THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC ĐÍCH - YấU CẦU
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- HS khá giỏi : đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng.
- Hiểu : Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn .
- Thuộc lòng đoạn :"Sau 80 năm.công học tập của các em".
- Trả lời được các CH 1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- Tranh minh hoạ (SGK)
- Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc.
Tuần 1 Ngày soạn : 14/ 8 Ngày giảng :16/ 8 Thư gửi các học sinh I. MỤC ĐÍCH - YấU CẦU - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - HS khá giỏi : đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng. - Hiểu : Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn . - Thuộc lòng đoạn :"Sau 80 năm...công học tập của các em". - Trả lời được các CH 1,2,3. II. Đồ dùng học tập: - Tranh minh hoạ (SGK) - Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc. III. Hoạt động dạy và học : TG hoạt động của GV Hoạt động của HS 3- 4' A. ổn định tổ chức : - GV nêu 1 số điểm cần lưu ý về y/c của giờ Tập Đọc lớp 5. B. Dạy bài mới: 1-2' 1 .Giới thiệu bài: - Bức tranh vẽ hình ảnh gì ? + Cờ Tổ quốc, Bác Hồ, HS các dân tộc. - Giới thiệu chủ điểm “VN-Tổ quốc em” - Giới thiệu bức thư (chú giải SGK). 7-8' 2. HD luyện đọc đúng - Gọi 1 HS khá - giỏi đọc bài. - Cả lớp đọc thầm theo. - GV chia 2 đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? +Đoạn 2 : Phần còn lại. - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Cả lớp đọc thầm theo. - Sửa lỗi ngắt nghỉ và phát âm cho HS. - Luyện đọc từ khó : ngoan ngoãn, nô lệ, hoàn cầu, tựu trường,... - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Giải nghĩa thêm : Giời : trời , giở đi : trở đi. - Cả lớp đọc thầm theo. - Đọc Giải nghĩa từ mới trong SGK. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu cả bài. 10' 3. Tìm hiểu bài: 1. Ngày khai trường tháng 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? - Đọc thầm đoạn 1 : + Đó là ngày khai trường của nước VN DCCH, ngày khai trường ở nước VN độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. + Từ ngày khai trường này, các em bắt đầu được hưởng 1 nền GD hoàn toàn VN. 2.Sau CM T8, NV của toàn dân là gì ? - Đọc thầm đoạn 2,3 : + XD lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 3. HS có trách nhiệm ntn trong công cuộc kiến thiết đất nước ? - Tổng kết ý. + Phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên XD đất nước, làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu. 7-8' 4. Luyện đọc diễn cảm -HD cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2: + Đọc mẫu. - Lắng nghe. + HD đọc diễn cảm. - Luyện đọc theo cặp. + Theo dõi, uốn nắn. + Đánh giá, cho điểm. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. 5. Hướng dẫn HTL - Nhẩm thuộc. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. (?) Em hãy nêu ND của bài ? - Ghi bảng ND. - Thi đọc thuộc lòng. - Phát biểu. - 1,2 HS nhắc lại. 2-3' 6. Củng cố , dặn dò - GD tình cảm thái độ : kính yêu BH, học tập và làm theo tấm gương của Bác... - NX tiết học. - Y/c HS về nhà tiếp tục HTL đoạn văn theo y/c; đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Ngày soạn: Ngày giảng : Quang cảnh làng mạc ngày mùa I. MỤC ĐÍCH - YấU CẦU - HS biết đọc lưu loát, diễn cảm 1 đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ tả màu vàng của cảnh vật. - HS khá, giỏi : Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ,giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng . Nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng. - Hiểu các từ ngữ ; phân biệt sắc thái của những từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. - Hiểu ND : Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. - Trả lời được các CH trong SGK. - GDMT: Có ý thức bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp quê hương. II .Đồ dùng học tập: - Tranh minh hoạ SGK. - Sưu tầm thêm tranh về làng quê. III . Hoạt động dạy và học : TG hoạt động của GV Hoạt động của HS 3- 4' A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2-3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn trong “Thư gửi các HS”. - HS thực hiện. B. Dạy bài mới: 1-2' 1 .Giới thiệu bài: - Bài học hôm nay giới thiệu với các em vẻ đẹp của làng quê VN ngày mùa. Đây là 1 bức tranh quê được vẽ bằng lời tả rất đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. - Ghi bảng đầu bài. - Lắng nghe. 7-8' 2. HD luyện đọc đúng - Gọi 1 HS khá - giỏi đọc bài. - Cả lớp đọc thầm theo. (?)Bài này có thể chia làm mấy đoạn ? - GV chia 4 đoạn : + Phần 1:câu mở đầu + Phần 2:lơ lửng + Phần 3:đỏ chói. + Phần 4: còn lại - Nêu ý kiến. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Cả lớp đọc thầm theo. - Sửa lỗi ngắt nghỉ và phát âm cho HS. - Luyện đọc từ khó :vàng xuộm, tràng hạt, xoã xuống, khe giậu - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. - Giải nghĩa thêm : Hợp tác xã : cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể. - Cả lớp đọc thầm theo. - Đọc Giải nghĩa từ mới trong SGK và các từ chỉ màu sắc khác. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu cả bài. - Cả lớp đọc thầm theo. 10' 3. Tìm hiểu bài: 1. Kể những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng . - KL : Rất nhiều sự vật và từ ngữ chỉ màu sắc khác nhau của màu vàng. - Đọc thầm từ đầu cho đến "đầm ấm lạ lùng" : + Lúa – vàng xuộm + Nắng - vàng hoe + Xoan – vàng lịm + Tàu lá chuối - vàng ối 2. Hãy chọn 1 từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ? +Vàng mượt của gà, chó: gợi tả con vật béo tốt có bộ lông óng ả,mượt mà. +........ * Giải nghĩa thêm : - vàng xuộm: màu vàng đậm. Lúa vàng xuộm : lúa đã chín. - vàng hoe : màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Nắng vàng hoe giữa mùa đông: nắng đẹp, không gay gắt, không nóng bức. - vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt. - vàng ối : vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá. - vàng tươi: màu vàng sáng. - chín vàng: màu vàng đẹp tự nhiên của quả chín. - vàng giòn: màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn có thể gãy ra. - vàng trù phú, đầm ấm: màu vàng gợi sự giàu có, ấm no. * KL : Các từ chỉ màu vàng được dùng trong bài cho thấy t/g quan sát rất tinh tế và dùng từ rất gợi cảm. 3.a) Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ? - KL : Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp. - Đọc thầm từ "Không còn ...hết bài": + Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông . Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa. b) Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động ? - KL : Con người chăm chỉ, mải miết, say mê với công việc. Hoạt động của con người làm cho bức tranh quê thêm sinh động. + Không ai tưởng đến ngày hay đêm,...ra đồng ngay. 4.Bài văn thể hiện t/c gì của t/g đ/v quê hương? +Phải rất yêu quê hương mới viết được 1 bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế... - Chốt KT : Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm , chính xác và đầy sáng tạo, t/g đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngàymùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Bài văn thể hiện t/y tha thiết của t/g với con người,với quê hương. 7-8' 4. Luyện đọc diễn cảm -HD cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2: + Đọc mẫu. - Lắng nghe. + HD đọc diễn cảm. - Luyện đọc theo cặp. + Theo dõi, uốn nắn. + Đánh giá, cho điểm. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. (?) Em hãy nêu ND của bài ? - Ghi bảng ND. - Phát biểu. - 1,2 HS nhắc lại. - Liên hệ thực tế : (?) Màu sắc ở thành thị có gì khác với ở nông thôn ? - Nêu NX. 2-3' 5.Củng cố ,dặn dò (?) Để quê hương luôn đẹp, con người cần làm gì ? - Cải tạo đất để cây trồng luôn tươi tốt; Giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm,... - NX tiết học. - Đọc trước bài :Nghìn năm văn hiến.
Tài liệu đính kèm: