I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng :
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình .
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản .
II/ Chuẩn bị : - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Bé là con ai “
- Hình trang 4 ,5 SGK .
III/ Hoạt động dạy học : 1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài :
KHOA HỌC: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ Tiết 1 : SỰ SINH SẢN I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng : Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình . Nêu ý nghĩa của sự sinh sản . II/ Chuẩn bị : - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “ Bé là con ai “ Hình trang 4 ,5 SGK . III/ Hoạt động dạy học : 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai?” Phát phiếu có vẽ hình một em bé hoặc hình bố , mẹ em bé đó GV phổ biến cách chơi : ai nhận được hình em bé phải đi tìm bố hoặc mẹ em bé đó . Tổ chức cho HS chơi . Hỏi : Tại sao ta tìm được bố mẹ cho các em bé ? Qua trò chơi , rút ra kết luận gì ? Hoạt động 2 : Quan sát tranh và trả lời Yêu cầu HS quan sát các hình 1; 2; 3/4 SGK và đọc lời đối thoại của các nhân vật . Hỏi : Hãy nói về ý nghĩa của sinh sản đối với mỗi gia đình , dòng họ? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ? - Liên hệ gia đình mình HS nhận phiếu . Nghe phổ biến Tham gia trò chơi . Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ . -Làm việc theo cặp dưới sự hướng dẫn của GV - Trình bày kết quả làm việc . - HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận . - HS nêu ý kiến của mình . 3/ Củng cố , dặn dò , nhận xét tiết học KHOA HỌC Tiết 2 : NAM HAY NỮ ? I/ Mục tiêu : Sau bài học HS biết : Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ . Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ . Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới , không phân biệt bạn nam và nữ . II/ Chuẩn bị : - Hình SGK Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK . III/ Hoạt động dạy – học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : Cho một số đáp án về : - Ý nghĩa về sự sinh sản đối với mỗi gia đình , dòng họ . 2/ Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay , chúng ta tìm hiểu giữa nam và nữ có điểm khác nhau như thế nào ? 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1 : thảo luận để xác định sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học . -Yêu cầu thảo luận các câu hỏi : a/ Lớp bạn có bao nhiêu bạn trai , bạn gái ? b/ Nêu một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và gái ? c/ Chọn câu trả lời đúng Khi một em bé mới sinh , dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay gái ? Kết thúc hoạt động này , yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học ? 4/ Củng cố dặn dò, nhận xét HS dùng thẻ để chọn đúng , sai HS lắng nghe Làm việc theo nhóm 3 HS thảo luận theo các yêu cầu của GV Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung -Nam thường có râu , cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng . - Nữ có kinh nguyệt , cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng . KHOA HỌC : Tiết 3 : NAM HAY NỮ ? ( tiếp theo ) I/ Mục tiêu : ( Giống tiết trước của bài nam hay nữ ) II/ Chuẩn bị : Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK . III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh Hoạt động 2 : Kiểm tra kiến thức cũ bằng trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng “ Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ . GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như trang 8 SGK vàhướng dẫn cách chơi : Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây : Nam Cả nam và nữ Nữ Hoạt động 3 : Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ : Công việc . Cách đối xử trong gia đình . Trong lớp có sự phân biệt đối xử không Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? Kết luận : Vai trò của nam và nữ ở gia đình xã hội có thể thay đổi . Nhóm trưởng của hai đội Avà B phát phiếu cho các bạn trong đội – sau đó thi đua lên bảng xếp phiếu vào cột thích hợp . Cả lớp cùng đánh giá , đồng thời xem đội nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc . Làm việc theo nhóm 6 . Từng nhóm báo cáo kết quả . IV/ Củng cố , dặn dò , nhận xét KHOA HỌC : Tiết 4 : CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng : Nhận biết cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố . Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi . II/ Chuẩn bị : Hình trang 10 ; 11 SGK III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : - Vai trò của nam và nữ ở xã hội và gia đình .(GV cho một số tình huống để HS chọn ) 2/ Giới thiệu bài : 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm các nội dung sau : a/ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người ? b/ Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? c/ Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? Kết luận : Cơ thể người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng , sự kết hợp này gọi là sự thụ tinh . Hoạt động 2 : Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và phát triển của thai nhi . Quan sát hình 1; 2;3;4;5/11 tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào 4/ Củng cố , dặn dò , nhận xét Dùng thẻ để chọn đáp án đúng . Lắng nghe HS chọn đáp án đúng : a/ Cơ quan sinh dục . b/ Tạo ra tinh trùng . c/ Tạo ra trứng . Làm việc cá nhân . Quan sát hình rồi trả lời KHOA HỌC : Tiết 5 : CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ ? I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ . Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc , giúp đỡ phụ nữ có thai . Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai . II/ Chuẩn bị : Hình trang 12; 13 III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? 2/ Giới thiệu bài : Để chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình . Vậy cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ ? 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Yêu cầu quan sát các hình 1;2;3;4/12 SGK trả lời câu hỏi : Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? Tại sao ? Kết luận : Phụ nữ có thai cần : Aên uống đủ chất không dùng các chất kích thích; nghỉ ngơi hợp lý ; tránh lao động nặng ; đi khám thai định kỳ ; tiêm vác – xin phòng bệnh . Hoạt động 2: Quan sát hình trả lời câu hỏi : Quan sát các hình 5;6;7/13 SGK và nêu nội dung của từng hình . Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm , chăm sóc đối với phụ nữ có thai ? Kết luận : Chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi khoẻ mạnh , sinh trưởng và phát triển tốt ; người mẹ khoẻ mạnh , giảm nguy hiểm khi sinh con . Hoạt động 3: Đóng vai Bước 1: GV yêu thảo luận câu hỏi trang 13 SGK Bước 2 : Đóng vai theo chủ đề “Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai”. 4/ Dặn dò , nhận xét HS trả lời câu hỏi Nghe giới thiệu bài Làm việc theo cặp . Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp – 1HS chỉ nói về nội dung của một hình . Làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV Thảo luân cả lớp . Làm việc theo nhóm . Một số nhóm lên trình diễn KHOA HỌC : Tiết 6 : TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn : dưới 3 tuổi , từ 3 đến 6 tuổi , từ 6 đến 10 tuổi . Nêu đặc điểm vàtầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người . II/ Chuẩn bị : -Thông tin và hình trang 14; 15 SGK HS sưu tầm hình em bé . III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: Phụ nữ có thai cần làm gì để bảo đảm sức khoẻ ? Tại sao phải chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ có thai ? ( GV cho một số đáp án để HS chọn ) 2/ Giới thiệu bài : 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Yêu cầu HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh em bé để giới thiệu : Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì ? Hoạt động 2 : Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng “ : Nêu đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn . GV phổ biến luật chơi : đọc thông tin trong khung chữ và xem thông tin đó ứng với lứa tuổi nào như đã nêu ở trang 14 SGK , điền nhanh vào đáp án GV nhận xét tuyên dương . Hoạt động 3: Thực hành : Đọc thông tin trang 15 SGK và trả lời câu hỏi : Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người ? Kết luận : Tuổi dậy thì có tầm quan trọng vì là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi : Cơ thể phát triển nhanh , cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển , biến đổi về tình cảm , suy nghĩ . 4/ Củng cố , dặn dò , nhận xét Dùng mặt xanh , đỏ để chọn , nếu đúng dùng mặt đỏ còn sai dùng mặt xanh . Nghe giới thiệu bài Làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV Làm việc theo nhóm 3 Trình bày kết quả làm việc cả lớp cùng sửa chữa , nhận xét . Làm việc cá nhân Một số HS trả lời câu hỏi KHOA HỌC : Tiết 7 : TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I/ Mục tiêu: Sau bài học ,HS biết : Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên , tuổi trưởng thành , tuổi già . Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời II/ Chuẩn bị : - hình trang 16; 17 Sưu tâm tranh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau . III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : Những thay đổi ở tuổi dậy thì ( GV nêu một số đáp án ) 2/ Giới thiệu bài : 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16; 17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi . Thư ký của nhóm ghi ý kiến vào bảng sau : Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành Tuổi già Kết luận : Tuổi vị thành niên : giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn . Tuổi trưởng thành : được đánh dấu bằng sự phát triển về mặt sinh học và xã hội . Tuổi già : cơ thể suy yếu dần . Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?” Xác định những người trong ảnh mà nhóm sưu tầm đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời . GV hỏi :- Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời ? -Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì ? GV nhận xét rút ra kết luận . 4/ Củng cố , dặn dò , nhận xét Dùng bảng con để chọn đáp án Nghe giới thiệu bài Làm việc theo nhóm 6 – cả nhóm thảo luận – thư ký ghi vào biên bản Các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng – đại diện nhóm báo cáo – các nhóm khác bổ sung . Làm việc theo nhóm 6 Thảo luận nhóm Cử người lần lượt lên trình bày – các nhóm khác nêu ý kiến . HS trả lời câu hỏi KHOA HỌC : Tiết 8 : VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS có khả năng : Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở t ... thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su . Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su . Nêu tính chất , công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su . II/ Chuẩn bị : - Hình trang 62;63 SGK Một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng , dây chun , mảnh săm , lốp ,. III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh ? Thuỷ tinh có những tính chất gì ? 2/ Giới thiệu bài : Yêu cầu HS thi kể các đồ dùng được làm bằng cao su mà em biết hoặc có trong hình trang 62 SGK 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Thực hành Mục tiêu : Thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su . Yêu cầu HS thực hành và nhận xét : Khi ném quả bóng cao su xuống sàn nhà . Khi kéo căng một sợi dây cao su . Rút ra tính chất của cao su . Kết luận : Cao su có tính đàn hồi . Hoạt động 2: Thảo luận Mục tiêu : Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su . Nêu được tính chất , công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su . Yêu cầu đọc mục bạn cần biết để trả lời các câu hỏi : Có mấy loại cao su ? Đó là những loại nào ? Ngoài tính đàn hồi , cao su còn có những tính chất gì ? Cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su ? Kết luận : Có hai loại cao su : Cao su tự nhiên : được chế từ nhựa cây cao su . Cao su nhân tạo được chế từ than đá , dầu mỏ . Cao su có tính đàn hồi tốt , ít bị biến đổi khi gặp nóng , lạnh , không tan trong nước , cách điện , cách nhiệt . Cao su được sử dụng làm săm lốp xe , làm các chi tiết của một số đồ điện ,. 4/ Củng cố , dặn dò , nhận xét Trả lời các câu hỏi của GV HS thực hiện theo yêu cầu của GV Làm việc theo cặp Các nhóm thực hành theo chỉ dẫn của GV . Đại diện nhóm báo cáo : quả bóng lại nảy lên khi buông tay sợi dây cao su trở về vị trí cũ . Thảo luận cả lớp . Làm việc cá nhân . Một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi . Các em khác nhận xét , bổ sung . KHOA HỌC : Tiết 31 : CHẤT DẺO I/ Mục tiêu : Sau bài học , HS biết : Sau bài học , HS có khả năng : Nêu tính chất , công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo . II/ Chuẩn bị : Hình trang 63;65 SGK Một vài đồ dùng bằng nhựa . III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : Nêu một số tính chất của cao su ? Cao su thường được sử dụng để làm gì ? 2/ Giới thiệu bài : Gọi vài HS kể tên một số đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong gia đình . Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ các chất dẻo ; bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về các loại chất dẻo , tính chất và công dụng của chúng . 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Quan sát Mục tiêu : Biết về hình dạng , độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo . Yêu cầu quan sát một số đồ dùng bằng nhựa và hình trang 64 SGK để tìm hiểu về tính chất của nó . Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế . Mục tiêu : Nêu được tính chất , công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo . Yêu cầu đọc thông tin để trả lời câu hỏi : Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không ? Nó được làm ra từ gì ? Nêu tính chất chung của chất dẻo ? Ngày nay , chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày ? Tại sao ? Kết luận : - Chất dẻo được làm ra từ than đá và dầu mỏ . Tính chất : cách điện , cách nhiệt , nhẹ , bền , khó vỡ . Các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho các sản phẩm bằng gỗ , da , thuỷ tinh ,. vì chúng bền , nhẹ , sạch , nhiều màu sắc đẹp và rẻ . Trò chơi : Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo . 4/ Củng cố , dặn dò , nhận xét Trả lời theo yêu cầu của GV . Nghe giới thiệu bài Làm việc theo nhóm 3 Thảo luận để nêu được : Một số tính chất của các đồ dùng bằng nhựa . Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác bổ sung Làm việc cá nhân . Một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi . Các em khác nhận xét , bổ sung . Thi theo nhóm 8 Trong cùng một thời gian , nhóm nào viết được nhiều tên đồ dùng bằng chất dẻo là nhóm đó thắng . Ví dụ : chén , đĩa , dao , vỏ bọc ghế , áo mưa , bàn chải , bàn , ghế , dép, đĩa hát , .. KHOA HỌC : Tiết 32 : TƠ SỢI I/ Mục tiêu: Sau bài học , HS biết : Kể tên một số loại tơ sợi . Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo . Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi . II/ Chuẩn bị : - Hình và thông tin trang 66 SGK Một số sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi . Phiếu học tập . III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : GV cho một số đáp án để HS chọn đáp án đúng cho các câu sau : Chất dẻo được làm ra từ đâu ? Những tính chất của chất dẻo ? 2/ Giới thiệu bài : Kể tên một số loại vải dùng để may chăn , màn , quần , áo . Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau . Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết về nguồn gốc , tính chất và công dụng của một số loại tơ sợi . 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu : Kể được tên một số loại tơ sợi . Yêu cầu quan sát hình và trả lời các câu hỏi trng 66 SGK Câu hỏi liên hệ thực tế : a/ Kể tên các sợi có nguồn gốc từ thực vật . b/ Kể tên các sợi có nguồn gốc từ động vật . GV giảng thêm : Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật gọi là tơ sợi tự nhiên . Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo gọi là tơ nhân tạo . Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu : Làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo . Yêu cầu làm thực hành như chỉ dẫn trang 67 SGK . Kết luận : - Tơ sợi tự nhiên : khi cháy tạo thành tro . - Tơ sợi nhân tạo : khi cháy thì vón cục lại . Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập . Mục tiêu : Nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi . Phát phiếu học tập , yêu cầu đọc thông tin trang 67 SGK để làm bài . GV rút ra kết luận 4/ Củng cố , dặn dò , nhận xét Dùng mặt xanh , đỏ để chọn . Thực hiện theo yêu cầu của GV . Nghe Giới thiệu bài Làm việc theo nhóm 3 Các nhóm thực hiện theo yêu cầu . Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời cho một hình Các nhóm khác bổ sung . Thảo luận cả lớp : Sợi bông , sợi đay , sợi gai , . Tơ tằm Làm việc theo nhóm 6 Các nhóm thực hành Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thực hành của nhóm mình . Các nhóm khác nhận xét . Làm việc cá nhân Hoàn thành phiếu học tập sau : Loại tơ sợi Đặc điểm chính Sợi tự nhiên Sợi nhân tạo Một số HS chữa bài tập KHOA HỌC : Tiết 33 : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Đặc điểm giới tính . Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân . Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học . II/ Chuẩn bị : - Hình trang 68 SGK . Phiếu học tập . III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : Nêu những đặc điểm chính của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo ? 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập . Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Đặc điểm giới tính . Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân . Yêu cầu từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập . Câu 1: Trong các bệnh : sốt xuất huyết , sốt rét , viêm não , viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu ? Câu 2 : Đọc yêu cầu của bài tập ở mục quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng : Hình Phòng bệnh Giải thích Vài HS trả lời câu hỏi của GV . Làm việc cá nhân theo yêu của GV . Bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu . Điền vào bảng như hướng dẫn . Lần lượt một số học sinh lên chữa bài Đổi chéo bài để chấm . GV hệ thống lại kiến thức : Hình Phòng bệnh Giải thích Hình 1: Nằm màn Sốt xuất huyết , sốt rét, viêm não Lây do muỗi đốt truyền từ người bệnh sang người lành Hình 2: Rửa sạch tay Viêm gan A , giun Lây qua đường tiêu hoá Hình 3: Uống nước đã đun sôi để nguội Viêm gan A , giun, ỉa chảy , tả , lị , . Nước lã chứa nhiều mầm bệnh , trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác . Hình 4 : Aên chín Viêm gan A , giun, sán, ngộ độc thức ăn , ỉa chảy , tả , lị , . Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu , , chứa nhiều mầm bệnh . 3/ Củng cố , dặn dò , nhận xét KHOA HỌC : Tiết 34 : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ( tt) I/ Mục tiêu : : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về : Đặc điểm giới tính . Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân . Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học . II/ Chuẩn bị : - Hình trang 68 SGK . Phiếu học tập . III/ Hoạt động dạy học : Giáo viên Học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ : Trả lời dưới hình thức trắc nghiệm ( chọn a,b,c) bằng cách dùng thẻ a, b, c về vấn đề : biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân . 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu : Củng cố và hệ thống các kiến thức về : Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học . Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm . Mỗi nhóm nêu tính chất , công dụng của các loại vật liệu kết hợp làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành trang 69 SGK , cử thư ký ghi vào bảng sau : Số TT Tên vật liệu Đặc điểm Công dụng 1 2 GV đánh giá và hệ thống lại kiến thức. Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán chữ “ Mục tiêu : Củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khoẻ” Phổ biến luật chơi : Quản trò đọc câu thứ nhất , người chơi có thể trả lời luôn đáp án hoặc nói tên một chữ cái , ví dụ : chữ T , quản trò nói “Có 2 chữ T” ,.. Nhóm nào đoán được nhiều câu đúng là thắng cuộc . Tuyên dương nhóm thắng cuộc . Hệ thống lại kiến thức . 3/ Củng cố , dặn dò , nhận xét Thực hiện theo yêu cầu của GV . Làm việc theo nhóm Nhóm 1: Làm bài tập về tính chất , công dụng của tre , sắt , các hợp kim của sắt , thuỷ tinh . Nhóm 2: Làm bài tập về tính chất , công dụng của đồng , đá vôi , tơ sợi . Nhóm 3: Làm bài tập về tính chất , công dụng của nhôm , gạch , ngói , chất dẻo. Nhóm 4: Làm bài tập về tính chất , công dụng của mây , song , xi măng , cao su . Đại diện từng nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét , bổ sung . Chơi theo nhóm 6 Câu 1: Sự thụ tinh . Câu 2: Bào thai . Câu 3: Dậy thì . Câu 4: Vị thành niên . Câu 5: Trưởng thành . Câu 6 : Gìa . Câu 7 : Sốt rét . Câu 8: Sốt xuất huyết . Câu 9 : Viêm não . Câu 10: Viêm gan A .
Tài liệu đính kèm: