luận : 
Năm nay các em đã lên lớp Năm. Lớp Năm là lớp lớn nhất trường .Vì vậy học sinh lớp Năm cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em học sinh lớp dưới học tập.
Hoạt động 2 : 
Mục tiêu 
Giúp H xác định những nhiệm vụ của H lớp năm.
Cách tiến hành : 
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1 .
Mời 1 –2 học sinh đại diện nhóm trình bày trước lớp
Giáo viên kết luận :
Những điểm trong BT 1 là những nhiệm vụ của Hsinh lớp Năm – lớp đàn anh trong trường mà chúng ta cần phải thực hiện .
Hoạt động 3 : Tự liên hệ 
* Mục tiêu. Giúp H nhận thức về bản thân , Có ý thức học tập ,rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp năm
* Cách tiến hành :
 Giáo viên nêu yêu cầu tự liên hệ .
H suy nghĩ , đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của H lớp 5.
Thảo luận theo nhóm đôi 
G mời H tự liên hệ trước lớp.
G nhận xét và kết luận.
Hoạt động 4 : Trò chơi “phóng viên”
* Mục tiêu : Củng cố lại nội dung bài học.
*Cách tiến hành :
H thay phiên nhau đóng vai phóng viên.
Nội dung câu hỏi:
+Theo bạn, học sinh lớp Năm cần phải làm gì?
+Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp Năm ?
+Bạn đã thực hiện những điểm nào trong chương trình “ Rèn luyện đội viên ”
+Hãy nêu những điểm bạn thấy đã xứng đáng là học sinh lớp Năm.
+Hãy nêu những điểm bạn thấy còn cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm.
+Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề “Trường em”.
 Giáo viên nhận xét và kết luận.
Hoạt động tiếp nối:
Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này :
+Mục tiêu phấn đấu ?
+Những thuận lợi đã co ù?
+hững khó khăn có thể gặp
+Biện pháp khắc phục khó khăn ?
+Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em?
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm về kế hoạch phấn đấu của học sinh.
Mục tiêu :
+Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đạt mục tiêu.
+Động viên học sinh có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là học sinh lớpNăm.
Cách tiến hành :
Giáo viên mời từng học sinh trình bàykế hoạch cá nhân . 
Nhóm trao đổi , góp ý kiến.
Giáo viên mời một vàá học sinh trình bày trước lớp.
 Giáo viên nhận xét chung và kết luận :
Để xứng đáng là học sinh lớp Năm,chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, và rèn luện một cách có kế hoạch.
Hoạt động 2 : Kể chuyện về các tấm gương học sinh lớp Năm gương mẫu 
Mục tiêu : Học sinh biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt.
Cách tiến hành : 
H kể về các H lớp 5 gương mẫu .
Giáo viên có thể giới thiệu thêm một vài tấm gương khác.
Giáo viên kết luận : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
Hoạt động 3 : Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề “Trường em”
Mục tiêu : Giáo dục học sinh tình yêu và trách nhiệm của mỗi người đối với trường, lớp.
 Cách tiến hành :
 G cho H làm việc cá nhân
Giáo viên nhận xét và kết luận : 
Chúng ta rất vui và tự hào là học sinh lớp Năm,rất yêu quai và tự hào về trường mình. Đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình là phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là học sinh lớp Năm.
Học sinh quan sát từng bức tranh trong SGK trang 3-4 và yêu cầu học sinh thảo luận lớp theo các câu hỏi 
Học sinh thảo luận lớp
Học sinh thảo luận bài tập 1,SGK.
 Từng cá nhân học sinh suy nghĩ và làm bài tập.
Học sinh trao đổi kết qủa tự nhận thức về mình với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh sẽ thay phiên nhau đóng vai là phóng viên (báo thiếu niên tiền phong hoặc đài truyền hình Việt Nam)để phỏng vấn các học sinh trong lớp về một số câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
 Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK
Sưu tầm các bài thơ, bài hát về chủ đề “Trường em” .
Sưu tầm các bài báo,các tấm gương về học sinh lớp Năm gương mẫu.
Mỗi em vẽ một tranh về chủ đề “Trường em”
 Từng học sinh để kế hoạch cá nhân của mình lên bàn và trao đôûi trong nhóm nhỏ.
Học sinh cả lớp hỏi, chất vấn, nhận xét.
Học sinh kể về các tấm gương học sinh lớp Năm gương mẫu (trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm trên báo, đài).
Thảo luận lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
Thảo luận lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
Học sinh giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
Học sinh múa, hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em”.
3.Củng cố, dặn do ø: 
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ.Liên hệ bản thân.
 -Chuẩn bị : BÀI 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
BÀI 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
Tuần : 3 	Ngày dạy: 18 – 9 - 2006
I.MỤC TIÊU :
Học xong bài này học sinh hiểu rằng :
 Mỗi người cần phải có trách nhiệm về những hành động của mình.
Bước đầu có kỹ năng ra quyết định thực hiện của mình.
 Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5.
Một vài mẫu chuyện về những ngưòi có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
Bài tập 1 được viết sẵn lên giấy Ao hoặc bảng nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ : Gọi vài H đọc ghi nhớ và liên hệ bản thân.
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Đọc và phân tích truyện 
” Chuyện của bạn Đức ” trang 6, SGK.
Giáo viên cho học sinh tự đọc thầm câu chuyện.
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi.
Giáo viên tóm tắt lại những ý chính của từng câu hỏi và kết luận : 
Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Hoạt động 2 : làm bài tập 1 trong SGK
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK.
Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng làm bài tập (đã được viết sẵn vào giấy to hoặc bảng nhỏ).
Giáo viên phân tích ý nghĩa của từng câu trong bài tập và đưa ra đáp án đúng (câu a,b,d, g)
 Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ BT 2 SGK.
* Mục tiêu: Biết tán thành những ý kiến đúng và khôpng tán thành những ý kiến không đúng. 
* Cách tiến hành:
 + Giáo viên nêu từng ý kiến nhỏ của H
 + chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận bài tập 2.
 + Vài H giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
Giáo viên kết luận :
Tán thành ý kiến a, d.
 Không tán thành ý kiến b;c;d.
Hoạt động nối tiếp Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo BT 3 
TIẾT 2 : 
Hoạt động 1 :Xử lý tình huống bài tập 3 SGK 
* Mục tiêu: H biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống
*Cách tiến hành:
+ G chia lớp thành các nhóm nhỏ; mỗi nhóữ lý 1 tình huửống ở BT3
+ H thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Giáo viên kết luận :
Mỗi tình huống đều có cách giải quyết > Người có trách nhiệm cần có cách giải quyết thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
* Mục tiêu : Mỗi H có thể tự liên hệ , kể 1 vài việc làm củ mình và rút ra b/học .
* Cách tiến hành:
Hãy nhớ lại một việc em đã làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm 
Chuyện xảy ra thế nào, lúc đó em đã làm gì?
 Vì sao em đã thành công (hoặc thất bại)
Bây giờ nghĩ lại, em thấy như thế nào?
+ H trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình.
+G gợi ý rút ra bài học .
+ G kết luận : Như SHD.
G yêu cầu H đọc ghi nhớ SGK.
2 –3 học sinh đọc to câu chuyện cho cả lớp cùng nghe.
Hoc sinh trao đổi, thảo luận trong nhóm.
Đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác bổ sung.
Học sinh làm bài tập 1 trong SGK 
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Học sinh tự liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a,b,c,d,g chưa ? vì sao ?
Thảo luận nhóm bài tập 2, SGK
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Học sinh cả lớp trao đổi.
Học sinh làm việc cá nhân
Học sinh chia sẻ trao đỏi bài làm vơi bạn ngồi bên cạnh .
Một số học sinh trình bày trước lớp. Cả lớp trao đổi bổ sung ý kiến.
Học sinh suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày t ... c nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Sau mỗi ý kiến, các nhóm thảo luận vì sao lại tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự đối với các ý kiến này.
Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp trao đổi,nhận xét.
Một số học sinh trình bày. Giáo viên ghi tóm tắt thành 2 ý trên bảng.
Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình.
Trẻ em củng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Học sinh đọc câu ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối : 
Học sinh sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới, sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện  về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi trong nhóm nhỏ.
Học sinh trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
Học sinh hiểu được ý nghĩa của tranh vẽ :
Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Lấcc việc làm, cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày.
Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
Các nhóm vẽ tranh.
Từng nhóm giới thiệu tranh của mình.
Các nhóm khác hỏi và nhận xét.
Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh của mình trước lớp.
Học sinh trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề “ Yêu hoà bình”.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ :
Nhận xét tiết học 
Tiết sau : Em tìm hiểu về Liên hiệp quốc. 
Rút kinh nghiệm:
..
 ĐẠO ĐỨC TIẾT 28 VÀ 29
BÀI 13 : EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
	Tuần : 28 và 29 	Ngày dạy: 26 / 03 / 2007 và 2 / 04 / 2007
I. MỤC TIÊU :
Học sinh có hiểu biết ban đầu về Tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5.
Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Em yêu hoà bình
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin
Mục tiêu : học sinh có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
Cách tiến hành :
1.Giaó viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin trang 41,42 SGK.
2.Học sinh nêu những điều các em biết về Liên Hợp Quốc .
3 . Giáo viên giới thiệu thêm với học sinh một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và ở địa phương. Thảo luận 2 câu hỏi trang 41, SGK.
4.Giáo viên kết luận :
 -Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
 -Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công lí và tiến bộ xã hội.
-Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động 2 : Bày tỏ thái độ ( BT1, SGK.)
*Mục tiêu : học sinh có thái độ và suy nghĩ đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc.
*Cách tiến hành : 
1.Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1, SGK.
2.Hs thảo luận nhóm.
3. Đại diện các nhóm trình bày.
4.Các nhóm khác nhận xét bổ sung
5.Giáo viên kết luận : Các ý kiến c,d là đúng.
 Các ý kiến a,b,đ là sai.
6. Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ trong SGK.
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 : Trò chơi phóng viên.
Mục tiêu : học sinh biết tên của một số cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam , vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và địa phương em.
Cách tiến hành :
1. Một số học sinh thay phiên nhau đóng vai
2. Hs tham gia trò chơi.
3. GV nhận xét , khen các em trả lời đúng, hay.
Hoạt động 2 :Triển lãm nhỏ.
Mục tiêu : Củng cố bài.
Cách tiến hành :
Giáo viên hướng dẫn các nhomhs trưng bày tranh, ảnh, băng hình đã sưu tầm về Liên Hợp Quốc ?
Cả lớp cùng đi xem ,nghe giới thiệu và trao đổi.
GV khen các nhóm hs đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở hs thực hiện nội dung bài học .
- học sinh đọc
Học sinh thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày về một ý kiến)
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động tiếp nối :
Tìm hiểu về tên của một số cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam, về hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
Tôn trọng và hợp tác với các nhân viên Liên Hợp Quốc đang làm việc tại địa phương em.
Một số học sinh thay phiên nhau đóng vai phóng viên (có thể là phóng viên Báo TNTP, phóng viên Đài Phát Thanh THVN, ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến Liên Hợp Quốc. Ví dụ :
Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? 
Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu ?
Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc khi nào?
Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.
Bạn hãy kể tên một cơ quan Liên Hợp Quốc dành riêng cho trẻ em.
Bạn hãy kể một việc làm mà Liên Hợp Quốc đã làm cho trẻ em.
Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Viêt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết.
Học sinh suy nghĩ nhanh và mỗi em nêu một việc cần làm. Giáo viên ghi tóm tăt lên bảng.
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học 
Tiết sau : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Rút kinh nghiệm:
..
 ĐẠO ĐỨC TIẾT 30 và 31
BÀI 14 : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
	Tuần : 	30 và 31	Ngày dạy : 9 / 04 / 2007 và 16 / 04 / 2007
I. MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người.
Học sinh có thái độ bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
Học sinh biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bên vững.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Em tìm hiểu về Liên hợp quốc 
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Thảo luận tranh trang 44, SGK.
Giáo viên chia nhóm học sinh. Giáo viên giao nhiêm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi .
Tại sao các bạn nhỏ trong tranh say sưa ngắm nhìn cảnh vật ?
Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho con người ?
Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài tập 1, SGK.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên kết luận : Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi-măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã qui định.
Lưu ý : Hoạt đông 2 có thể tiến hành dưới hình thức cho học sinh dán các ô giấy (có ghi các từ trong bài tập 1) theo 2 cột : tài nguyên thiên nhiên và không phải là tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 3 :
Giáo viên kết luận : việc làm đ,e là đúng.
Hoạt động 4 :
Giáo viên kết luận :
Các ý kiến c,d là đúng.
Các ý kiến a,b là sai.
Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 : 
Giáo viên nhận xét, bổ sung và có thể giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như :
Mỏ than Quảng Ninh.
Dầu khí Vũng Tàu.
Mỏ A-pa-tít Lào Cai.
Hoạt động 2 : 
Giáo viên chia nhóm và giao nhiêm vụ cho nhóm học sinh thảo luận bài tập 5.
Giáo viên kết luận : có nhiều cách sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 3 : 
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh lập dự án bảo vệ tài nguyên thiên nhiên : rừng đầu nguồn, nước, các giống thú quí hiếm 
Giáo viên lết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp vơi khả năng của mình.
Từng nhóm thảo luận.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
Học sinh làm việc cá nhân.
Một số học sinh lên trình bày trước lớp.
Học sinh làm bài tập 4, SGK.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Học sinh trình bày trước lớp.
Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét.
Học sinh làm bài tập 3, SGK.
Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến.
Cả lớp trao đổi, bổ sung .
Học sinh đọc câu ghi nhớ trong SGK.
Học sinh giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và của địa phương.
Học sinh giới thiệu, có kèm theo tranh ảnh minh hoạ.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Thảo luận nhóm theo bài tập 5, SGK.
Các nhóm thảo luận .
Đại diên từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
Thảo luận nhóm theo bài tập 6, SGK
Từng nhóm thảo luận.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
CỦNG CỐ , DẶN DÒ : 
Nhận xét tiết học 
Tiết sau : Trang địa phương 
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc c.doc