Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 23: Tập nặn tạo dáng tập nặn dáng người

Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 23: Tập nặn tạo dáng tập nặn dáng người

I/ Mục tiêu

- Học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.

- Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích- Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người. Giữ gìn vệ sinh lớp học

II/ Chuẩn bị

GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người, hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh, các điệu như con tò he, con rối, búp bê- Bài tập nặn của học sinh các lớp trước- Chuẩn bị đất nặn.

HS : - Tranh, ảnh về các dáng người - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .

III/ Hoạt động dạy - học

1.Tổ chức.(2)

2.Kiểm tra đồ dùng.

3.Bài mới. Giới thiệu ( 1)

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 23: Tập nặn tạo dáng tập nặn dáng người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/2/2011
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 14/2/2011 3A-T1 3B-T2
 Thứ 4 ngày 16/2/2011 3C-T3
Tuần 23 Bài 23: Tập nặn tạo dáng 
tập Nặn dáng người 
I/ Mục tiêu
- Học sinh nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- Học sinh làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích- Học sinh quan tâm tìm hiểu các hoạt động của con người. Giữ gìn vệ sinh lớp học
II/ Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người, hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh, các điệu như con tò he, con rối, búp bê- Bài tập nặn của học sinh các lớp trước- Chuẩn bị đất nặn.
HS : - Tranh, ảnh về các dáng người - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy,màu sáp .
III/ Hoạt động dạy - học
1.Tổ chức.(2’)
2.Kiểm tra đồ dùng.
3.Bài mới. Giới thiệu ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: ( 5’)
 - Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc tượng đã chuẩn bị: + Dáng người đang làm gì?
 + Các bộ phận lớn?
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm một, hai hoặc ba hình dáng để nặn như: hai người đấu vật, ngồi câu cá, ngồi học, múa, đá bóng, ..
Hoạt động 2 : Cách nặn dáng người(5’)
+ Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo (nếu không có đất màu công nghiệp);.
+ Tạo dáng cho phù hợp với động tác của nhân vật: ngồi, chạy, đá bóng, kéo co, cho gà ăn, 
+ Sắp xếp thành bố cục. 
- Giáo viên cho xem một số sản phẩm của lớp trước để các em học tập cách tạo dáng.
Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh:
+ Lấy tượng đất cho vừa với từng bộ phận.
+ So sánh h.dáng, tỉ lệ để cắt, gọt, nắn và sửa hình.
+ Tạo dáng nhân vật: với các dáng như chạy, nhảy,cần phải dùng dây thép hoặc que làm cốt.
- Giáo viên gợi ý học sinh sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích.Nhắc học sinh giữ vệ sinh lớp học
+ HS quan sát tranh và trả lời:
* HS làm việc theo nhóm 
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
+ Nặn các bộ phận lớn,
+ Nặn các bộ phận nhỏ,
+ Gắn, dính các bộ phận thành hình người.
- Yêu cầu chủ yếu với học sinh là nặn được những hình ảnh về người. 
+ Nặn xong, để khô, sau đó có thể vẽ màu cho đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về: 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét các bài tập nặn về tỉ lệ hình, dáng hoạt động và cách sắp xếp theo đề tài sau đó h/sinh cùng giáo viên lựa chọn và xếp loại bài. 
* Dặn dò:
- Q/sát kiểu chữ nét thanh nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo, tạp chí,... 
Ngày soạn 
Ngày giảng:
Tuần 23 Bài 23: Vẽ tranh 
 Đề tài về mẹ hoặc cô giáo
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu được nội dung đê tài về mẹ hoặc cô giáo.
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về mẹ hoặc cô giáo- Thêm yêu quý mẹ và cô giáo. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về mẹ và cô giáo (tranh chân dung, tranh sinh họat, ...)
- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ tranh.
 - Tranh vẽ về mẹ và cô giáo của học sinh năm trước. 
HS : - Sưu tầm tranh vẽ về mẹ và cô giáo.- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III/ Hoạt động dạy – học 
1.Tổ chức. (2’) - Kiểm tra sĩ số lớp. 
2.Kiểm tra đồ dùng. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ 2.
3.Bài mới. .Giới thiệu ( 1’)
GV g.thiệu tranh ảnh đề tài về mẹ và cô giáo để các HS biết, hiểu được về n.dung đề tài. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm,chọn nội dung ( 5’)
 - Giáo viên gợi ý học sinh kể về mẹ và cô giáo.
- GV cho HS xem tranh, ảnh và gợi ý, dẫn dắt các em tiếp cận đề tài qua các câu hỏi:
+ Những bức tranh này vẽ về nội dung gì?
+ Hình ảnh chính trong tranh là ai?
+ Em thích bức tranh nào nất?
- Giáo viên nhấn mạnh: 
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh về mẹ họăc cô giáo: ( 6’)
- Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh nhận biết:
+ Nhớ lại hình ảnh mẹ, cô giáo với các đặc điểm: + Nhớ lại những công việc mẹ và cô giáo thường làm (đọc sách, tưới rau, bế em bé, cho gà ăn, ...) 
+ Tranh vẽ hình ảnh mẹ hoặc cô giáo là chính,.
+ Chọn màu theo ý thích để vẽ. Nên vẽ kín tranh 
Chú ý: Giáo viên hướng dẫn bảng các bước vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: ( 17’)
- Giáo viên giúp học sinh tìm ra cách thể hiện:
+ Vẽ chân dung cần mô tả được những đặc điểm chính. (Khuôn mặt, tóc, mắt, mũi, miệng, ...).
+ Vẽ mẹ đang làm công việc nào đó thì phải chọn hình ảnh chính và các hình ảnh phụ.
- GV gợi ý chọn nội dung và cách vẽ đơn giản..
+ HS quan sát tranh và trả lời:
 Mẹ và cô giáo là những người thân rất gần gũi với chúng ta. Em hãy nhớ lại hình ảnh mẹ và cô giáo để vẽ 1 bức tranh đẹp.
+ Khuôn mặt, màu da, tóc, .. màu sắc, kiểu dáng quần áo mà mẹ hoặc cô giáo thường mặc.
+ Có màu đậm, màu nhạt.
+ Bài tập: * Yêu cầu:
- Chọn và sắp xếp hình ảnh về mẹ hoặc cô giáo cho cân đối với phần giấy quy định.
Vẽ màu có đậm, có nhạt làm nổi rõ được trọng tâm.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- Giáo viên gợi ý nhận xét, chọn các bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung tiết học.
- Giáo viên có thể nêu lên một số tranh đẹp để động viên, khích lệ học sinh.
* Dặn dò: - Hoàn thành bài vẽ (nếu vẽ chưa xong).
 - Q/sát các con vật quen thuộc
Ngày soạn
Ngày giảng:
Tuần 23 Bài 23: Vẽ theo mẫu
vẽ cái bình đựng nước
I/ Mục tiêu
- HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước
- Vẽ được hình cái bình đựng nước. 
II/Chuẩn bị
GV:- Chuẩn bị 1 vài cái bình đựng nước hoặc tranh, ảnh bình nước có hình dáng khác nhau.
 - Một số bài vẽ của học sinh các năm trước 
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (2’)
 2.Kiểm tra đồ dùng.
 3.Bài mới. .Giới thiệu ( 1’)
- Giáo viên giới thiệu mẫu hoặc tranh, ảnh cái bình đnựg nước để học sinh nhận biết:
+ Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng và cách trang trí.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét ( 5’)
- Giáo viên giới thiệu một vài mẫu bình đựng nước thật và gợi ý học sinh nhận xét:
+ Hình dáng của cái bình đựng nước?
+ Các bộ phận?
+ Chất liệu?
+ Màu sắc? 
+ Hoạ tiết trang trí? 
- Gv củng cố thêm, làm rõ h/dáng, cấu trúc. 
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoạ ( 5’)
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm).
+ Vẽ kh/hình vừa khổ giấy đã ch/bị hoặc Vở t/vẽ.
+ Tìm tỉ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm.
+ Vẽ nét chính trước, nhìn mẫu vẽ nét chi tiết sau.
+ Nhìn mẫu chỉnh hình vẽ và đậm nhạt. 
- Gv gợi ý hs tìm các hoạ tiết trang trí theo ý thích 
- Gv cho xem các bài vẽ theo mẫu: 
Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Gợi ý học sinh cách trang trí:
+ Tìm hoạ tiết. 
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Hình chữ nhật
+ Nắp, quai, thân, đáy..
+ Nhựa, sứ..
+ Màu xanh, đỏ
+ Hoa, lá..
Hs quan sát gv vẽ minh hoạ trên bảng.
+ Vẽ vào vở tập vẽ 3
+ Quan sát mẫu để vẽ kh/hình, tìm tỉ lệ bộ phận
+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu .
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- Gv gợi ý để học sinh nhận xét các bài vẽ trên bảng và một số bài ở vở tập vẽ.
 + Đặc điểm cái bình (có giống mẫu không). + Hình trang trí và màu sắc.
+ Bài vẽ nào đẹp? Vì sao?
- Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp,.. 
* Dặn dò: - Sưu tầm tranh vẽ các loại và q/sát cảnh thiên nhiên và các con vật.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần 23 Bài 23 Thường thức mĩ thuật
 Xem tranh các con vật
I/ Mục tiêu
 - HS tập quan sát, nhận xét về hình vẽ, màu sắc để nhận biết vẽ đẹp của tranh
 - Thêm gần gũi và yêu thích các con vật. 
II/ Đồ dùng dạy- học
 GV: - Ba bức tranh vẽ các con vật khác nhau- Tranh vở tập vẽ 1
 HS :- Giấy vẽ, vở tập vẽ 1, bút chì, tẩy và màu.
III/ Các hoạt đông dạy - học
1.Tổ chức. (02’)
2.Kiểm tra đồ dùng.
3.Bài mới. .Giới thiệu ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 H/ dẫn HS cách xem tranh ( 20’)
- Giới thiệu tranh ở vở tập vẽ: 
1.Tranh Các con vật.
+ Tranh bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào?
+ Những con vật nào nổi rõ nhất trong tranh?
+ Con bướm, con gà, con mèo,... trong tranh ntn?
+ Trong tranh còn có hình ảnh nào nữa?
+ Trong tranh được sử dụng màu gì nhiều nhất?
+ Em có thích bức tranh bạn Cẩm Hà không? 
- Vì sao?
- Dựa vào các câu trả lời của HS, GV bổ sung.
2. Tranh Đàn gà - Sáp màu,bút dạ của Thanh Hữu.
+ Tranh vẽ những con gì?
+Những con gà ở đây như thế nào? (các dáng vẽ của chúng).
+Em cho biết đâu là gà trống, gà mái, gà con.
+ Em có thích đàn gà của Thanh Hữu không?
Hoạt động 2. GV tóm tắt kết luận. ( 3’)
- Xung quanh chúng ta có những con vật rất gần gũi quen thuộc, nếu biết cách chúng ta có thể vẽ thành tranh.
* Ngoài ra còn cho HS xem một số bức tranh vẽ ở trong ĐDDH và trong tập tranh thiếu nhi Việt Nam (theo tương tự như các bức tranh ở trên).
- Y/cầu 1 số em vừa cầm tranh vừa nói cho các bạn nghe về sự hiểu biết của mình qua tranh.
+ HS quan sát, nhận biết.
(Tranh Các con vật của Cẩm Hà).
+ Con bướm,con gà,con mèo.
+ HS trả lời.
* HS chú ý và trả lời :
hs quan sát trả lời.
 Hoạt động 3: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- Nhận xét đ/giá giờ học, khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến x/d bài . 
Dặn dò HS: - Quan sát hình dáng màu sắc các con vật.- Vẽ một con vật mà em thích.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop3 tuan 23.doc