I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Hs yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv : Tranh minh họa bài đọc SGK.84
- Hs : Đọc trước bài.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tiếng Việt-Tập đọc Lớp: Năm1, Năm2 Tiết: 52 Bài dạy: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Ngày dạy: 10/3/2010 I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả. - Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Hs yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc. II. CHUẨN BỊ: - Gv : Tranh minh họa bài đọc SGK.84 - Hs : Đọc trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Khởi động -Ổn định lớp - Kiểm tra: Nghĩa thầy trò Gọi hs đọc bài, trả lời câu hỏi: + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? + Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài? - Bài dạy: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc, tìm hiểu bài. * Hình thức: Cả lớp-nhóm –cá nhân a) Hướng dẫn hs luyện đọc: - Gọi 1 hs khá, giỏi đọc 1 lượt toàn bài. - Yêu cầu hs quan sát và nêu nội dung tranh. - Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn và tìm từ khó đọc, khó hiểu trong từng đoạn. - Hướng dẫn hs phát âm,từ ngữ. + Từ khó đọc: trẩy quân, thoăn thoắt, giã thóc. + Từ khó hiểu: làng Đồng Vân Đình - Tổ chức hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc trước lớp - Gọi 1 hs đọc cả bài - Gv đọc diễn cảm toàn bài. b) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: - Yêu cầu hs đọc từng đoạn văn, trả lời câu hỏi SGK -Cho hs đọc đoạn 1: +Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 1. -Cho hs đọc đoạn 2, 3: + Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? + Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 2,3. -Cho hs đọc đoạn 4: + Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi” đối với dân làng? + Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá dân tộc? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 4. * Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài. c) Luyện đọc diễn cảm: * Hướng dẫn hs tìm giọng đọc cho bài văn. - Yêu cầu hs đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên cách đọc diễn cảm - Gv đọc mẫu đoạn 2 - Y/c hs nêu cách đọc. - Tổ chức hs luyện đọc nhóm đôi. - Gọi hs đọc trước lớp. Hoạt động 3: Củng cố - Tổ chức hs thi đọc diễn cảm. - Nhận xét đánh giá. - Dặn dò: Về nhà tiếp tục đọc thêm cho tốt hơn, diễn cảm hơn + chuẩn bị bài: Tranh làng Hồ - Tổng kết, nhận xét đánh giá -hát - Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy. - Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Thầy mời học trò cùng tới thăm một người thầy - Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. - 1 hs giỏi đọc toàn bài - hs quan sát và nêu nội dung tranh: các đội tham dự lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. - Lần lượt hs đọc trơn nối tiếp nhau theo đoạn văn– hs nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ phát âm sai giúp bạn phát âm đúng. - hs luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ khó hiểu. - một làng thuộc xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. - ngôi nhà to, rộng của làng thời xưa, dùng làm nơi thờ thành hoàng và họp việc làng. - hai hs ngồi cùng bàn luyện đọc - 1,2 hs đọc - hs đọc - lắng nghe. - hs đọc và trả lời câu hỏi - Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ - Nguồn gốc của hội thi thổi cơm. -Hs thi kể. - Trong khi một thành viên lo lấy lửa, những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già - Sự phối hợp ăn ý của các thành viên trong mỗi đội thi. - Vì giật được giải trong cuộc thi chứng tỏ đội thi rất tài giỏi, khéo léo, ăn ý - Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc. - Niềm tự hào của các đội thắng cuộc. - Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hóa của dân tộc. - 3 hs đọc. - lắng nghe. - Ngắt giọng:bôi mỡ bóng nhẫy/ để lấy nén hương - Nhấn giọng: lấy lửa, nhanh như sóc, thoăn thoắt, bôi mỡ bóng nhẫy, leo lên, tụt xuống. - 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc. - 2-3 hs đọc. - Mỗi dãy bàn cử một bạn thi đọc diễn cảm trước lớp
Tài liệu đính kèm: