Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I- MỤC TIÊU
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.
- Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- Biết sử dụng một số bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn.
- Giáo dục HS ham học văn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy khổ to ghi sẵn nội dung bài tập 1
- Bài văn về hồ Ba Bể (viết vào bảng phụ)
- Vở bàt tập Tiếng Việt.
III- TRỌNG TÂM
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện và phân biệt được văn kể chuyệnvới những loại văn khác.
Tiết 1 Thứ ba ngày tháng 9 năm 2007 Tuần 1 Tập làm văn thế nào là kể chuyện I- Mục tiêu - Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. - Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác. - Biết sử dụng một số bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn. - Giáo dục HS ham học văn. II- Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to ghi sẵn nội dung bài tập 1 - Bài văn về hồ Ba Bể (viết vào bảng phụ) - Vở bàt tập Tiếng Việt. III- Trọng tâm - Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện và phân biệt được văn kể chuyệnvới những loại văn khác. IV- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét về bài văn miêu tả đồ vật của lớp sau khi chấm xong bài. - Nhắc nhở một số em viết bài còn yếu. B. Bài mới 1. Giới thiệu - Tuần này các em đã kể lại câu chuyện nào? - Câu chuyện sự tích Hồ Ba Bể. - Vậy thế nào là kể chuyện? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. 2.Hình thành khái niệm. a, Phân tích dữ liệu (nhận xét) Bài1 - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Gọi 1, 2 HS kể tóm tắt câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể. - 2 HS kẻ tóm tắt câu chuyện. - Chia HS thành các nhóm nhỏ, HS thảo luận và htực hiện các yêu cầu ở bài 1. - HS thảo luận nhóm, ghi kếy quả thảo luận vào phiếu. - Các nhóm dán kết quả lên bảng. - HS dán kết quả thảo luận lên bảng. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV ghi các câu trả lời đã thống nhất vào một bên bảng a, Các nhân vật: - Bà cụ ăn xin - Mẹ con nhà nông dân - Bà con tham dự lễ hội (nhân vật phụ) b, Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy. - Bà cụ đến lễ hội ăn xin nhưng không ai cho. - Bà cụ gặp hai mẹ con nhà nông dân và hai mẹ con nhà nông dân cho bà cụ ăn , ngủ trong nhà mình. - Đên khuya, bà lão hiện hình thành một con giao long lớn. - Sáng sớm bà lão ra đi và bà đã cho hai mẹ con nhà kia 1 gói tro và hai mảnh chấu rồi ra đi. - Trong đêm hội dòng nước phun lên và tất cả đều chìm nghỉm. - Nước lụt dâng lên mẹ con nhà nông dân chèo thuyền cứ người. c, ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành Hồ Ba Bể. Chuyện ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. * Bài 2: GV lấy bảng phụ chép bài Hồ Ba Bể - 2 HS đọc lớp theo dõi. - Bài văn có những nhân vật nào? - Bài văn không có nhân vật. - Bài văn có những sự kiện nào xảy ra đốu với nhân vật? - Bài văn không có sự kiện nào xảy ra. - Bài văn giới thiệu gì về hồ Ba Bể ? - Bài văn giới thiệu về vị trí, chiều cao, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể. - Bài hồ Ba Bể với bài sự tích hồ Ba Bể bài nào là bài văn kể chuyện? Vì sao? - Bài sự tích Hồ Ba Bể là bài văn kể chuyện vì trong bài có nhân vật ,có cốt truyện, có ý nghĩa của câu truyện. Bài văn hồ Ba Bể là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. - Theo em thế nào là văn kể chuyện . - Theo em kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật, có cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phỉa có ý nghĩa. GV rút ra kết luận d, Ghi nhớ kiến thức. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Vài HS đọc ghi nhớ SGK. - Gọi HS đọc các ví dụ về câu chuyện. - Truyện: + Sự tích Hồ Ba Bể. + Dế mèn bênh vực kẻ yếu. + Cây khế. e, Luyện tập. Bài 1: - HS đọc yêu cầu đề bài. - 1 HS đọc - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - HS làm bài - Gọi 2, 3 HS độc câu chuyện của mình. HS và GV đặt câu hỏi để cùng hiểu rõ nội dung - HS trình bày và nhận xét. Cho điểm HS. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc - Câu chuyên em vừa kể có những nhân vật nào? - Em và người phụ nữ có con nhỏ. - Nêu ý nghĩ của câu chuỵện. - Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ kia. Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bế nhưng rất có ý nghĩa thiết thực vì cô đang mang nặng. Kết luận:Trong cuộc sống cần quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa của câu chuyện mà các em vừa kể. 3, Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - VN học thuộc phần ghi nhớ.VN kể lại câu chuyện mình xây dựng được kể cho người thân nghe và làm bài tập vào vở. Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2007 Tập làm văn nhân vật trong truyện I- Mục tiêu - Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện. - Nhân vật trong truyện là người hay con vật, đồ vật được nhân hoá tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động , lời nói, suy nghĩ của nhân vật. - Biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản. - Giao HS ham học văn. II- Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to, kẻ sẵn bảng, bút dạ. - Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14, SGK III- Trọng tâm - Biết nhân vật trong truyện là người hay con vật, đồ vật được nhân hoá. IV- Phương pháp - Vấn đáp, thảo luận nhóm, giảng giải, luyện tập thực hành. V- Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là văn kể chuyện ? - Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở điểm những điểm nào? - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu - Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì? - Là chuỗi các sự việc liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. - GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học. 2.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS dọc yêu cầu trong SGK - Trong tuần các con đã được học những bài tập đọc và kể chuyện nào? - Dế mèn bênh vực kẻ yếu. - Sự tích hồ Ba Bể - GV chia lớp làm 4 nhóm - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm . - HS làm việc trong nhóm 3 phút. - Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung để có lời giải đúng. - Dán phiếu nhận xét, bổ sung. Tên truyện Nhân vật là người Nhân vật là vật(con vật,đồ vật) Sự tích hồ Ba Bể - Hai mẹ con nhà ND. - Bà cụ ă xin Nhữngngười dự lễ hội. -Giao long. Dế Mènbênh vực kẻ yếu. - Dế mèn - Nhà Trò -Bọn nhện - Nhân vật trong truyện có thể là ai? - Có thể là người, con vật, đồ vật. - Giảng bài: Các nhân vật trong truyện có thể là người hay con vật, đồ vật, cây cối đã được nhân hoá. Để biết tính cách của nhân vật được thể hiện như thế nào, các em hãy cùng làm bài 2 nhé. - Lắng nghe. Bài 2: - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận. - Gọi HS trả lời câu hỏi. - HS nối tiếp nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng là: - Nhận xét đến khi có câu trả lời đúng. + Dế mèn có tính cách: khẳng khái, thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kể yếu. + Căn cứ vào hành động: " xoè cả hai càng ra", "dắt Nhà Trò đi", và lời nói " em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc áckhông thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu" + Mẹ con nhà nông dân có lòng nhân hậu , sẵn sàng giúp đỡ mọi ngườikhi gặp hoạn nạn. Căn cứ việc làm: cho bà lão ăn xin , ngủ trong nhà, hỏi bà cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp dân làng. + Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật? - Nhờ hành động, lời nói của nhân vật. - Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ, của nhân vật. - Lắng nghe. 2.3. Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ - Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe. (Nếu HS không nhớ GV có thể nhắc lại tên một số truyện và một vài tình tiết). - 3 đến 5 HS lấy ví dụ theo khả năng ghi nhớ của mình. Thơ trong truyện Rùa và Thỏ là con vật có tính kiêu ngạo, huênh hoang coi thường người khác khi chế nhạo và thách đấu với Rùa. Rùa là con vật khiêm tốn, kiên trì bên bỉ khi trả lời và chạy thi với Thỏ. Ngựa con trong truyện Cuộc chạy đua trong rừng có tính chủ quan khi không nghe lời Ngựa cha. 2.4. Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc nội dung - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.Cả lớp theo dõi. - Hỏi: + Câu chuyện 3 anh em có những nhân vật nào? + Câu chuyện có những nhân vật là: Ni - ki - ta, Gô - sa, Chi - ôm - ca, bà ngoại. + Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy ba anh em khác gì nhau + Ba anh tuy giống nhau nhưng khác nhau về hành động sau bữa ăn. - Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. + Bà nhận xét cách làm của từng cháu như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy? - HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS chỉ nói về 1 nhân vật: Ni - ki - ta ham chơi, không nghĩ đến người khác, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô - sa hơi láu vì lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi - ôm - ca thì biết giúp bà nghĩ đến những con chim bồ câu nữa, nhặt mẩu bánh vụn cho chim ăn. + Theo em nhờ đâu mà bà có nhận xét như vậy? + Nhờ quan sát hành động của ba anh em mà bà đưa ra nhận xét như vậy. + Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao? + Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu. Vì qua việc làm của từng cháu đã bộc lộ tính cách của mình. - Giảng bài : Hành động cuả các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình. Ni - ki - ta thì ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô - sa thì láu cá lén hắt những mẩu bánh mì vụn xuống đất để không phải dọn. Còn Chi - ôm ca thì chăm chỉ và nhân hậu. Em biết giúp bà lau bàn và nhặt mẩu bánh cho chim bồ câu. - Lắng nghe. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Yêu cầu HS thảo luận về tình huống trả lời câu hỏi: - HS thảo luận trong nhóm nhỏ và tiếp nối nhau phát biểu. + Nếu là người biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ: chạy lại, nâng em bé dậy, phủ bụi và bẩn trên quần áo của em, xin lối em, dõ em bé nín khóc, đưa em bé về lớp (hợăc về nhà). rủ em chơi những trò chơi khác + Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì? + Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ bỏ chạy để tiếp tục nô đùa, cứ vui chơi mà chẳng để ý gì đến em bé cả. - GV kết luận về hai hướng kểchuyện. Chia lớp làm hai yêu cầu mối nhóm kể theo một hướng. - Suy nghĩ và làm bài độc lập. - Gọi HS tham gia thi kể. Sau mỗi HS kể GV gọi 2 HS khác nhận xét cho điểm từng HS. - 10 HS tham gia thi kể. Bài làm 1: Giờ ra chơi Minh cùng các bạn trong lớp chơi trò đuổi bắt. Đang chạy, Minh sô vào bé Na. Na bị bất ngờ nên ngã soài ra sân trường , bật khóc nức nở. Minh cúng loạng choạng rồi chạy lại. Cậu nhẹ nhàng dắt Na đứng dậy, dỗ em nín khóc, phủ bụi quần áo em. Cậu nói: " Anh xin lỗi em nhé!Chúng ta cùng ra góc kia chơi đố chữ nào! ". Na nín khóc và đi theo Minh, vừa đi vừa nhoẻn miệng cười. Bài làm 2: Giờ ra chơi Hùng và Nam cùng chơi đá bóng với các bạn trong lớp. Trận đấu đang diễn ra quyết liệt. Có được bóng đi vài bước rồi rong bóng đến đến thẳng khung thành. Vì không để ý Hùng xo ngay vào Trang lớp 1 ... iêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật. - Giáo dục HS ham học văn. II- Đồ dùng dạy học - Giấy khổ to và bút dạ. Iii- Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọcđoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2. Giới thiệu bài - GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học. - Lắng nghe. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc trước lớp. + Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng? + Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay con vật định tả. + Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả. + Kết bài mở rộng: Nói cảm nghĩ của mình về con vật, lợi ích của con vật, có kèm theo lời bình. + Kết bài không mở rộng: Nói lợi ích à tình cảm của mình đối với con vật. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - 2 HS ngồi cungf bàn trao đổi, thảo luận và làm bài. - Gọi HS phát biểu. - HS trả lời câu hỏi. + Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa? + Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công uúa. + Kết bài: Quả không ngoa người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh. + Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào em đã học? + Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng. + Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào? + Mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa. + Kết bài không mở rộng bài dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. + Cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng bao giờ cũng sinh động lôi cuốn người đọc. Các em sẽ cùng thực hành viết đoạn mở bài và kết bài theo cách này cho bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích. Bài 2 - Gọi HS đọc. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS viết đoạn mở bài gián tiếp cho phù hợp với 2 đoạn tả ngoại hình và hoạt động của con vật em yêu thích đã tả ở tiết học trước. - 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở. * Chữa bài tập: - Gọi HS làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng. Đọc bài, GV cùng HS nhận xét, sửa chữa cho từng em. - Đọc bài, nhận xét bài của bạn. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn mở bài. - 3 đến 5 HS đọc đoạn mở bài của mình. - Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu. Bài tham khảo Cả gia đình em đều yêu quý súc vật. Nhà em nuôi mèo, cá cảnh, chim và cả hai con chim sáo hót rất hay. Nhưng người bạn thân thiết nhất , hay đón em từ cổng mỗi khi em đi đâu về là chú Cún con. Bài 3 - GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 tương tự như cách tổ chức làm bài tập 2. - GV yêu cầu HS phải đọc kĩ lại đoạn mở bài, đoạn tả hình dáng, hoạt động của con vật để viết đoạn kết bài cho phù hợp. Bài tham khảo 1: Cún con đã sống với gia đình em gần được một năm rồi. Nó rất ngoan ngoãn, chẳng bao giờ ra khỏi cổng. Em hi vọng nó lớn lên nó càng biết vâng lời chủ và trung thành hơn. Chẳng thế mà ai cũng nói chó là một con vật rất trung thành và tình nghĩa. 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. Tuần 33 Tập làm văn miêu tả con vật (Kiểm tra viết) I- Mục tiêu - HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật. - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Lời văn tự nhiên, chân thực biếậocchs dùng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh làm nổi bật lên con vật minnhf định tả. Diễn đạt tốt, mạch lạc. - Giáo dục HS ham học văn. II- Đồ dùng dạy học - Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn - Dàn ý bài văn miêu tả con vật viết sẵn trên bảng phụ. 1. Mở bài: Giới thiệu con vật định tả. 2. Thân bài:- Tả hình dáng con vật - Tả hoạt động của con vật (những thói quen sinh hoạt hàng ngày). 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình đối với con vật (bình luận, nhận xét về lợi ích của con vật). Iii- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra giấy bút của HS. - GV nhận xét chung. 2. thực hành viết - GV có thể sử dụng 3 đề gợi ý trang 149 SGK để làm bài kiểm tra hoặc tự mình ra đề cho HS. - Lưu ý ra đề: + Ra đề mở để HS lựa chọn khi viết bài. + Nội dung đề phải miêu tả một con vật mà HS đã nhìn thấy để miêu tả. Ví dụ: 1. Viết một bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích. Trong đó sử dụng lối mở bài gián tiếp. 2. Viết một bài văn tả con vật nuôi trong nhà. Trong đó có sử dụng cách kết bài mở rộng. . Viết một bài văn tả con vật nuôi ở vườn thú mà em có dịp quan sát. Trong đó sử dụng lối mở bài gián tiếp. 4. Viết một bài văn tả con vật lần đầu tiên em nhìn thấy. Trong đó có sử dụng cách kết bài mở rộng. - Cho HS viết bài vào vở. - Thu chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết làm bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 5 tháng 5năm 2007 Tuần 33 Tập làm văn điền vào giấy tờ in sẵn I- Mục tiêu - Hiểu yêu cầu, nội dung trong thư chuyển tiền. - Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu thư chuyển tiền. - Giáo dục HS ham học văn. II- Đồ dùng dạy học - Mẫu thư chuyển tiền (phóng to khổ A4) đủ dùng cho từng HS. Iii- Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ - Nhận xét bài kiểm tra của HS. 2. Giới thiệu bài - Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu nội dung, điền đúng nội dung vào thư chuyển tiền. - Lắng nghe. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu. - 1 HS đọc trước lớp. - Treo tờ giấy phô tô và hướng dẫn HS cách viết. - Quan sát lắng nghe. - Hoàn cảnh viết thư chuyển tiền là em cùng mẹ ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Như vậy người gửi là ai? Người nhận là ai? - Người gửi là em và mẹ em, người nhận là bà em. - Các chữ viết tắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước, cột phải, phía trên thư chuyển tiền là những kí hiệu nhà bưu điện. Các em lưu ý không ghi mục đó. - Nhận ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện. - Căn cước: Chứng minh thư nhân dân. - Người làm chứng: Người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền. Mặt trước mẫu thư các em phải điền đầy đủ những nội dung sau: + Ngày gửi thư, sau đó là tháng năm. + Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (họ tên của mẹ em). + Số tiền gửi (viết toàn chữ - không phải bằng số). + Họ tên, người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái trang giấy. + Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa. + Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ điền. + Mặt sau mẫu thư em phải điền đầy đủ các thông tin sau: + Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em)- viết vào phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ kí tên. + Tất cả những mục khác, nhân viên bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền) sẽ viết. Lưu ý: Mục viết thư: các em viết ngắn gọn, có thể là lời động viên bà, nhắc bà nhớ giữ gìn sức khoẻ, tình cảm của mình với bà hoặc hẹn ngày về quê thăm bà. - Gọi HS khá đọc nội dung em điền vào mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 3 đến 5 HS đọc thư của mình. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS viết mặt sau của thư chuyển tiền. - Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền. Nếu khi nhận được tiền các em cần điền đủ vào mặt sau các nội dung sau: + Số chứng minh thư của mình. + Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình. + Kiểm tra lại số tiền được linhxem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước của thư chuyển tiền không. + Kí đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa chỉ nào. - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét. 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách điền vào thư chuyển tiền và chuản bị bài sau. Tập làm văn. Trả bài văn miêu tả con vật I- Mục đích yêu cầu - HS nhận thức đúng các lỗi về câu, cách dùng từ, cách diễn đạt,lỗi chính tả trong bài văn miêu tả của mình và của bạn khi đã được thầy cô nhận xét. - HS biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong bài văn. - HS hiểu được cái hay của những bài văn được điểm cao và có ý thức học hỏi từ những bạn học giỏi để những bài viết sau được tốt. II- Đồ dùng dạy - Học - Bảng phụ viết sẵn một số lỗi điển hình của HS trong lớp về: chính tả dùng từ, đặt câu, ý diễn đạt cần chữa chung cho cả lớp. III- Các hoạt động dạy - Học chủ yếu 1. Trả bài - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc nhiệm vụ của tiết trả bài tập làm văn trong SGK. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài. - Nhận xét kết quả làm bài của HS. - Lắng nghe. + Ưu điểm - Nêu tên những HS viết bài tốt và HS đạt điểm cao. - Nhận xét chung về cả lớp: Xác định đúng kiểu bài văn miêu tả con vật, bố cục, ý, diễn đạt, sự sáng tạo, lỗi chính tả, cách trình bày, chữ viết + Hạn chế. viết sẵn một số lỗi điển hình của HS trong lớp vào bảng. Lưu ý: GV cần nhận xét rõ những sai sót của HS vào bài cụ thể. Tránh nói trước lớp làm những HS kém sấu hổ, tự ti. GV nên có những lời động viên, khích lệ các em cố gắng hơn nữa ở bài sau. Nếu HS không đạt yêu cầu, GV không nên cho điểm xấu và dặn dò các em về nhà viết lại bài cho kết quả tốt hơn. - Trả bài cho HS. - Nhận lại bài và đọc bài. 2. Hướng dẫn HS chữa bài - Yêu cầu HS tự chữa bài cho mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài. Lưu ý: GV có thể dùng phiếu hoặc cho HS chữa bài trực tiếp vào phần đề bài chữa trong bài tập làm văn. + Đọc lời nhận xét của GV. + Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa vào phiếu hoặc gạch chân và chữa vào vở. + Đổi vở hoặc phiếu để bạn bên cạnh để kiểm tra lại. - Đến từng bàn hướng dẫn hoặc nhắc nhở từng HS. - Đọc lỗi và chữa bài. - Gọi HS chữa lỗi về dùng từ, ý, cách diễn đạt, lỗi chính tả mà nhiều HS mắc phải do GV đã thống kê trên giấy khổ to. - Gọi HS bổ sung, nhận xét. - Bổ sung, nhận xét. 3. Đọc những đoạn văn hay - Gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hay những bài do GV sưu tầm những năm trước. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để HS tìm ra: cách dùng từ, lỗi diễn đạt, ý hay. - 3 đến 5 HS đọc bài. - Sau mỗi bài đọc, GV nhận xét. - Nhận xét, tìm ra cái hay. 4. hướng dẫn viết lại mộtđoạn văn - Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi: + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. - HS tự viết lại đoạn văn. + Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý. + Đoạn văn dùng từ chưa hay. + Mở bài, kết bài đơn giản. - Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại. - 3 đến 5 HS đọc. - Nhận xét. 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại và nộp vào tiết sau.
Tài liệu đính kèm: