I) Mục tiêu : Sau bài học :
- HS biết làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su , biết kể tên các vật liệu để chế tạo cao su , nêu được tính chất , công dụng , cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su .
II) Đồ dùng dạy học :
+ GV : 1 quả bóng , 1 đoạn dây cao su , một ít xăng và ly , cốc . + HS : Vở ghi chép thí nghiệm , bảng nhóm
III) Hoạt động dạy và học :
1) Ổn định : (1 phút) HS chuẩn bị dụng cụ học tập
2) Kiểm bài cũ : (4 phút) 3 HS lần lượt nêu tính chất , công dụng , cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh .
3) Bài mới : ( 27 phút)
GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT MÔN KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI : CAO SU Giáo viên soạn : Trần Thị Hải Yến Đơn vị : Trường Tiểu học Khánh Yên Trung ************ Mục tiêu : Sau bài học : - HS biết làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su , biết kể tên các vật liệu để chế tạo cao su , nêu được tính chất , công dụng , cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su . II) Đồ dùng dạy học : + GV : 1 quả bóng , 1 đoạn dây cao su , một ít xăng và ly , cốc . + HS : Vở ghi chép thí nghiệm , bảng nhóm III) Hoạt động dạy và học : Ổn định : (1 phút) HS chuẩn bị dụng cụ học tập Kiểm bài cũ : (4 phút) 3 HS lần lượt nêu tính chất , công dụng , cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh . Bài mới : ( 27 phút) TG Hoạt động của GV : Hoạt động của HS : 18 phút 9 phút * Hoạt động 1 : Tìm hiểu tính chất của cao su . 1- Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học : H : Em hãy kể tên các đồ dùng làm bằng cao su ? GV cho HS chơi “ Truyền điện” kể tên các đồ dùng bằng cao su . H : Cao su có những tính chất gì ? 2- Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh : - GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của cao su vào vở ghi chép thí nghiệm . 3- Đề xuất các câu hỏi : + GV cho HS làm việc theo nhóm bốn . + GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm phù hợp với nội dung bài học : - Cao su có tính đàn hồi như thế nào ? - Khi gặp nóng , lạnh cao su thay đổi hình dạng như thế nào ? -Cao su có thể cách nhiệt , cách điện được không ? - Cao su tan và không tan trong những chất nào ? 4- Đề xuất các phương án thí nghiệm nghiên cứu . + GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án thí nghiệm , nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 . 5- Kết luận , rút ra kiến thức : + GV cho đại diện các nhóm trình bày kết luận sau khi làm thí nghiệm . + GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình . + Cho HS nhắc lại các tính chất của cao su . * Hoạt động 2 : Thảo luận + GV cho HS làm việc theo nhóm bốn : quan sát hình 1 và 2 thảo luận các câu hỏi : - Có mấy loại cao su , đó là những loại nào ? - Cao su được dùng để làm gì ? - Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su ? - HS chơi “Truyền điện” kể tên các đồ dùng bằng cao su . - HS làm việc cá nhân ghi lại những hiểu biết của mình vào vở ghi chép thí nghiệm về tính chất của cao su . - HS làm việc theo nhóm bốn : Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về các tính chất của cao su . - Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về các tính chất của cao su . + Các nhóm lần lượt làm thí nghiệm , quan sát rút ra kết luận và ghi chép vào vở thí nghiệm để làm cơ sở trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 + Đại diện các nhóm trình bày kết luận về các tính chất của cao su sau khi làm thí nghiệm . + HS so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không ? + Vài HS nêu các tính chất của cao su . + HS làm việc theo nhóm bốn , quan sát hình 1 và 2 , thảo luận về các loại cao su , công dụng và cách bảo quản đồ dùng bằng cao su . + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . 4- Củng cố , dặn dò : (3 phút) - Gọi 3 HS lần lượt nêu lại : Nguồn gốc , tính chất , công dụng , cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su . - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài mới : Chất dẻo .
Tài liệu đính kèm: