Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 10

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 10

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I.MỤC TIÊU

* Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng cá từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4, ).

Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

* Hiểu ý nghĩa của bài văn: Chế độ phân biệt chủng tộc Ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người da màu. (trả lời các câu hỏi SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc (Từ Bất bình . vào thế kĩ XXI

doc 23 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 6 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Tiết 11 Ngày dạy : 
 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I.MỤC TIÊU
* Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng cá từ phiên âm (a-pác-thai), tên riêng (Nen-xơn Man-đê-la), các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4,).
Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.
* Hiểu ý nghĩa của bài văn: Chế độ phân biệt chủng tộc Ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người da màu. (trả lời các câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc (Từ Bất bình.. vào thế kĩ XXI)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
Ổn định
Bài cũ
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi 
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ?
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt con?
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
GV giải thích : chế độ a-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và người da màu.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- GV ghi từ khó đọc lên bảng : a-pác-thai, Nen-xơn Ma-đê-la,1/5.
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài .
Chú ý nhấn giọng những từ ngữ : thống kê các số liệu, bình đẳng, bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, xấu xa nhất, chấm dứt
b) Tìm hiểu bài
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Gọi nhóm trình bày.
+ Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?
Giảng : Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị khinh miệt, đối xử tàn nhẫn. Họ bị coi như một công cụ lao động biết nói, có khi họ bị mua bán ở ngoài chợ như hàng hóa.
+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
+ Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?
Giảng :chế độ a-pác-thai đã đưa ra một luật vô cùng bất công và tàn ác đối với người da đen. Do vậy những người yêu chuộng hòa bình và công lí trên thế giới không chấp nhận được. Họ ủng hộ cuộc đấu tranh của người dân Nam Phi. Một trong những người đi đầu trong phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc là ông Nen-xơn Man-đê-la. Em biết gì về ông ?
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ GV đọc mẫu
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
4 củng cố – dặn dò
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Tác phẩm của si-le và tên phát xít.
- Nhận xét :
HS đọc bài còn chưa diễn cảm.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc .Mỗi em đọc một đoạn.
+ Đ1 : Nam Phi  a-pác-thai.
 + Đ2 : Ở nước này dân chủ nào.
 + Đ3 : Bất bình  thế kĩ XXI.
- HS đọc từ khó : Cá nhân, đồng thanh.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hởi trong SGK.
+ họ phải làm những việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng, không được một chút tự do, dân chủ nào.
+Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành được chiến thắng.
+ Vì họ không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo này.
+ Vì người dân nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau, cho dù họ khác màu da, ngôn ngữ.
+ vì đây là một chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất cần phải xóa bỏ.
- Oâng Nen-xơn Man-đê-la là luật sư da đen. Oâng sinhnăm 1918,vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai nên ông bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964, 27 năm sau năm 1990 ông được trả tự do, trở thành tổng thống Nam Phi năm 1994 sau khi chế độ a-pác-thai bị xóa bỏ. Oâng được nhận giải Nô-ben về hòa bình năm 1993.
- 3 HS đọc bài.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
Rút kinh ngiệm : 
TUẦN 6 Tiết 12 Ngày dạy : 
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I.MỤC TIÊU
* Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng (si-le, pa-ri, hít-le,) 
 Bước đầu biết đọc diễn cảm được bài văn .
* Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc (Từ Nhận thấy vẻ ngạc nhiên..những tên cướp)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
Ổn định
Bài cũ
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
 3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- GV ghi từ khó đọc lên bảng : Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng.
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài :Toàn bài đọc rõ ràng, giọng cụ già : điềm đạm, hóm hỉnh, sâu cay; giọng tên phát xít hống hách nhưng dốt nát, ngờ nghệch.
Nhấn giọng những từ ngữ : bước vào, hô to, ngẩng đầu, lạnh lùng, lừ mắt, quốc tế
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc bài theo thứ tự :
Đ1 : Trong thời gian chào ngài.
Đ2 : Tên sĩ quan  trả lời.
Đ3 : Nhận thấy  tên cướp!
- HS đọc từ khó : Cá nhân, đồng thanh.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi.
2ph
Điềm đạm, ngây mặt ra, những tên cướp.
b) Tìm hiểu bài
- Cho HS hoạt động nhóm.
- Gọi nhóm trình bày.
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
+ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện có ngụ ý gì?
GV:Ông cụ đã dùng ngay tên vở kịch Những tên cướp của nhà văn Si-le đề ám chỉ bọn phát xít xâm lược. Cách nói của cụ rất tế nhị mà sâu cay làm cho tên phát xít Đức bị bẽ mặt, tức tối mà không làm gì được.
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ GV đọc mẫu đoạn văn trên bảng lớp
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài Những người bạn tốt.
- Nhận xét :
HS đọc bài khá tốt.
- HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hởi trong SGK.
+ Vì cụ đáp đáp lại lời hắn bằng một cách lạnh lùng. Vì cụ biết tiếng Đức, đọc được truyện của nhà văn Đức mà lại chào hắn bằng tiếng Pháp.
+ Cụ đánh giá Si-le là nhà văn quốc tế chứ không phải nhà văn Đức.
+ Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức.
+ Ông cụ không ghét người Đức và tiếng Đức, cụ chỉ căm ghét những tên phát xít xâm lược.
+ Cụ muốn chửi những tên phát xít tàn bạo và nói với chúng rằng : chíng là những tên cướp.
+Câu chuyện ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức và bọn phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan một bài học sâu cay.
- 3 HS đọc bài.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 học sinh nêu nội dung
Rút kinh ngiệm :
TUẦN 7 Tiết 13 Ngày dạy : 
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I.MỤC TIÊU
* Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiên âm nước ngoài : A-ri-ôn, Xi-xin.
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
* Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo với con người. (trả lời câu hỏi 1,2,3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc ( Nhưng những tên cướp  giam ông lại)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
2ph
1.Ổn định
2.Bài cũ
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi 
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người pháp?
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi
1. Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ? 
2.Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
3.Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm nào ?
4.Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?
- Em hãy nêu nội dung chính của bài?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối toàn bài.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có viết ... ến tuần 9 .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
2ph
1.Ổn định
 2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Hôm nay chúng ta cùng ôn tập GKI
2.2. Kiểm tra tập đọc
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc, sau đó đọc và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm từng HS.
2.3 Viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài văn
- Gọi HS đọc bài văn và phần chú giải.
- Hỏi :
+ Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách.
+ Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó dễ lẫn.
c)Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về đọc trước bài ôn thi giữa kì tiết 3
Nhận xét: 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, sau đó đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS đọc.
+ Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.
+ Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
HS nêu : ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, 
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 10 Tiết 3 Ngày dạy : 
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I.MỤC TIÊU
* Kiểm tra đọc (lấy điểm)
- Nội dung : các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Oân lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học, thấy được cái hay, cái tinh tế trong cách quan sát và miêu tả của nhà văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
2ph
1.Ổn định
 2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Hôm nay chúng ta cùng ôn tập GKI
2.2. Kiểm tra tập đọc
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc, sau đó đọc và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm từng HS.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 
- Hỏi : Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả?
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài :
+ Đọc kỹ bài văn đã chọn.
+ Chọn chi tiết mà mình thích.
+ Giải thích vì sao mình thích chi tiết ấy.
- Gọi HS trình bày phần bài làm của mình. Gv chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS.
- GV nhận xét khen ngợi những HS phát hiện được những chi tiết trong bài văn và giải thích được lí do.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về đọc trước bài ôn thi giữa kì tiết 4
Nhận xét: 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, sau đó đọc và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời :
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
+ Một chuyên gia máy xúc.
+ Kì diệu rừng xanh.
+ Đất Cà Mau.
- 1 HS đọc 
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở.
- 7 đến 10 HS trình bày.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 10 Tiết 4 Ngày dạy : 
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I.MỤC TIÊU
* Lập được bảng từ ngữ: danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ, gắn với 3 chủ điểm đã học.
* Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm đã học (BT 2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 1,2 SGK trang 96 , 97.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
2ph
1.Ổn định
 2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Hôm nay chúng ta cùng ôn tập GKI
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phát giấy khổ to cho 1 nhóm, HS các nhóm khác làm vào vở.
- Yêu cầu nhóm làm trên giấy dán lên bảng, đọc bài, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, phát giấy khổ to cho 1 nhóm, HS các nhóm khác làm vào vở.
- Yêu cầu nhóm làm trên giấy dán lên bảng, đọc bài, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được và đọc trước bài ôn thi giữa kì tiết 5
Nhận xét: 
-1 HS đọc.
- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV.
Việt Nam Tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Động từ, tính từ.
Thành ngữ, tục ngữ.
Tổ quốc, giang sơn, non nước, quê mẹ,
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, cần cù, kiên cường,
Quê cha đất tổ, chịu thương chịu khó, giang sơn gấm vóc,
Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui,
Hợp tác, bình yên, thanh bình, tự do, hạnh phúc,
Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh,
Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, núi đồi,
Bao la, vời vợi. Menh mông, bát ngát,
Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, 
2.Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa 
Bảo vệ
Bình yên
Đoàn kết
Bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
Giữ gìn
Gìn giữ
Phá hoại, tàn phá,
Bình an, thanh bình, yên bình,
Bất ổn, náo loạn
Két đoàn, liên kết
Chia rẽ, phân tán
Bạn hữu, bầu bạn, bè bạn
Thù địch, kẻ thù
Bao la, bát ngát, mênh mang
Chật chội, chật hẹp
TUẦN 10 Tiết 5 Ngày dạy : 
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I.MỤC TIÊU
* Kiểm tra đọc lấy điểm.
- Nội dung : các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
* Xác định được tính cách của từng nhân vật trong vở kịch Lòng dân, phân vai, diễn lại vở kịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
2ph
1.Ổn định
 2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Hôm nay chúng ta cùng ôn tập GKI
2.2. Kiểm tra tập đọc
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc, sau đó đọc và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm từng HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc lại vở kịch. Cả lớp theo dõi, xác định tính cách của từng nhân vật.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS diễn kịch trong nhóm.
- Gợi ý HS :
+ Chọn đoạn kịch định diễn.
+ Phân vai.
+ Tập diễn trong nhóm. 
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch. Gợi ý HS có thể sáng tạo lời thoại của nhân vật. Không nhất thiết phải đọc lời thoại như trong SGK.
- GV cùng HS bình chọn nhóm diễn kịch 
giỏi nhất, diễn viên đóng kịch giỏi nhất.
- Khen ngợi các nhóm.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về đọc trước bài ôn thi giữa kì tiết 6
Nhận xét:
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, sau đó đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc 2 đoạn của vở kịch 
HS phát biểu :
+ Dì Năm : bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
+ An : thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
+ Chú cán bộ : bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
+ Lính, Cai : hống hách, xảo quyệt, vòi vĩnh.
- 4 nhóm thi diễn kịch.
TUẦN 10 Tiết 6 Ngày dạy : 
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I.MỤC TIÊU
* Thực hành, luyện tập về nghĩa của từ : Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.(BT1,BT2)
* Làm đúng các bài tập về nghĩa của từ.
* Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Viết sẵn bài tập 1,2 trên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
2ph
1.Ổn định
 2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 Hôm nay chúng ta cùng ôn tập GKI
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hỏi : Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn.
- Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác?
- Yêu cầu HS trao đổi, làm bài theo cặp.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi các từ HS đưa ra để thay thế.
- GV nhận xét và gọi HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 2(Hs khá giỏi làm hết)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài, gọi 1 HS lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng đặt câu.HS cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Gọi HSdưới lớp nối tiếp đọc câu mình đặt. Gv chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng đặt câu.HS cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Gọi HSdưới lớp nối tiếp đọc câu mình đặt. Gv chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
4. Củng cố- dặn dò.
- Về chuẩn bị bài Một khu vườn nhỏ.
Nhận xét: 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Các từ : bê, bảo, vò, thực hành.
- Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.
- HS làm bài theo cặp.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu, HS khác bổ sung và thống nhất: 
+ Bê thay bằng bưng. Vì bê nghĩa là mang vật nặng mà chén nước thì nhẹ không cần bê.
+ Bảo thay bằng mời. Vì bảo là nói với người ngang hàng hay nói với người dưới. Cháu nói với ông phải kính trọng nên phài dùng từ đồng nghĩa mời.
+ Vò thay bằng Xoa. Xoa thể hiện tình cảm trìu mến, yêu thương của ông đối với cháu.
+ Thực hành thay bằng làm.
- Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống :
a) Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
b) Đoàn kết là sông, chia rẽ là chết.
c) Thắng không kêu, bại không nản.
d) Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
e) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm : giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật).
+ Hàng hóa tăng giá nhanh quá.
+ Mẹ em mới mua một cái giá sách.
+ Quyển sách này giá bao nhiêu tiền?
+ giá sách của em rất đẹp.
Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ Đánh.
a)đánh bạn là không tốt.
+ Mẹ em không đánh em bao giờ.
b) Nhà bên có em bé đánh đàn rất hay.
+ Em đi tập đánh trống.
c) Xoong nồi phải đánh rửa sạch sẽ.
+ Mẹ em đánh rửa xoong nồi sạch bóng.
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tuan_6_den_tuan_10.doc