Địa lí : CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
I/ Mục tiêu :
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương
và châu Nam Cực.
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu
Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư , hoạt động sản xuất của châu Đại Dương.
II/Đồ dùng dạy học :
*HS : Sách giáo khoa. *GV : Bản đồ Tự nhiên châu Đại Dương châu Nam Cực.
Tuần 29 Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010 Địa lí : CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC I/ Mục tiêu : - Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Nêu được một số đặc điểm về dân cư , hoạt động sản xuất của châu Đại Dương. II/Đồ dùng dạy học : *HS : Sách giáo khoa. *GV : Bản đồ Tự nhiên châu Đại Dương châu Nam Cực. III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : Câu hỏi 1,2 bài Châu Mĩ. B. Bài mới : -Nêu mục tiêu bài học. 1. Châu Đại Dương : a) Vị trí, địa lí, giới hạn : - Dựa vào lược đồ, kênh chữ sgk, trả lời: + Châu Đại Dương gồm những phần đất nào ? - HS chỉ bản đồ vị trí, địa lý, giới hạn của Châu Đại Dương. GV giới thiệu vị trí, địa lý, giới hạn Châu Đại Dương trên quả địa cầu. b) Đặc điểm tự nhiên: So sánh khí hậu, thực vật và động vật của lục địa Ô-trây-li-a với các đảo của châu Đại Dương ? c) Dân cư và hoạt động kinh tế : + Nêu số dân Châu Đại Dương. + Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ? + Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a ? 2. Châu Nam Cực : + Đặc điểm tiêu biểu tự nhiên của Châu Nam Cực + Vì sao Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên ? -HS chỉ trên bản đồ vị trí, địa lý Châu Nam Cực, trình bày kết quả C. Củng cố, dặn dò : Rút bài học. - 2HS trả lời. HS làm việc cá nhân - Lục địa Ô-xtrây-li –a, đảo Ghi-nê ; quần đảo Xi-lô- môn ; Niu-di-len.. - HS chỉ bản đồ. - HS trao đổi nhóm đôi - Lục địa Ô-trây-li-a có khí hậu khô hạn, phần lớn là diện tích hoang mạc ; các đảo có khí hậu nóng ẩm Thực vật và động vật ở Ô-trây-li –a có bạch đàn, có keo, có nhiều loài thú như căng-gu-ru, gấu cô-a-la. Các đảo và quần đảo là rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. -Thảo luận nhóm 4, trình bày. -Người dân bản địa, người gốc Anh -Nền kinh tế phát triển , nổi tiếng thế giới về Xuất khẩu lông cừu , len, thịt bò, sữa, - Nằm ở vùng địa cực Nam - Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất Thế giới Tuần 29 Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010 Lịch sử : HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC I/ Mục tiêu : Biết tháng 4 - 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976 : quyết định tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. II/ Đồ đùng dạy học : *HS : Sách giáo khoa. *GV : Ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976. III/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : Tiến vào dinh độc lập. Câu hỏi 1,2 /60 B. Bài mới : 1. Cuộc tổng tuyển cử ngày 25 / 4 / 1976 H. Cuộc bầu cử quốc hội thống nhất diễn ra ntn ? H. Những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI. H. Nêu rõ không khí từng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI. 2. Sự thống nhất đất nước : - Việc bầu cử QH thống nhất và kì họp đầu tiên của QH thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại ntn ? C. Củng cố, dặn dò : - Bài sau : Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - 2HS trả bài Làm việc nhóm đôi - Tổ chức trong cả nước, tràn ngập cờ ,hoa, biểu ngữ - Quyết định tên nước ta : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyết định Quốc hiệu ; Quốc kì, Quốc ca, tên Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định, bầu chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, chính phủ. - Phấn khởi, vui mừng vì lần đầu tiên được vinh dự cấm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - Nhớ đến ngày cách mạng tháng 8 thành công, ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập Tuần 29 Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2010 Đạo đức : EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (t2) I. Mục tiêu : Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. II. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1/ KTBC : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK 2/ Bài mới : Hoạt động 1: Chơi trò chơi phóng viên( bài tập 2, SGK) - GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp theo gợi ý sau : H : Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào ? H : Trụ sở LHQ đóng ở đâu ? H : Vnam đã trở thành thành viên của LHQ từ khi nào ? H : Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ ở Vnam mà bạn biết. H : Bạn hãy kể một việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em. - GV nhận xét, khen các HS trả lời đúng, hay. Hoạt động 2 : Triển lãm nhỏ. - GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày tranh, ảnh về LHQ đã sưu tầm. 3. Củng cố dặn dò : - GV khen các nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thực hiện nôi dung bài học. - 2HS trả bài - HS các nhóm thay nhau lên đóng vai phóng viên. - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung. - HS các nhóm trưng bày tranh, ảnh đã sưu tầm được. Tuần 29 Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010 Ngoài giờ lên lớp : SƯU TẦM ẢNH VỀ THIẾU NHI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI I. Mục tiêu : - Sưu tầm những bức ảnh về thiếu nhi trên toàn thế giới (báo, truyện, tranh ảnh). - Cho hs biết được quyền lợi của trẻ em và bổn phận của trẻ em. II. Hoạt động trên lớp : - Trong rất nhiều tranh ảnh các em mang tới, gv hướng dẫn các em chọn những bức ảnh về thiếu nhi trên toàn thế giới trong đó có thiếu nhi VN. - Hướng dẫn các em biết được nội dung bức ảnh nói điều gì ? chụp ảnh để làm gì ? - Chuẩn bị tiết đến trình bày. ----------------------------------------- Tuần 29 Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010 Luyện Tiếng Việt : ÔN TẬP DẤU CÂU I. Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than. II. Hoạt động dạy học : Ghi dấu chấm, dấu hỏi hoặc dấu chấm than vào chỗ trống cho thích hợp. a) “ Hùng ơi, cậu cho tớ xem con dế bắt được hôm qua nào - Được rồi, cậu đợi mình nhé Hùng nói xong chạy vào bếp lấy ra con dếĐợi Hùng đi khuất, tôi liền giở bài tập của Hùng ra. Bỗng có tiếng nói từ phía sau : - Tuấn cậu làm gì thế Hùng tiến lại gần tôi và nói : - Không nên làm như vậy, dở lắm - Cậu không hiểu thì nói tớ, tớ giải thích cho chớ đừng làm vậy.” b) Ôi Dòng sôngDòng sông của quê hương đất nước. Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng lên c) Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu chấm than, dấu chấm hỏi nói về việc học tập của em. ------------------------------------------------- Tuần 29 Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010 Luyện Tiếng Việt : VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ LOÀI HOA MÀ EM THÍCH I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả cây cối. -HS biết lựa chọn những chi tiết đặc sắc để viết một đoạn văn tả một loài hoa mà em thích. II.Nội dung: HS đọc đề, xác định yêu cầu đề. Lần lượt giới thiệu tên loài hoa mà em thích Lựa chọn những bộ phận tiêu biểu để tả loài hoa đó HS làm bài Chấm một số bài của HS nhận xét --------------------------------------------- Tuần 29 Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010 Luyện toán : LUYỆN TẬP TÍNH QUÃNG ĐƯỜNG, VẬN TỐC, THỜI GIAN CỦA MỘT CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU I. Mục tiêu : - Củng cố cách tính quãng đường, vận tốc, thời gian của một chuyển động đều thông qua bài tập. II. Hoạt động dạy học : 1/ Lúc 8 giờ một người đi xe đạp từ nhà đến bưu điện với vận tốc 12km/ giờ. Dọc đường người đó phải dừng lại nghỉ mất 15 phút nên đến nơi lúc 9 giờ 45 phút. Tính quãng đường người đó đến bưu điện ? 2/ Hai thành phố A và B cách nhau 135km. Một ô tô đi từ A đến B, cùng lúc đó, một xe máy đi từ B đến A. Sau 1 giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau. a) Tính tổng vận tốc của ô tô và xe máy ? b) Tính vận tốc của mỗi xe, biết vận tốc của ô tô bằng vận tốc xe máy ? -----------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: