I.MỤC TIÊU:
-Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước khó khăn ta lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
-Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ,.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Sưu tầm tranh ảnh nạn đói 1945- Hình SGK
+Thư Bác Hồ kêu gọi nhân dân chống nạn đói, thất học.
+ Phiếu học tập của HS
-HS: Sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Môn: Lịch sử Tên bài: VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO Tuần: 12 Tiết: 12 Ngày dạy: Thứ ba ngày 26/11/2013 I.MỤC TIÊU: -Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước khó khăn ta lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. -Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ,.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Sưu tầm tranh ảnh nạn đói 1945- Hình SGK +Thư Bác Hồ kêu gọi nhân dân chống nạn đói, thất học. + Phiếu học tập của HS -HS: Sgk. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.ỔĐL: (1’) 2.KTBC: (4’) Ôn tập -HS trả lời câu hỏi ở Sgk/23 -GV nhận xét –ghi điểm 3. Bài mới: (1’) GV giới thiệu và ghi đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động 1: (10’) Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. -HS đọc SGK đoạn “ Cách mạng tháng Tám.nghìn cân treo sợi tóc”. Suy nghĩ trao đổi nhóm theo câu hỏi: +Sau cách mạng nước ta đã gặp những thuận lợi gì? +Sau cách mạng nước ta đã gặp những khó khăn gì? +Nếu không chống được hai thứ giặc này thì điều gì sẽ xảy ra? -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét chốt kết quả đúng. *Khắc sâu: Chính quyền non trẻ ở trong tình thế: ngàn cân treo sợi tóc”. 2.Hoạt động 2: (15’) Thoát khỏi tình thế hiểm nghèo. -GV cho HS đọc SGK. -Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Giặc đói *HDHS sử dụng sơ đồ tư duy. Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những gì? Giặc dốt Giặc Ngoại xâm -GV nhận xét –chốt ý đúng. *Khắc sâu: Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm nhịn ăn”; phong trào xóa nạn mù chữ được phát động khắp nơi; ngoại giao khôn khéo, ta đẩy được quân Tưởng về nước, nhân nhượng với quân Pháp. 3.Hoạt động 3: (5’) Ý nghĩa -GV cho HS đọc còn lại SGK. -Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: -Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta làm được những việc phi thường ấy chứng tỏ điều gì? -GV nhận xét - chốt ý đúng *Khắc sâu: Nhân dân ta tin yêu và kiên quyết bảo vệ chính quyền mới. -1HS đọc - cả lớp lắng nghe. -HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi -Đại diện nhóm trình bày -Lớp nhận xét. -HS trao đổi nhóm 4 -Đại diện nhóm trình bày kết quả -Lớp nhận xét. -HS trao đổi nhóm 2 -Đại diện nhóm trình bày kết quả -Lớp nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: (4’) -HS đọc ghi nhớ SGK -Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước” +Đọc nội dung và tự trả lời câu hỏi SGK/26 -GV nhận xét tiết học. *RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: