Giáo án môn Luyện từ và câu - Bài: Từ nhiều nghĩa

Giáo án môn Luyện từ và câu - Bài: Từ nhiều nghĩa

Môn: Luyện Từ và câu

Bài: Từ nhiều nghĩa

I.Mục tiêu

 - Hs nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa.

- Hs nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa tìm được, tìm được ví dụ về sự chuyển biến nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.

II.Đò dùng

 Bảng phụ ghi BT1( nhận xét), Giấy khổ to cho BT 1+2, bút dạ.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Luyện từ và câu - Bài: Từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Luyện Từ và câu
Bài: Từ nhiều nghĩa
I.Mục tiêu
	- Hs nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa.
- Hs nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa tìm được, tìm được ví dụ về sự chuyển biến nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
II.Đò dùng
	Bảng phụ ghi BT1( nhận xét), Giấy khổ to cho BT 1+2, bút dạ.
III. Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi hs lên bảng trả lời
?Thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ? Đặt câu với một từ đồng âm để minh hoạ?
-Nhận xét, đánh giá
B.Bài mới
1.Giới thiệu và ghi đầu bài
-Gọi hs nhắc lại đầu bài
2.Nội dung
a)Phần nhận xét
Bài 1/66:
-Gọi hs đọc yêu cầu bài
?Bài yêu cầu gì?
-Treo bảng phụ ghi BT1
-Trong bảng trên gồm có 2 cột, cột A ghi từ, cột B ghi nghĩa của từ, bây giờ các em trao đổi theo nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu bài 1 cho thầy giáo.
-Gọi các nhóm trình bày ý kiến
-Gọi nhóm khác nhận xét, nhắc lại 
- Gv chốt lại và nối trên bảng phụ.
- Lời giải; Tai a; 	răng b;	 mũi c.
-Gọi hs nhắc lại nghĩa của từng từ ( 3HS).
Gv: Các từ răng, mũi , tai chúng ta vừa tìm hiểu nghĩa là đều chỉ bộ phận trên cơ thể con người. Vậy cũng tên gọi là răng, tai, mũi nhưng có nghĩa giống như các từ trên hay không, thầy trò chúng ta cùng đi tìm hiểu BT 2 sẽ rõ.
Bài 2/67
-Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
?Bài yêu cầu gì?
-Nhấn mạnh lại yêu cầu
-Gọi hs đọc khổ thơ.
?Em hãy chỉ ra các từ in đậm trong khổ thơ trên?
-Viết bảng từ in đậm
-Cho hs ngồi cùng bàn trao đổi tìm ra kết quả theo yêu cầu.
 -gọi đại diện các bàn trình bày ý kiến
-Bàn khác nhận xét, bổ sung
-Nhận xét, chốt lại
-Chúng ta vừa chỉ ra được sự khác nhau của các từ răng- tai- miệng giữa hai bài tập trên.Vậy nghĩa của chúng có gì giống nhau đó cũng là yêu cầu của bài 3 mà chúng ta phải hoàn thành.
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài3
-Cho hs suy nghĩ tìm ra kết qủa
-Gọi hs trình bày ý kiến nối tiếp
-Kết luận lại
?Qua phân tích bài 1 -2 ta thấy trong một từ có thể có mấy nghĩa?
-Những từ như vây được gọi là từ nhiều nghĩa.
?Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa?
?Trong bài 1 -2 thì các từ : răng - mũi- tai ở bài tập nào là nghĩa thực ( nghĩa gốc)?
?Theo em thế nào là nghĩa gốc?
?Thế nào là nghĩ chuyển?
?Theo em nghĩa của các từ trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ nào với nhau không? Vì sao?
?Qua đây em có nhận xét gì về sự giống- khác nhau giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm mà các em đã học?
b)Ghi nhớ
?Qua tìm hiểu, em hãy cho biết từ thế nào gọi là từ nhiều nghĩa? và nghĩa của các từ này ntn với nhau?
-Gọi hs nhắc lại
-Dán ghi nhở lên bảng
?em hãy lấy một ví dụ về từ nhiều nghĩa mà em biết?
-Nhận xét
c) luyện tập
Bài1/67
-Gọi hs đọc yêu càu bài
-?Bài yêu cầu gì?
-Cho hs làm bài cá nhân ( một hoặc 2 hs làm vào giấy khổ to).
-Gọi 2 hs mang bài lên dán
-gọi hs nhận xét
-Chốt lại và đánh giá cho điểm.
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
a. Mắt trong đôi mắt của bé mở to
Mắt trong quả na mở mắt
b. Chân trong bé đau chân
Chân trong lòng..ba chân
c. Đầu trong khi viết em đừng ngẹo đầu
Đầu trong nước suối đầu nguồn
?Em nào có thể giải nghĩa cho thầy giáo từ mắt trong hai câu ở ý a?
-nhận xét, bổ sung.
Bài 2/67
-Gọi hs đọc và nêu yêu cầu bài
-chia nhóm cho hs làm bài ( 4 nhóm), yêu cầu nhóm nào xong trước thì mang lên bảng dán.
-Theo dõi, giúp đỡ
-Gọi nhận xét bài dán tren bảng
-chốt lại.
+Lưỡi:
Lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi cuốc, 
+miệng:
Miệng bát, miệng chén, miệng túi, miệng hố
+Cổ:
Cổ áo, cổ chai, cổ lọ, cổ bình
+Tay:
Tay áo, tay quay, tay nghề, tay bóng bàn 
+lưng
Lưng núi, lưng ghế,lưng đèo, lưng trời
-Gọi một vài hs giải nghĩa một số từ hs vừa tìm được.
-Lên bảng trả lời và đặt câu
-Nhận xét bạn trả lời, đặt câu
-Theo dõi, nhắc lại nối tiếp
-Đọc yêu cầu bài
-Quan sát trên bảng
-Trao đổi theo nhóm
-Các nhóm trình bày ý kiến.
-Nhận xét, nhắc lại.
-Nhắc lại nghĩa của từng từ.
-Theo dõi lên bảng
-Đọc yêu cầu bài
-Nêu yêu cầu
-Đọc khổ thơ ( 1hs)
-trình bày trước lớp.
-cùng bàn trao đổi thống nhất ý kiến
-Đại diện các bàn trình bày ý kiến
-Nhận xét, bổ sung:
+Răng của chiếc cào không nhai được như răng người.
+Mũi của thuyền không dùng để ngửi được như mũi người.
+tai của cái ấm không dùng để nghe được như tai người. và động vật.
-Đọc yêu cầu
-Suy nghĩ làm bài
-Trình bày nối tiếp
+Răng: đều chỉ vật nhọn, sắc và được sắp xếp đều nhau thẳng hàng.
+Mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+Tai; đều chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như tai người, động vật.
-Lắng nghe 
-Trình bày ý kiến
-lắng nghe
-trả lời câu hỏi
- ( ở bài tập 1)
+Nghĩa gốc là nghĩ chính của từ.
+Nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc( được hiểu rộng ra)
+Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau vì nghĩa chuyển bao giờ cũng được hiểu( suy ra) từ nghĩa gốc.
+Giống: đều phát âm giống nhau
+Khac:
-Từ đồng âm thì phát âm giống nhau nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
-Từ nhiều nghĩa thì giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối liên hệ với nhau.
-trả lời câu hỏi.
-Nhắc lại nối tiếp ( 2-3hs)
-Hs đọc lại ( 1hs)
-Trình bày nối tiếp.
-Trả lời câu hỏi
-làm bài cá nhân ( 2hs làm vào giấy khổ to.
-Lên dán bài làm
-Nhận xét bì bạn làm
-Trình bày nối tiếp.
-đọc và nêu yêu cầu
-Làm việc theo nhóm
-Lên dán bài
-Nhận xét bài.
-Giải nghĩa từ do gv chỉ.
3.Củng cố:
	?Tiết luyện từ và câu hôm nay chúng ta học bài gì?
	? em hãy cho biết từ thế nào gọi là từ nhiều nghĩa? và nghĩa của các từ này ntn với nhau?
	Gv nhận xét tiết học
	Dặn về nhà ôn lại bài, học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau(3).doc