Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Tuần 34 - Bài: Xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng

Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Tuần 34 - Bài: Xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng

1. Bài cũ :

2 Bài mới :

 a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung câu chuyện “Tình nghĩa xóm làng”.

 - Bà Thành đã quan hệ với hàng xóm của mình như thế nào ?

 - Điều gì khiến bà Thành thay đổi suy nghĩ ?

 - Tại sao phải xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng ?

 b. Hoạt động 2 : Xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng.

N1 : Chúng ta phải làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng ?

N2 : Khi giao tiếp với mọi người (kể cả người lạ), chúng ta phải có thái độ và hành vi như thế nào ?

N3 : Hãy nêu ví dụ về những hành vi tốt và hành vi xấu trong mối quan hệ với xóm thôn và cộng đồng ?

 GV kết luận về những việc làm để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng.

 c. Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.

- Bản thân em đã làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng ?

3. Củng cố, dặn dò : GV tổng kết, nhận xét giờ học.

 

doc 2 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 521Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 5 - Tuần 34 - Bài: Xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2010
Đạo đức : XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ TỐT 
 TRONG THÔN XÓM VÀ CỘNG ĐỒNG
 I. Mục tiêu :
 - Hình thành cho học sinh mối quan hệ tốt với xóm thôn và cộng đồng.
 - Quan tâm giúp đỡ hàng xóm và cộng đồng khi gặp khó khăn, tạo sự thân ái đoàn kết với mọi người. 
 II. Hoạt động dạy và học :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
2 Bài mới :
 a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung câu chuyện “Tình nghĩa xóm làng”.
 - Bà Thành đã quan hệ với hàng xóm của mình như thế nào ?
 - Điều gì khiến bà Thành thay đổi suy nghĩ ?
 - Tại sao phải xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng ?
 b. Hoạt động 2 : Xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng.
N1 : Chúng ta phải làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng ?
N2 : Khi giao tiếp với mọi người (kể cả người lạ), chúng ta phải có thái độ và hành vi như thế nào ?
N3 : Hãy nêu ví dụ về những hành vi tốt và hành vi xấu trong mối quan hệ với xóm thôn và cộng đồng ?
 GV kết luận về những việc làm để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng.
 c. Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
- Bản thân em đã làm gì để xây dựng mối quan hệ tốt trong thôn xóm và cộng đồng ?
3. Củng cố, dặn dò : GV tổng kết, nhận xét giờ học.
- Hoạt động cá nhân.
- Bà Thành không quan hệ với ai, bà chưa bao giờ thăm gia đình nào, kể cả lúc họ đau ốm, chết.
- Khi bà đau, hàng xóm đến giúp bà, đưa bà đi bệnh viện,...
- Để tạo ra sự thân ái, đoàn kết nhằm xây dựng một cụôc sống vui tươi...
- Hoạt động nhóm.
- Học sinh thảo luận nhóm 6
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ đoàn kết với hàng xóm láng giềng...
- Niềm nở, lễ độ, sẵn sàng giúp đỡ họ khi gặp khó khăn,...
- HS nêu những hành vi tốt và hành vi xấu.
- Hoạt động cá nhân
- Học sinh nêu
 TÌNH NGHĨA XÓM LÀNG
 Xóm của tôi gồm 10 hộ gia đình sống với nhau rất vui vẻ, đoàn kết. Trong đó, gia đình bà Thành là giàu có nhất. Vì giàu có nên bà không quan hệ với tất cả gia đình chung quanh. Bà chưa bao giờ đến thăm gia đình nào, kể cả lúc họ đau ốm, chết.
 Một hôm, bà bị đau đột ngột, nhà lại không có ai ở nhà. Không biết làm thế nào, bà đành nhờ hàng xóm giúp đỡ. Những người hàng xóm đến, họ đưa bà đi bệnh viện, chăm sóc bà lúc ngưòi thân của bà chưa đến. Khỏi bệnh, bà đến thăm từng gia đình trong xóm và cảm ơn họ. Bây giờ bà Thành đã hiểu câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 34 ĐẠO ĐỨC.doc