Giáo án môn học khối 5 - Tuần 11

Giáo án môn học khối 5 - Tuần 11

 I. Mục tiêu:

 - HS nắm được nguyên nhân gây ra tai nạn bom mìn

 - GD HS có ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn

II. Chuẩn bị:

 - Một số tranh ảnh gây ra tai nạn bom mìn

 - Phiếu học tập

 III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 53 trang Người đăng huong21 Lượt xem 943Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học khối 5 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Buổi chiều
 Ngày soạn: Ngày 06 tháng 11 năm 2011
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011
Hoạt động ngoài giờ: 
 Bài 2: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN (Tiết 1)
 I. Mục tiêu: 
 - HS nắm được nguyên nhân gây ra tai nạn bom mìn
 - GD HS có ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn
II. Chuẩn bị:
 - Một số tranh ảnh gây ra tai nạn bom mìn
 - Phiếu học tập
 III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
 + Nêu sự nguy hiểm của bom mìn và vật liệu chưa nổ. 
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2.2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Những nguyên nhân gây tai nạn bom mìn
a) Bài 1:
- Phát phiếu học tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của phiếu
Nội dung phiếu:
- Nguyên nhân thường gây ra tai nạn đối với trẻ em:
+ Tắm tromg đầm nức là hố bom cũ.
+ Ném vào vật nghi ngờ là bom mìn.
+ Tìm phế liệu là bom mìn và vật liệu chưa nổ.
+ Đứng xem người khác cưa bom mìn.
+ Đốt lửa sát mặt đất ở khu vực bom mìn.
+ Đi vào nơi có biển báo nguy hiểm. 
- Treo tranh, gọi HS nhìn vào từng hình trình bày, các HS khác bổ sung
- Nhận xét
b) Bài 2:
- Gọi HS đọc bài 2 (SGK)
- Phát phiếu học tập, yêu cầu hoạt động nhóm đôi
- Cho HS đọc lại các đáp án đúng đó
c) Bài 3: Đọc truyện Đi chăn trâu
- Gọi HS đọc truyện
- Sau khi đọc truyện xong, cho HS thảo luận nhóm đôi nội dung câu hỏi:
 + Tại sao chạy theo trâu vào bãi hoang hay bụi rậm là nguy hiểm?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Cần tránh xa bom mìn và vật liệu chưa nổ
- 2 HS trả lời
- HS đọc yêu cầu của phiếu, làm việc cá nhân: Đánh dấu nhân vào sau những câu đúng
- HS trình bày, các HS khác bổ sung, lớp nhận xét
- 2 HS đọc bài 2
- HS hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
* Đáp án đúng: b); c); g); i).
- 2 HS đọc 
- 2 HS đọc truyện
- HS thảo luận nhóm đôi nội dung câu hỏi
 + Chỗ bụi rậm, bãi hoang hay có bom mìn và vật liệu chưa nổ
- Lắng nghe
 Ngày soạn: Ngày 06 tháng 11 năm 2011
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Toán: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu: 
- HS biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân
- Âp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 2,96 + 4,58 + 3,04 ; b, 7,8 + 5,6 + 4,2 + 0,4 
- Nhận xét, cho điểm 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 
2.2. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ hai STP: 
 a, - GV y/c HS nêu VD1 (SGK) - GV ghi bảng.
- Hỏi: Để tính độ dài đoạn thẳng BC ta phải làm thế nào? 
- Y/c HS thực hiện phép trừ 4,29 - 1,84 
- Cho HS đặt tính rồi tính
- Hỏi: Muốn trừ 2 số thập phân ta làm thế nào?
- GV khẳng định lại.
b, Thực hiện tương tự như phần a,
- GV nêu VD: Đặt tính rồi tính
 45,8 - 19,26 
- Y/c HS đặt tính rồi tính kết quả vào bảng con.
- Hỏi: Muốn trừ hai STP ta làm như thế nào?
- Gọi 1 vài em nêu quy tắc ở SGK
2.4. Luyện tập- Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c của bài tập
- GV y/c HS làm lần lượt từng bài vào SGK 
- Gọi HS nêu kết quả
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Cho HS xác định y/c của bài tập
- GV nhắc lại cách đặt tính đúng 
- Y/c HS làm vào vở
- GV chấm, chữa bài
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Hỏi: Muốn tính số kg đường còn lại trong thùng là bao nhiêu ta làm thế nào? 
- Y/c HS giải vào vở
- GV chấm, chữa bài
* Chú ý: HS có thể giải bằng nhiều cách giải khác nhau 
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS làm BT 1, 2, 3, (VBT)
2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp
Nhận xét.
HS nêu
HS: 4,29 - 1,84
Chẳng hạn:
+ Chuyển về phép trừ STN.
+ Chuyển đổi đơn vị đo
HS đặt tính rồi tính:
- 
 2,35
HS nêu cách thực hiện phép trừ 2 STP: 
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng hàng thẳng với nhau.
+ Trừ như trừ các số TN.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng hàng với dấu phẩy của số bị trừ và số trừ
HS tự làm:
- 
 26,54
HS nêu quy tắc.
HS đọc y/c
HS tính kết quả rồi điền vào 
HS nêu kết quả tính
HS đọc y/c
2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở
HS đọc đề toán.
HS nêu cách giải
HS giải vào vở
Chính tả (nghe -viết): LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
-VBT Tiếng Việt, bảng phụ để thi tìm từ nhanh (BT3) 
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV y/c HS viết các từ sau: ngọ nguậy, bật ra, Ấn Độ, xoè 
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: 
-GV nêu y/c của bài chính tả và BT chính tả
2.2.Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả:
- GV đọc Điều 3, khoản 3, luật bảo vệ môi trường.
- Gọi 1HS đọc lại 
- Hỏi: Điều 3, khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung gì?
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ MT?
- Y/c HS tìm các từ ngữ khó, dễ lẫn
- H/dẫn HS luyện viết từ khó, từ dễ vào bảng con 
2.3.Viết chính tả:
- GV nhắc HS chú ý ngồi đúng tư thế, ghi tên bài,...
- GV đọc, y/c HS nghe - viết chính tả.
- GV đọc lại bài viết.
2.4.Chấm chữa bài:
- GV chấm khoảng 7-10 bài.
- GV nhận xét, chữa lỗi phổ biến lên bảng.
2.5.Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
 Bài tập 2b:
- Gọi 1HS đọc y/c của bài tập b,
- Tổ chức cho HS làm BT dưói dạng trò chơi. Mỗi nhóm cử 3 HS tham gia thi, 1 HS đại diện lên bốc thăm. Nếu bắt vào cặp từ nào thì HS trong nhóm phải tìm từ ngữ trong cặp từ đó. 
- Tổ chức cho 8 nhóm HS thi.
- GV tổng kết cuộc thi: Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.
- Gọi HS đọc lại các cặp từ trên bảng.
 Bài tập 3a:
- Gọi 1HS đọc y/c, nội dung bài tập 
- Tổ chức cho HS thi tìm từ (từ láy) tiếp sức:
+ Chia thành 2 đội
+ Mỗi em chỉ được viết 1 từ
+ Nhóm nào được nhiều từ và đúng là thắng cuộc. 
- Tổng kết cuộc thi 
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ những từ láy vừa tìm được trong bài. 
2 HS lên bảng, cả lớp viết và vở nháp
Nhận xét.
Mở SGK theo dõi đọc thầm
HS trả lời 
1 HS đọc to.
+ Nói về hđộng bảo vệ MT, giải thích thế nào là hđộng bảo vệ MT
HS tìm, viết tiếng, từ khó: phòng ngừa, ứng phó,suy thoái, tiết kiệm, ...
HS nghe hướng dẫn
HS nghe - viết vàp vở.
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để k.tra lẫn nhau.
1 HS đọc to y/c
HS tham gia chơi theo nhóm.
Trưng bày kết quả của nhóm.
2 HS đọc 
1 HS đọc y/c và nội dung BT
HS nghe GV hướng dẫn trò chơi tìm từ tiếp sức 
HS tham gia chơi
1 HS đọc lại các từ vừa tìm được. 
HS viết vào vở một số từ láy âm đầu n: nài nỉ, năn nỉ, náo nức, não nuột, nao nao,...
Luyện từ và câu: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ 
I. Mục tiêu: 
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn.
- HS biết vận dụng những đại từ xưng hô để đạt kết quả cao trong hoạt động giao tiếp. 
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT Tiếng Việt, Bảng phụ ghi lời giải BT3 (Phần nhận xét).
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét bài kiểm tra giữa kì I (phần LTVC)
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2.2. Nhận xét: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc to nội dung bài 1
- Hỏi: + Đoạn văn có những nhân vật nào?
 + Các nhân vật làm gì?
+ Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên? Những từ đó dùng để làm gì?
+ Những từ nào chỉ người nghe?
+ Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
* Kết luận: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
Bài 2: 
- GV nêu y/c của bài, nhắc HS chú ý đến lời nói của 2 nhân vật: cơm và Hơ Bia.
- Y/c HS đọc lời của từng nhân vật.
- Hãy nhận xét thái độ của cơm và Hơ Bia.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc y/c và nội dung
- Y/c HS trao đổi thảo luận theo cặp để hoàn thành bài 
- Gọi 1 số HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng 
2.3. Ghi nhớ: 
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ ở SGK
2.4. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Y/c HS trao đổi, làm bài theo nhóm đôi.
* Gọi ý: + Đọc kĩ đoạn văn
+ Gạch chân dưới các đại từ xưng hô
+ Đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được thái độ và tính cách của các nhân vật.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Hỏi: Đoạn văn có những nhân vật nào? 
+ Nội dung đoạn văn là gì? 
- Y/c HS dùng bút chì điền từ thích hợp vào chỗ trống. 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Chấm chữa bài. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hỏi: Thế nào là đại từ xưng hô? 
- GV hệ thống bài học, nhận xét tiết học.
- Dặn: Học thuộc ghi nhớ, biết lựa chọn, sử dụng đại từ xưng hô chính xác phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
HS trả lời
Những từ đó thay thế cho Hơ Bia, thóc, gạo, cơm 
Chị, các người, chúng
HS đọc lời của từng nhân vật
- Cách xưng hô của cơm: xưng chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị.
- Cách xưng hô của Hơ Bia : xưng ta, gọi cơm là các người , thể hiện thái độ kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại. 
1 HS đọc to y/c
Thảo luận nhóm đôi.
HS phát biểu ý kiến.
HS đọc 
HS đọc y/c và nội dung.
HS trao đổi theo nhóm đôi.
HS tiếp nối nhau phát biểu.
2 HS đọc to và trả lời câu hỏi.
Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
HS nhận xét.
Lịch sử: ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM
 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ 
 (1858-1945)I. Mục tiêu:
 Qua bài này giúp Hằínm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 –1945 và ý nghĩa của những sự kiện đó.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Bảng thống kê các sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 10).
 III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
 + Cuối bản tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ đã thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?
- Nhận xét, ghi điểm
2. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.1.Ôn tập:
a) Thời gian, diễn biến chính của các sự kiện tiêu biểu:
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ đối đáp nhanh” để ôn tập như sau:
- Lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời.
 + Nội dung: Thời gian diễn ra và diễn biến chính của các sự kiện sau:
*Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
*Phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
*Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
*Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
*Chủ tich Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lậ ...  : bão , gánh , phù sa, quết đất.
- Hiểu : từ ngữ : cá cờ , tiền tuyến ,ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức nhiều người , là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh 
- Giáo dục học sinh phải biết quí trong hạt gạo, đó là do công sức con người vất vả làm ra.
II. Chuẩn bị:+ GV: Tranh vẽ phóng to. 
 + HS: SGK, đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: HS đọc bài :Chuỗi ngọc lam (đoạn 2)
+ Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong truyện?
Giáo viên nhận xét -ghi điểm.
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài :	Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về giá trị của hạt gạo thời kháng chiến chống Mĩ qua bài Hạt gạo làng ta.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- T phân đoạn :5 đoạn 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải 
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
- Học sinh đọc theo nhóm
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Học sinh đọc khổ 1.
+ Em hiểu hạt gao được làm nên từ những gì?
Ý 1 :Điều kiện để làm ra hạt gạo.
-Học sinh đọc thầm khổ 2.
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Cá cờ : loài cá nhỏ có vây và đuôi xoè ra như dải cờ.
Ý đoạn 2 nói gì ?
-HS đọc khổ 4
+ Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
Ý 3 : Công sức của các bạn nhỏ.
+tiền tuyến : ngoài mặt trận.
-Hs đọc khổ cuối 
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”
Ý 4 : Giá trị của hạt gạo 
+ Qua bài em cảm nhận được điều gì 
Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp
– Nêu cách đọc diễn cảm bài thơ
- Luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu 
-Nêu cách đọc –nx
-HS đọc -nx
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài (đọcthuộc lòng khổ 2,3 )
-GV gọi hs đọc.
- Thi đọc diễn cảm -NX-ghi điểm.
3. Củng cố - dặn dò: 
Qua bài này giúp em hiểu thêm điều gì ?-gd –nd –Gv ghi bảng.
Chuẩn bị: “Buôn Chư-lênh đón cô giáo”.
Đọc trả lời câu hỏi sgk
-2 Học sinh đọc -nx
-Cả lớp đọc thầm.
- 5 học sinh đọc
- Học sinh đọc
-5 học sinh đọc
-Học sinh đọc
-Đọc nhóm đôi
-vị phù sa – hương sen thơm – công lao của cha mẹ – nỗi vất vả.
-Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy.
-Nỗi vất vả của người nông dân.
-Các bạn thiếu niên thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động 
-Vì hạt gạo rất quý .
- 5 học sinh đọc
-HS nêu -nx
-HS trả lời -nx
-3 hs đọc-
- Học sinh đọc- nhận xét.
- 2hs thi-nx
 Ngày soạn: Ngày 22 tháng 11 năm 2011
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp hs
- Củng cố quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
- Rèn kĩ năng thực hiện chia một số tự nhiên cho một số thập phân và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
a, 72 : 6,4 b, 12 : 12,5
- Nhận xét, chữa bài
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: GV nêu y/c tiết học
2.2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tính rồi so sánh kết quả tính:
- GV gọi 2 HS lên bảng và thực hiện lần lượt 2 phép tính:
5 : 0,5 (= 10) 3 : 0,2 (= 15)
5 2 (= 10) 3 5 (= 15) 
- GV y/c cả lớp làm các trường hợp còn lại vào vở.
- GV đến từng HS yếu để h/dẫn thêm.
- GV nhận xét và chữa từng bài trên bảng và rút ra quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,2 và 0,25 lần lượt là: 
+ Ta nhân số đó với 2
+ Ta nhân số đó với 5
+ Ta nhân số đó với 4 
Bài 2: Tìm x
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 
- Cả lớp làm vào vở. 
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3: Giải toán
- Y/c HS đọc đề toán. GV ghi tóm tắt bài toán 
- Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở
- GV hướng dẫn HS yếu 
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Giải toán tính diện tích, chu vi
- Gọi HS đọc đề toán
- Hỏi: Muốn tính chu vi thửa ruộng hình chữ nhật ta làm thế nào?
- Tính chiều dài thửa ruộng ta làm thế nào?
- GV gọi 1 HS giải bài toán trên bảng, cả lớp giải vào vở.
- Chấm chữa bài
3. Củng cố và dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS làm BT 1, 2, 3, 4 (VBT)
Cả lớp làm vào bảng con, 
2 HS lên bảng
Nhận xét bài làm trên bảng
2 HS lên bảng
HS làm BT vào vở
HS nhắc lại quy tắc 
2HS lên bảng giải 
cả lớp làm vào vở (1số em giải thích cách làm)
HS đọc đề toán
HS tự giải vào vở, 
 Bài giải:
Số dầu của cả 2 thùng là:
 21 + 15 = 36 (l)
Số chai dầu là:
 36 : 0,75 = 48 (chai)
 Đáp số: 48 chai
HS đọc bài toán
+ Phải biết chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng.
+ Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng 
1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở
Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu: Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của sách giáo khoa.
Có kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy phê phán.
BS: HS biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Kết quả chuẩn bị của mỗi HS.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS trình bày 
Hỏi: Thế nào là biên bản? Biên bản thường có những nội dung nào?
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
2.2. Hướng dẫn luyện tập:
- Gọi HS đọc y/c của BT 
- GV nêu câu hỏi giúp HS định hướng:
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?
- Y/c HS làm bài theo nhóm. Gợi ý HS đọc lại nội dung biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của một biên bản theo mẫu của tiết TLV trước.
- Gọi các nhóm đọc biên bản. Các nhóm khác nghe, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa để có biên bản hoàn chỉnh.
- Cho điểm các nhóm làm bài tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh)
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản ở lớp nếu chưa đạt. Chuẩn bị bài sau: Ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến.
2 HS trình bày.
2HS đọc to, cả lớp đọc thầm 
HS trả lời.
4 HS tạo thành 1 nhóm trao đổi và viết 1 biên bản
Đại diện các nhóm trình bày biên bản của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ.
- VBT Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c cả lớp tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau:
Bé Mai dẫn tâm ra vườn chim. Mai khoe:
- Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu cài lên đấy.
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung của BT
- GV mời HS nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. sau đó đưa bảng phụ mời HS đọc:
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.
+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ gữa các từ ngữ hhoặc các câu ấy.
- GV y/c HS làm cá nhân vào VBT. Các em đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ, ghi kết quả vào bảng phân loại
- Gọi HS trình bày bảng phân loại.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- Gọi 1 HS đọc kết quả của bảng phân loại đúng. 
- Cả lớp sửa bài theo lời giả đúng.
đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 2: 
- HS đọc nêu y/c BT2
- Gọi 2HS đọc to khổ thơ 2 bài Hạt gạo làng ta. 
- Y/c HS làm việc cá nhân. Từng em dựa vào ý 
khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ đã dùng trong đoạn văn.
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS viết lại đoạn văn chưa đạt y/c.
Chuẩn bị bài sau: MRVT: Hạnh phúc
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp, theo dõi để nhận xét.
2 HS đọc to y/c cả lớp đọc thầm 
Nhiều HS nhắc lại khái niện về ĐT, TT, QHT
1 HS làm trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT
HS trình bày
HS nhận xét
2HS đọc lại bảng kết quả phân loại 
HS đọc y/c
2 HS đọc to khổ thơ 2
HS dựa vào ý của khổ thơ 
viết 1 đoạn văn ngắn theo y/c.
Buổi chiều 
 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
 (TẢ NGOẠI HÌNH)
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng tả người (tả ngoại hình).
- Viết một đoạn văn tả ngoại hình người em thường gặp.
 II. Chuẩn bị: 
- Quan sát hình dáng của một người em thường gặp.
- Vở luyện Tiếng Việt
 III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Luyện tập:
- GV đọc đề, ghi đề lên bảng: Em hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
- Phân tích đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng: tả, ngoại hình, người mà em thường gặp
- Hãy giới thiệu về người em định tả:
+ Người đó là ai? Em quan sát trong dịp nào?
- Lưu ý: Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những nét tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật
- Yêu cầu HS viết đoạn văn tả ngoại hình người em thường gặp vào vở
- Gọi HS trình bày
- Yêu cầu lớp nhận xét
- Nhận xét chung, tuyên dương những đoạn văn viết hay
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Hoàn chỉnh đoạn văn
- 2 HS đọc to cho cả lớp cùng nghe
- HS lần lượt giới thiệu về người em định tả
- Lắng nghe
- HS viết vào vở
- Lần lượt HS trình bày
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
KÝ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN: 
 ...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1314(1).doc