Giáo án môn học Đạo đức khối 5

Giáo án môn học Đạo đức khối 5

Đạo đức

Bài 1: Trung thực trong học tập

A. Mục tiêu:

Học xong bài này HS có khả năng nhận thức đuợc:

 - Cần phải trung thực trong học tập

 - Giá trị của trung thực nói trung và trung thực trong học tập nói riêng

 - Quyền học tập của trẻ em

 - Biết trung thực trong học tập

 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập

B. Đồ dùng học tập

 - SGK đạo đức

 - Vở BT đạo đức

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 797Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Đạo đức khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Bài 1: Trung thực trong học tập
A. Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng nhận thức đuợc:
 - Cần phải trung thực trong học tập
 - Giá trị của trung thực nói trung và trung thực trong học tập nói riêng
 - Quyền học tập của trẻ em
 - Biết trung thực trong học tập
 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập
B. Đồ dùng học tập
 - SGK đạo đức
 - Vở BT đạo đức
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
a. Hoạt động 1: thảo luận nhóm.
 - Cho HS xem tranh trong SGKvà đọc nội dung tình huống
- GV tóm tắt cách giải quyết:Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm và nộp sau
- Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV nêu yêu cầu bài tập1
- GV kết luận:
+Việc c là trung thực trong học tập
+Việc a, b, d, là thiếu trung thực trong học tập
c. Hoạt động 3:Thảo luận nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm theo bài tập 2
- GV kết luận:
ý kiến b,c là đúng; ý kiến a là sai
- Đọc phần ghi nhớ trong SGK.
D. Các hoạt động nối tiếp:
- Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
- Cho HS tự liên hệ bản thân
- Các nhóm chuẩn bị nội dung bài tập5
Hoạt động của trò
- HS đọc và tìm cách giải quyết các tình huống
- HS nêu các cách giải quyết : Liệt
kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- HS làm việc cá nhân
- Trình bày ý kiến trao đổi : 
- Thảo luận nhóm:
- Đại diện nhóm trả lời; giải thích lý do lựa chọn của mình.
- Vài em đọc.
Đạo đức:
Trung thực trong học tập. (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
 -Từ bài học ở tiết 1 HS nắm được kiến thức cơ bản vận dụng vào tiết 2 để thảo luận chất vấn, đóng tiểu phẩm giúp cho HS khắc sâu KT ở tiết 1
 - Biết trung thực trong học tập .
 - Vận dụng tốt trong đời sống.
B. Đồ dùng dạy học:
 - SGK, vở BT Đạo đức.
 - Các mẩu truyện, tấm gương trung thực trong học tập.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Cho HS đọc BT 3 SGK
- GV kết luận:
+ Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
+ Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm.
+ Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực.
b) Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm.
- Gọi một vài HS trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
- Em nghĩ gì về những mẩu truyện, tấm gương đó.
- GV kết luận:
c) Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm.
- Nếu em ở vào tình huống đó em có hành động như vậy không? Vì sao?
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm theo nội dung BT
- Đại diện nhóm trình bày - lớp nhận xét, bổ xung.
 - Thảo luận cả lớp.
- 1 - 2 nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị.
- Thảo luận chung cả lớp.
- HS trình bày quan điểm 
- Lớp nhận xét.
D. Các hoạt động nối tiếp:
- Trò chơi: Phóng viên nhỏ: HS trả lời phỏng vấn qua các bài tập 1 - 2 - 3 - 4.
- Dặn dò: Thực hiện đúng theo bài học.	
Đạo đức:
Bài 2: Vượt khó trong học tập 
A. Mục tiêu :
Học xong bài này HS có khả năng nhận thức được:
 - Mỗi người có thể gặp khó khăn trong cuộc sống trong học tập.Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua
 - Biết xác định khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục
 - Biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập
B. Đồ dùng dạy học:
 - SGK đạo đức 4
 - Vở BTđạo đức
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Tại sao phải trung thực trong học tập?
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Kể chuyện :Một HS nghèo vượt khó.
-GV kể chuyện
b.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Gv nêu câu hỏi 1,2
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi
- GV kết luận:
c. Hoạt động3: Thảo luận nhóm
- GV nêu câu hỏi 3
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi
- GV ghi tóm tắt lên bảng
d. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân:
- Cho HS làm bài tập 1
- GV kết luận: a, b, c là cách giải quyết tích cực
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
D. Các hoạt động nối tiếp:
- Về nhà học bài
- Đọc trước bài tập 3, 4SGK
- GV kể các gương khắc phục khó khăn trong học tập của anh Hoa Xuân Tứ, 
Nguyễn Ngọc Ký
- Lớp hát.
- 1, 2 HS trả lời-lớp nhận xét
- 1,2 HS kể tóm tắt
- HS thảo luận theo câu hỏi1,2
- Đại diện nhóm trả lời- lớp nhận xét
- HS thảo luận theo câu hỏi 3
- Đại diện nhóm trả lời
- HS đọc lại trên bảng
- HS làm bài vào vở bài tập đạo đức.
- Cả lớp đổi vở kiểm tra - nhận xét
- HS đọc các cách giải quyết tích cực
- 4, 5 HS đọc ghi nhớ
Đạo đức
Vượt khó trong học tập. (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở tiết 1.
 - Thực hiện quyền đựoc học tập của trẻ em ở bất cứ hoàn cảnh nào.
 - Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hàng ngày.
 - Có ý thức vượt khó trong học tập: Thông cảm với những người gặp khó khăn hoạn nạn.
B. Đồ dùng dạy học:
 - SGK Đạo đức.
 - Vở BT Đạo đức.
 - Các mẩu chuyện liên quan đến nội dung bài học.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Bài mới:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- GV cho HS làm BT 2.
- GV kết luận và khen những em biết vượt khó khăn trong học tập.
- GV cho HS làm BT 3.
b) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- GV kết luận:
- Khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn để học tốt.
- GV kết luận chung: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tập tốt cần cố gắng để vượt qua những khó khăn.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp n/x.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ xung.
- HS làm BT 4 và nêu khó khăn và biện pháp mà em đã khắc phục để học tốt.
D. Các hoạt động nối tiếp:
 - Trò chơi: Phóng viên nhỏ: (Nội dung như BT 1 ,2 ,3 ,4; vở BT Đạo đức).
 - Dặn dò: Về nhà thực hành theo bài học.
Đạo đức
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến
A. Mục tiêu:
Học xong bài học này HS có khả năng:
 - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
 - Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
B. Đồ dùng dạy học:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Một vài bức tranh, đồ vật dùng cho hoạt động khởi động.
 - Mỗi em 3 tấm bìa: Đỏ, xanh, trắng.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. Kiểm tra:
- Khi gặp bài tập khó em sẽ làm gì?
3. Bài mới:
- Khởi động: Trò chơi "diễn tả".
- GV nêu cách chơi:
- Thảo luận: ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có giống nhau không?
- GV kết luận:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Cho HS đọc các tình huống 1, 2, 3, 4.
- GV kết luận: Mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến của mình.
b) Hoạt động 2: Thảo luận đôi:
- GV cho HS làm BT 1SGK.
- GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng; bạn Hồng, bạn Khánh là sai.
c) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến:
- GV hướng dẫn HS giơ các tấm bìa để bày tỏ ý kiến: Màu đỏ : tán thành; màu xanh: phản đối; màu trắng: phân vân, lưỡng lự.
- GV nêu từng ý kiến:
- GV kết luận:
- 2 HS nêu.
- Cả lớp cùng chơi.
- HS đọc tình huống và thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ xung
- HS đọc BT và thảo luận nhóm đôi.
- 1 số nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- HS giơ các tấm bìa- và giải thích tại sao chọn tấm bìa đó. 
- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ.
D. Các hoạt động nối tiếp:
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em?
 - VN đọc trước bài 3, 4.
Đạo đức:
Biết bày tỏ ý kiến (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
Củng cố khắc sâu kiến thức đã học:
 - Thực hiện quyền được học tập của trẻ em (của mình).
 - Biết bày tỏ ý kiến của mình.
 - Biết lắng nghe ý kiến của người khác.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Một chiếc Micro không dây.
 - Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm.
C. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
a) Hoạt động 1: Tiểu phẩm:"Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa".
- GVkết luận:
b) Hoạt động 2: Trò chơi: "Phóng viên".
- GV đưa ra một số câu hỏi khác:
+ Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
+ Sở thích hiện nay của bạn là gì?
+ Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
- GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến.
c) Hoạt động 3: Hợp tác nhóm.
- Gv cho HS đọc bài tập 4.
- Từng nhóm lên viết, vẽ, kể chuyện.về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
- GV kết luận chung:
- HS nghe tiểu phẩm.
- HS thảo luận:
- HS có thể phỏng vấn theo nội dung các câu hỏi trong SGK và thêm các câu hỏi khác.
- Lớp nhận xét- Bổ xung.
- HS đọc bài 4 và thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày- Lớp nhận xét
D. Các hoạt động nối tiếp:
 1. Củng cố:
 -Em hãy bày tỏ ý kiến với bố mẹ, anh chị, cô giáo hoặc với bạn về những vấn đề liên quan đến bản thân em nói riêng và đến trẻ em nói chung.
 2. Dặn dò:
 -Về nhà ôn lại bài- Đọc trước bài 4.
Đạo đức
Bài 4: Tiết kiệm tiền của (Tiết 1)
A. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
 - Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của
 - HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi...trong sinh hoạt hàng ngày
 - Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi việc làm lãng phí tiền của
B. Đồ dùng dạy học:
 - SGK đạo đức 4
 - Đồ dùng để chơi đóng vai
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:Sau khi học xong bài “ Biết bày tỏ ý kiến” em ghi nhớ điều gì ?
3. Dạy bài mới:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 - Cho các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK
 - Gọi đại diện các nhóm trả lời
 - GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh
b) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ
Bài tập 1
 - GV nêu lần lượt từng ý kiến
 - Cho HS đánh giá bằng phiếu màu
 - Yêu cầu HS giải thích lý do chọn
 - Cả lớp trao đổi thảo luận
 - GV kết luận: c, d là đúng; a, b là sai
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
 - Các nhóm thảo luận
 - Đại diện nhóm trình bày
 - GV kết luận về những việc k ... 
- Em đã tham gia một hoạt động nhân đạo nào chưa? Kể rõ?
- Về nhà sưu tầm các thông tin chuyện ca dao tục ngữ,... về các hoạt động nhân đạo
Đạo đức
Bài 12: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( Tiếp )
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Hiểu thế nào là hoạt động nhân đạo
- Hiểu vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng
B. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa đạo đức 4
- Mỗi HS có 3 tấm bìa xanh, đỏ, trắng
- Phiếu điều tra theo mẫu
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Học xong bài tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, em cần ghi nhớ điều gì?
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Thảo luận theo nhóm đôi
Bài tập 4: GV nêu yêu cầu
 - Cho HS thảo luận
 - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
 - GV kết luận
+ HĐ2: Xử lý tình huống
Bài tập 2: 
 - GV chia nhóm và giao tình huống
 - Cho các nhóm thảo luận
 - Đại diện các nhóm lên trình bày
 - GV kết luận
+ HĐ3: Thảo luận nhóm
Bài tập 5:
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
 - Cho các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày
 - GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng
 - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ
 - Hát
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS thảo luận
 - Việc làm nhân đạo là: b, c, e
 - Việc không nhân đạo là: a, d
 - Mỗi nhóm thảo luận một tình huống
+ Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn; hoặc quyên góp tiền giúp bạn mua xe nếu bạn chưa có
+ Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà công việc lặt vặt như quét nhà, nấu cơm,...
 - Các nhóm thảo luận và ghi kết qủa ra giấy
 - Đại diện các nhóm trình bày
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lắng nghe
 - Vài em đọc lại ghi nhớ
D. Hoạt động nối tiếp:
 	- Sau khi học xong bài này, em cần ghi nhớ gì?
- Thực hiện dự án giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn
Đạo đức
Bài 13: Tôn trọng luật giao thông
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Hiểu: cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và moi người 
- Học sinh có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông 
- Học sinh biết tham gia giao thông an toàn 
B. Đồ dùng dạy học 
- Sách giáo khoa đạo đức 4
- Một số biển báo giao thông
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: thế nào là hoạt động nhân đạo 
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ 
- Gọi học sinh đọc thông tin và hỏi 
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì ?
- Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ?
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Giáo viên kết luận
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
Bài tập 1 : giáo viên chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ 
- Gọi một số học sinh lên trình bày
- Giáo viên kết luận : những việc làm trong tranh 2, 3, 4 là nguy hiểm cản trở giao thông. Tranh 1, 5, 6 chấp hành đúng luật giao thông
+ HĐ3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2 : giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Giáo viên kết luận
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Hát
- Hai em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh chia nhóm
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời 
- Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả như tổn thất về người và của...
- Xảy ra tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân : thiên tai... nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu,... )
- Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành luật lệ giao thông
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh xem tranh để tìm hiểu nội dung
- Một số em lên trình bày
- Nhận xét và bổ xung
- Các nhóm thảo luận tình huống. Dự đoán kết quả của từng tình huống
- Các tình huống là những việc dễ gây tai nạn giao thông -> luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc
D. Hoạt động nối tiếp :
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
- Nhận xét đánh giá giờ học.
Đạo đức
Bài 13: Tôn trọng luật giao thông ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Hiểu: cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người 
- Học sinh có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luât giao thông 
- Học sinh biết tham gia giao thông an toàn 
B. Đồ dùng dạy học 
- Sách giáo khoa đạo đức 4
- Một số biển báo giao thông
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : gọi 2 em lên nêu ghi nhớ ?
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
- Giáo viên chia nhóm và phổ biến cách chơi : học sinh quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo
- Tổ chức cho học sinh chơi
- Đánh giá và tuyên dương đội thắng
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
Bài tập 3 : chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm một tình huống và tìm cách giải quyết
- Gọi các nhóm báo cáo
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả
+ HĐ3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn
Bài tập 4: 
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên kết luận chung : để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông
- Hát
- Hai em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh chia nhóm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thực hành chơi
- Học sinh chia nhóm và nhận nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm báo cáo
a) Không tán thành ý kiến vì LGT cần được thực hiện ở mọi nơi mọi lúc
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu...
d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn
đ) Khuyên bạn nên ra về không làm cản trở giao thông
e) Khuyên bạn không được đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả điều tra.
- Nhận xét và bổ xung.
D. Hoạt động nối tiếp :
- Chấp hành tốt luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Nhận xét và tổng kết giờ học
Đạo đức
Bảo vệ môi trường
A. Mục tiêu : học xong bài này học sinh có khả năng
- Hiểu con người cần phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch
- Biết bảo vệ và gìn giữ môi trường trong sạch.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
B. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng
- Sách giáo khoa đạo đức 4
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
III- Dạy bài mới
+ Khởi động : giáo viên hỏi để học sinh trả lời.
- Em nhận được gì từ môi trường
- Giáo viên kết luận
+ HĐ1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia nhóm và cho học sinh đọc sách giáo khoa để thảo luận : 
- Qua các thông tin trên theo em môi trường bị ô nhiễm do các nguyên nhân nào ?
- Các hiện tượng đó ảnh hưởng đến cuộc sống con người như thế nào ?
- Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Giáo viên kết luận
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ và giải thích phần ghi nhớ
+ HĐ2: Làm việc cá nhân
Bài tập 1: giáo viên cho học sinh dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến
- Gọi một số em giải thích
- Giáo viên kết luận 
- Hát
- Hai em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh trả lời : môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người vậy chúng ta cần phải làm gì đó để bảo vệ môi trường
- Các nhóm đọc sách giáo khoa để thảo luận : môi trường bị ô nhiễm do đất bị xói mòn -> dẫn đến đói nghèo. Dầu đổ vào đại dương -> gây ô nhiễm sinh vật và người bị nhiễm bệnh. Rừng bị thu hẹp -> nước ngầm giảm, lũ lụt, hạn hán....
- Diện tích đất trồng giảm thiếu lương thực, nghèo đói, bệnh tật ....
- Học sinh nêu
- Nhận xét và bổ xung
- Vài em đọc ghi nhớ
- Học sinh lấy các tấm bìa màu để bày tỏ
- Việc bảo vệ môi trường là : b, c, đ, g
- Gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn là : a
- Giết mổ gia súc làm ô nhiễm nguồn nước là : d, e, h
D. Hoạt động nối tiếp :
- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường.
- Về nhà tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
Đạo đức
Bảo vệ môi trường ( Tiếp theo )
A. Mục tiêu : học xong bài này học sinh có khả năng
- Hiểu con người cần phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch
- Biết bảo vệ và gìn giữ môi trường trong sạch.
- Đồng tình ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
B. Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng
- Sách giáo khoa đạo đức 4
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : gọi vài em nêu ghi nhớ ?
III- Dạy bài mới 
+ HĐ1: Tập làm nhà tiên tri
Bài tập 2 : giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc
- Giáo viên đánh giá và kết luận
+ HĐ2: Bày tỏ ý kiến
Bài tập 3 : cho học sinh làm việc theo cặp
- Gọi một số em lên trình bày ý kiến
- Giáo viên kết luận
+ HĐ3: Sử lý tình huống
Bài tập 4 : 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Đại diện từng nhóm lên trình bày
- Giáo viên nhận xét và kết luận
+ HĐ4: Dự án tình nguyện xanh
- Chia thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ
- Từng nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét và bổ xung
- Giáo viên kết luận chung
- Gọi hai em đọc ghi nhớ
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
a) Các loại cá tôm bị tiêu diệt -> ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng...
b) Thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm đất, nguồn nước
c) Gây hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, giảm lượng nước ngầm...
d) Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước chết
đ) Làm ô nhiễm không khí ( bụi, tiếng ồn,... )
e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí
- Từng cặp bày tỏ ý kiến
a, b : không tán thành
c, d, g : tán thành
- Các nhóm thảo luận và thống nhất : 
a) thuyết phục hàng xóm chuyển bếp sang chỗ khác
b) đề nghị giảm âm thanh
c) tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng
D. Hoạt động nối tiếp :
- Nêu tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
- Em cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Thứ năm, ngày 27 tháng 4 năm 2006
Đạo đức
Tìm hiểu về địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docGA the duc.doc