Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Tập đọc : Người công dân số Một

I. Mục đích yêu cầu:

 - Biết đọc đúng một văn bản kịch.

+ Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Lê, anh Thành) lời nhân vật

+Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu cảm, câu cầu khiến phù hợp tính cách , tâm trạng từng nhân vật.

+Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch

- Hiểu nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ , bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học :

 A. Mở đầu:

- GV giới thiệu chủ điểm: Người công dân, tranh minh hoạ .

 B. Bài mới:

1. Giới thiệu và ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a. Luyện đọc:

- 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra đoạn kịch .

 - GV đọc diễn cảm đoạn kịch : – giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả

 

doc 115 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
Giáo dục tập thể : Chào cờ đầu tuần
Tập đọc : Người công dân số Một
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết đọc đúng một văn bản kịch.
+ Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Lê, anh Thành) lời nhân vật 
+Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu cảm, câu cầu khiến phù hợp tính cách , tâm trạng từng nhân vật.
+Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch 
- Hiểu nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ , bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
 A. Mở đầu:
- GV giới thiệu chủ điểm: Người công dân, tranh minh hoạ .
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
 a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra đoạn kịch .
 - GV đọc diễn cảm đoạn kịch : – giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả 
- GV viết bảng: phắc – tuya, Sa- xơ - lu, Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc.
- HS nối tiếp đọc đoạn . GV kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa các từ trong phần chú giải.
 * Đ1: Từ đầu đến làm gì?
 * Đ2: Tiếp đến Sài Gòn này nữa.
 * Đ3: Còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp . 1HS đọc lại toàn đoạn kịch.
 b. Tìm hiểu bài:
- HS trao đổi bài theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- GV, HS nhận xét bổ sung.
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?( Tìm việc làm ở Sài Gòn).
+Những câu nào của anh Thành cho thấy luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích?
 . Anh Lê báo tin xin được việc anh Thành không nói đến chuyện đó.
 . Anh Thành thường không trả lời câu hỏi của anh Lê Vì mỗi người đang theo đuổi 1 ý nghĩ khác nhau.
 c. Đọc diễn cảm.
 - GV mời 3 HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai: anh Thành, anh Lê, người dẫn 
chuyện (người dẫn chuyện đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí). GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật.
- GV, HS nhận xét cách thể hiện giọng nhân vật.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: Từ đầu đến đồng bào không?
+ GV đọc mẫu đoạn kịch .
+ Từng tốp HS luyện đọc.
+ 1 vài HS thi đọc diễn cảm.
+ GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò:
? Hãy nêu ý nghĩa của đoạn kịch?
GV nhận xét đánh giá giờ học.
Chính tả: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng chính tả bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Nghe viết đúng các tiếng chứa âm đầu d, r, gi hoặc âm chính o, ô.
II. Đồ dùng : 
Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hdẫn HS nghe- viết.
- GV đọc bài chính tả: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- HS đọc thầm bài chính tả.
+ Bài cho em biết điều gì?ì?(HS phát biểu, GV nhấn mạnh Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh, ông đã có một câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở: “ Bao giờ ngườiTây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”)
- HS đọc thầm đoạn văn.
- GV lưu ý HS những danh từ riêng, từ khó viết. (Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây).
- GVđọc , HS viết chính tả.
- GV chấm 7-10 bài . HS đổi vở soát lỗi.
- GV nhận xét chung
3. Hdẫn HS làm bài tập chính tả.
*BT2: - GV nêu yêu cầu của BT2, nhắc HS ghi nhớ:
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, tự làm bài hoặc trao đổi theo cặp.
- GV chia lớp thành 4-5 nhóm, các nhóm thi tiếp sức. 
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm
. Ô1 là chữ: r, d, gi.
. Ô2 là o, ô.
 * BT3 - GV cho HS lớp mình làm BT3a
 - Cách tổ chức tiếp theo tương tự BT2.
- Hai, ba HS đọc lại mẩu chuyện vui và câu đố sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh.
4. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét đánh giá tiết học .
	 - HS viết lại những tiếng hay viết sai.
 Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu: Câu ghép.
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép. Đặt được câu ghép.
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
Phần nhận xét:
2HS nối tiếp đọc toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, lần lượt thực hiện lại yêu cầu.
. Yêu cầu 1: HS đánh số thứ tự 4 câu.
 HS gạch một gạch chéo (/) ngăn cách CN và VN (hoặc một gạch dưới bộ phận CN, gạch hai gạch dưới bộ phận VN). 
GV hdẫn HS đặt câu hỏi: Ai?,Con gì?, Cái gì để tìm CN.
 Làm gì? Thế nào để tìm VN.
HS làm bài và nêu kết quả., nhận xét chốt lời giải đúng.
. Yêu cầu 2: Xếp 4 câu trên thành 2 nhóm: câu đơn và câu ghép.
. Yêucầu 3: Tách mỗi cụm C_V trong các câu ghép, câu đơn.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc thuộc lòng.
Phần bài tập.
. BT1: HS đọc BT1.
 - GV nhắc HS chú ý: Tìm câu ghép trong đoạn văn. Sau đó xác định các vế câu trong từng câu ghép.
- HS trao đổi theo cặp. GV phát phiếu + bút dạ cho HS.
- HS trình bày kết quả, nhận xét, kết luận.
. BT2: HS làm bài và nêu kq.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
 ( không thể tách các vế câu ghép thanh câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện 1 ý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác).
. BT3: Các bước làm tương tự.
Củng cố dặ dò:
- 2HS đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học 
Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện .
+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện:BH muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng, cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì. Mỗi người trong xã hội một công việc, việc nào cũng quý.
- Rèn kĩ năng nghe:Nghe cô, bạn kể, nhận xét lời kể và kể tiếp được.
II. Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ 
 Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu câu chuyện : Câu chuyện các em được nghe hôm nay là truyện Chiếc đồng hồ. Nhân vật chính trong câu chuyện là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Khi biết nhiều cán bộ chưa yên tâm với công việc được giao, Bác Hồ đã kể chuyện Chiếc đồng hồ để giải thích về trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Các em cùng nghe để biết nội dung câu chuyện
GV kể chuyện
- GV kể lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2 + tranh minh hoạ 
 3. Hdẫn HS kể chuyện.
- 1HS đọc các yêu cầu của giờ kể chuyện .
a. Kể chuyện theo cặp .
- Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện ( theo 2 tranh).
- Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa
b. Thi kể trước lớp.
- 2 tốp HS , mỗi tốp 2 em nối tiếp nhau Kể 4 đoạn câu chuyện theo 4 tranh.
- 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện .
- Mỗi nhóm, cá nhân kể xong, nói điều rút ra từ câu chuyện.
- HS bình chọn nhóm kể hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS kể chuyện cho người thân nghe.
Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tập đọc: Người công dân số Một
I. Mục đích yêu cầu.
- Biết đọc đúng một văn bản
+ Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
+ Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với 
- Hiểu nội dung phần 2: Người thanh niên Nguyễn Tất Thành, quyết tâm ra nước ngoài tìm đường cứu nước và ý nghĩa toàn đoạn kịch : Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành
 II. Các hoạt động dạy học :
A Kiểm tra 
- 1 nhóm HS phân vai đọc phần 1 và nêu nội dung đoạn kịch .
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hdẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc : GV đọc diễn cảm đoạn kịch 
- HS đọc thầm: La- tút – sơ Tơ- rê- vin, A- lê- hấp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn :
 Đ1: Từ đầu đến say sóng nữa.
 Đ2: Còn lại.
- GV hdẫn HS đọc để hiểu nghĩa các từ: súng thần công, hùng tâm tráng khí, tàu La – tút- sơ Tơ- rê- vin.
+ Giải thích ý nghĩa 2 câu nói của anh Lê và anh Thành về cây đèn?
b. Tìm hiểu bài.
- HS thảo luận câu hỏi theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
* Câu 1: Anh Lê có tâm lí tự ti, cam chịu.
 Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình chọn .
* Câu 2: ( Để dành lại non sông chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực).
? Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
 (Nguyễn Tất Thành )
c. Đọc diễn cảm.
- 4 HS đọc theo cách phân vai.
- GV hdẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
. GV đọc mẫu.
. Từng tốp 4 HS phân vai luyện đọc .
. 1 tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch .
 3.Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá giờ học . 
- Dặn luyện đọc đoạn kịch.
Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn: Luyện tập tả người.
( Dựng đoạn mở bài)
I. Mục đích yêu cầu.
	1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài.
2. Viết được đoạn mở bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu trực tiếp và gián tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra.
- 2 HS nêu kết quả BT2 tiết trước.
B. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài: GV mở bảng phụ ghi 2 cách kết bài, 1 HS đọc.
	2. Hdẫn HS luyện tập.
	Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1 (HS 1 đọc phần lệnh và đoạn mở bài a (MBa), HS 2 đọc đoạn mở bài b(MBb) và chú giải từ khó). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của hai cách MBa, MBb. GV nhận xét, kết luận:
 Bài tập 2 
- Một số HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài, làm bài theo các bước sau:
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài (trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể, cần trả lời các câu hỏi:
Người em định tả là ai, tên gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trongdịp nào? ở đâu? Em kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ. Người ấy thế nào?
+ viết 2 đoạn mở bài cho đề vă đã chọn, GV nhắc HS : cần viết một mở bài theo kiểu trực tiếp, một mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Năm, bảy HS nói tên đề bài em chọn.
- HS viết các đoạn mở bài. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
	3. Củng cố dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết được những đoạn mở bài hay. Yêu cầu những HS viết đoạn mở bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại. 
	- GV nhận xét đánh giá giờ học.
____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nắm được 2 cách nối trong câu ghép: nối = từ có tác ... ___________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Củng cố , khắc sâu kiến thức đã học về dấu gạch ngang.
	- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
 - Giáo dục ý thức tự giác , tích cực học tập.
II.Đồ dùng:
	 Bảng phụ ghi ND cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra.
	- 1 HS nêu kết quả BT3 tiết trước.
B.Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Hdẫn HS làm bài tập.
* BT1: HS đọc yêu cầu bài tập.
	- 2 HS nói ND cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
	- HS đọc bài và làm bài, nêu kết quả, chữa bài.
 Tác dụng của dấu gạch ngang
 Ví dụ
1. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói nhân vật
Đoạn a: - Tất nhiên rồi.
2. Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đoạn b: - con gái vua Hùng Vương thứ 18.
3. Đánh dấu các ý trong 1 đoạn liệt kê.
Đoạn c: - Tham gia tuyên truyền, cổ động.
* BT2: HS đọc yêu cầu bài tập.
	+ Tìm dấu gạch ngang trong câu chuyện: Cái bếp lò.
	+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp?
	- HS làm bài, GV chấm, chữa bài.
	( tác dụng 3 không có trường hợp nào)
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
________________________________________________
Tập làm văn:Trả bài văn tả người.
I.Mục đích yêu cầu:
	- Rút kinh nghiệm cách viết bài văn tả người có bố cục, trình tự
	- Có ý thức đánh giá thành công và hạn chế trong bài viết của mình.
 II. Đồ dùng: 
	Bảng phụ ghi 3 đề của bài kiểm tra và 1 số lỗi điển hình.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra.
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
	- GV treo bảng phụ ghi 3 đề bài kiểm tra và 1 số lỗi điển hình.
	- GV nhận xét chung về ưu điểm, thiếu sót.
	- GV thông báo điểm cụ thể.
3 Hdẫn HS chữa bài:
	- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
	- 1 số HS lên bảng chữa bài.
	- HS tự đánh giá, chữa bài của mình. GV quan sát, giúp đỡ HS.
	- HS đọc 1 số câu văn , đoạn văn , bài văn hay.
	- HS chọn viết lại 1 đoạn tả ngoại hình hoặc hoạt động của nhân vật cho hay hơn.
	- 1 số HS nối tiếp đọc đoạn viết lại . GV tuyên dương HS.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
Tuần 35
Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Giáo dục tập thể : Chào cờ đầu tuần
Tập đọc : Ôn tập cuối học kì II
Tiết 1
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Kiểm tra lấy điểm TĐ - HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
- Đọc trôi chảy, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút.
- Biết lập bangt thống kê về chủ ngữ- vị ngữ trong từng kiểu câu kể .
II. Đồ dùng: Phiếu ghi tên các bài TĐ - HTL trong 15 tuần / TV tập II.
	- Bảng phụ ghi ND ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2.Kiểm tra TĐ - HTL ( 1/4 lớp).
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. ( xem lại bài khoảng 1, 2 phút )
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn bài vừa đọc.
3. BT2: 1 HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng đã viết sẵn bảng tổng kết kiểu câu : Ai làm gì?
- GV hdẫn HS làm bài . HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
- HS nối tiếp nêu ví dụ minh hoạ lần lượt cho từng kiểu câu: 
- GV kiểm tra HS về đặc điểm của:
	+ VN và CN trong câu kể: Ai thế nào?
	+ VN và CN trong câu kể: Ai là gì?
- GV dán ND cần ghi nhớ. 2 HS đọc lại.
- GV, HS nhận xét, khắc sâu kiến thức.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn HS ôn tập.
 _______________________________________
Ôn tập: tiết 2.
 I. Mục đích yêu cầu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL.
	- Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ	.
- Giáo dục ý thức tự giác tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: 
	Như tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài;
2. Kiểm tra TĐ - HTL ( 1/4 lớp).
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. ( xem lại bài khoảng 1, 2 phút )
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn bài vừa đọc.
3. BT2: 1 HS đọc yêu cầu.
	 - GV treo bảng tổng kết / SGK hdẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
	+ Trạng ngữ là gì?
	+ Có những loại trạng ngữ nào?
	+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- 2 HS đọc bảng.
- HS làm bài.
- 2, 3 HS làm bài ra bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài của mình. GV nhận xét.
- HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, HS nhận xét.
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
ở đâu?
- Ngoài ngõ, lá rụng đầy.
Trạng ngữ chỉ thời gian
 Khi nào? 
 Mấy giờ?
Trạng ngữ chỉ
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
Trạng ngữ chỉ
Để làm gì?
Vì cái gì?
Trạng ngữ chỉ
Bằng cái gì?
Với cái gì?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn luyện ghi nhớ kiến thức.
Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
Ôn tập: Tiết 3.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ- HTL.
 - Củng cố kĩ năng lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta.
 - Giáo dục ý thức tự giác , tích cực học tập.
* Cỏc KNS cơ bản được giỏo dục 
-Thu thập, xử lớ thụng tin: lập bảng thống kờ.
-Ra quyết định (lựa chọn phương ỏn)
II.Đồ dùng: 
	Như tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra.
B.Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra TĐ- HTL như tiết 1
3. BT2: 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT2.
	* Nhiệm vụ 1: Lập bảng thống kê.
	+ Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở nước ta trong mỗi năm được thống kê theo những mặt nào?
	(  Số trường, số HS, số GV, Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số)
	+ Như vậy bảng thống kê gồm mấy cột dọc? ( 5).
Mấy hàng ngang?( 5).
	* Nhiệm vụ 2: Điền số liệu vào bảng thống kê.
	- HS làm bài. 2 HS làm trên bảng nhóm.
	- HS , Gv nhận xét, chữa bài.
4. BT3: HS đọc ND bài.
	- GV chấm , chữa bài, củng cố kiến thức lập bảng thống kê cho HS.	
5. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. Dặn HS đọc chuẩn bị bài tiết 4.
_______________________________________________
Ôn tập: tiết 4
I Mục đích yêu cầu:
	- Củng cố kĩ năng lập biên bản 1 cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết- bài: Cuộc họp của chữ viết.
* Cỏc KNS cơ bản được giỏo dục 
-Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
-Xử lớ thụng tin
II. Đồ dùng:
	Bảng phụ, mẫu biên bản cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hdẫn HS luyện tập.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc lại bài: Cuộc họp của chữ viết.
+ Các dấu câu và chữ cái họp bàn việc gì?
	( giúp đỡ bạn Hoàng không dùng dấu câu câu văn kì quặc)
+ Cuộc họp đề ra cách gì giúp bạn Hoàng?
	(  giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi bạn định chấm câu)
+ Nêu cấu tạo của 1 biên bản?
- HS trao đổi nhanh. HS phát biểu ý kiến, nhận xét, kết luận.
- Gv gắn bảng ghi mẫu biên bản.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm đọc biên bản của nhóm.
- GV, HS bình chọn nhóm viết tốt.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2010
Ôn tập: tiết 5.
 I. Mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra tập đọc, HTL.
- Hiểu bài thơ : Trẻ em ở Sơn Mỹ.. Cảm nhận được vẻ đẹp của các chi tiết, hình ảnh sống động , biết miêu tả 1 hình ảnh trong bài thơ.
II. Đồ dùng:
	 Phiếu ghi tên các bài TĐ- HTL / Sách TV/ Tập II.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra TĐ- HTL số HS còn lại.
	- HS bốc thăm và đọc bài ghi trên phiếu + trả lời 1 câu hỏi về ND.
3. BT2: 1 HS đọc yêu cầu bài.
	- Cả lớp đọc thầm bài thơ.
	- GV nhắc HS: Miêu tả 1 hình ảnh sống động về trẻ em mà hình ảnh thơ gợi ra = trí tưởng tượng.
	- 1 số HS tìm hình ảnh sống động về trẻ em:
	VD: 	Tóc bết đầy nước mặn 
	Chúng ùa chạy mà không cần tới đích.
	. . .
HS làm bài .
 - 1 số HS nối tiếp nêu kết quả. GV , HS nhận xét, chữa bổ sung.
 - GV thưởng điểm cho HS viết tốt.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Dặn HS hoàn chỉnh đoạn viết.
	_______________________________________________________________
Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2010
Ôn tập: Tiết 6
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe- viết đúng chính tả 11 dòng đầu bài thơ: Trẻ con ở Sơn Mỹ.
- Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh, hình ảnh được gợi ra từ bài thơ:
Trẻ con ở Sơn Mỹ.
 II. Đồ dùng: 
	Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài
2. Nghe – viết : 11 dòng đầu bài thơ: Trẻ con ở Sơn Mỹ.
	- GV đọc , HS nghe và theo dõi SGK.
	- HS đọc thầm, GV lưu ý HS cách trình bày bài thơ.
	- HS gấp SGK, GV đọc , HS viết bài.
	- GV chấm, chữa bài.
 3. BT2: 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT2.
 - GV nhắc HS chú ý từ ngữ quan trọng:
* Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh gợi ra trong bài: Trẻ con ở Sơn Mỹ, viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu theo 1 trong những đề bài sau:
a. Tả một đám trẻ đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
b. Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.
- HS đọc thầm , chọn đề tài gần gũi với mình và một số HS nối tiếp nói đề tài mình chọn.
- HS làm bài vào vở. – 1 số HS nêu kết quả, HS nhận xét, chấm điểm, bình chọn bạn viết hay nhất.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
-Dặn HS chuẩn bị giất bút giờ sau kiểm tra.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010
Ôn tập: Tiết 7: Kiểm tra.
Đọc – hiểu. Luyện từ và câu.
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm đọc – hiểu, luyện từ và câu giữa học kì II.
+ Phần văn bản từ 200 đến 250 chữ.
+ Phần câu hỏi, BT không dưới 10 câu ra đề kiểu trắc nghiêm.
	 - Giáo dục ý thức tự giác , tích cực học tập.
II.Đồ dùng: 
	Phô tô đề bài trong SGK ( 34 đề).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra:
- GV phát đề bài cho HS.
- GV lưu ý HS cách làm bài, thời gian làm bài 30 phút.
3. HS làm bài.
4. GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
5. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
Đáp án : Đề chẵn.
Câu 1: ý a Câu 2: ý b 
Câu 3: ý c Câu 4: ý c 
Câu 5 : ý b Câu 6: ý b 
Câu 7 : ý b Câu 8: ý a 
Câu 9: ý a Câu 10: ý c. 
	 Ôn tập: tiết 8: Kiểm tra.
Tập làm văn:
I. Mục đích yêu cầu:
	- Kiểm tra lấy điểm tập làm văn giữa học kì II.
	- HS viết được bài văn tả cảnh đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm.
 II. Đồ dùng: 
GV chép đề ra bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: 
 - GV treo bảng phụ có ghi đề bài: Tả cảnh sân trường trước giờ vào học.
- 1 HS đọc đề bài.
2. HS viết bài.
3. GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
* Cách đánh giá: ND, kết cấu đủ 3 phần: 7 điểm.
 . Trình tự miêu tả hợp lí, hình thức diễn đạt: 3 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_2_chuan_kien_thuc_ky_nan.doc