Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 10

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 10

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC TIÊU

 -Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ;đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.

 -Hiểu các từ ngữ trong bài; hiểu nội dung bức thư: Bác hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằnghọc sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

- GD lòng kính yêu BH, thực hiện 5 điều BH dạy.

-HTL đoạn thư “Sau 80 năm các em.”

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ.

- HS: CB bài.

 

doc 221 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
 6---.. ¯ ..---6 Kí duyệt của tổ
Tập đọc
Tiết 1
Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu
 -Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ;đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.
 -Hiểu các từ ngữ trong bài; hiểu nội dung bức thư: Bác hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằnghọc sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
- GD lòng kính yêu BH, thực hiện 5 điều BH dạy.
-HTL đoạn thư “Sau 80 nămcác em.”
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ.
- hs: CB bài.
III. các Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Mở đầu
- Giáo viên nêu một số điểm cần lưu ý về tập đọc lớp 5, củng cố nề nếp học tập của học sinh.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- G giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em - Giới thiệu bài tập đọc và treo tranh minh hoạ.
 2. Luyện đọc
- Gọi HS đọc cả bài.
G chia 2 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp.
- Lần 1: Đọc + sửa phát âm.
- Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ
+ Đ1: - VN dân chủ cộng hoà
- Bao nhiêu cuộc.thường.
+Đ2: - 80 năm giời nô lệ.
- Cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết.
- Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá
- YC hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 Hs đọc cả bài
- Đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
- YC hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
*TK: Bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên sau khi nước ta giành độc lập
- YC hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2, 3 .
+Sau Cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
*TK: Lời khuyên, niềm hy vọng của Bác vào thiếu nhi Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước.
+ Nội dung của bài là gì?
 4. Đọc diễn cảm và HTL
+Khi đọc toàn bài ta phải đọc như thế nào?
- Gọi hs đọc nối tiếp đoạn 1,2 nêu giọng đọc từng đoạn
- Gọi hs đọc diễn cảm đoạn 2.
 - Gọi hs thi đọc trước lớp
- NX, sửa sai.
- YC hs nhẩm học thuộc lòng: Từ: “Sau 80”
- Gọi hs đọc TL, nx và cho điểm.
C. Củng cố dặn dò
 - Tóm nội dung bài, liên hệ thực tế.
 - Nx tiết học, dặn hs HTL, CB bài sau
- Lắng nghe.
- Nghe và quan sát tranh
- 1 Hs đọc.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn.
Đ1: Từ đầuem nghĩ sao.
Đ2: Phần còn lại
- Đọc, nhận xét đánh giá bạn đọc
- Đọc theo cặp.
- 1 hs đọc bài
- Đọc thầm và TLCH.
- ngày khai trường đầu tiên
- bắt đầu hưởng một nền giáo dụcVn
- Đọc thầm và TLCH.
- Xây dựng lại cơ đồtrên toàn cầu.
- Học sinh phải cố gắng, siêng năng, năm châu
- Rút ra kết luận.
+ Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, tin tưởng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới
- Thân ái, thiết tha, tin tưởng, hy vọng
- Đ1: Thân ái, trìu mến.
- Đ2: Thiết tha tin tưởng
Sau 80 nămxây dựng lạitrông mong / chờ đợi...tươi đẹphay khôngsánh vai...phần
- 3 hs thi đọc.
- Cả lớp nhẩm đọc thuộc lòng.
- 3 hs đọc thuộc lòng, hs khác nhận xét.
-1,2 hs nhắc lại ND bài.
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011( Dạy chiều thứ ba-6-9)
 Chính tả
 Tiết 1
 Nghe- viết : Việt Nam thân yêu
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Việt Nam thân yêu.
- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ngh, g/gh,.
-Bồi dương ý thức viết CT đúng đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ.
- HS: CB bài.
III.các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Mở đầu
- G nêu một số đặc điểm cần chú ý về yêu cầu của chính tả.
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- GV đọc bài chính tả.
+Những hình ảnh nào cho thấy nước ta có nhiều cảnh đẹp?
+ Nêu cách trình bày đoạn thơ ?
 - Hướng dẫn học sinh viết từ khó trong bài.
+ Đọc cho học sinh viết
+ Nx, sửa, phân tích.
- Y/c học sinh gấp SGK, G đọc cho học sinh viết bài, lưu ý tư thế ngồi viết cho học sinh.
- Đọc cho học sinh soát lỗi.
- Thu bài chấm và nhận xét.
 3. Luyện tập 
* Phân biệt tiếng có âm đầu:
ng/ngh; g/gh; c/k
-Bài tập 2 :Điền tiếng thích hợp vào ô trống (sgk).
- Nhắc nhở thêm yêu cầu bài
-Yc hs làm BT rồi chữ
- Y/c học sinh đọc lại bài hoàn chỉnh.
 *Bài 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống(sgk).
- YC hs làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Nhân xét chốt lời giải đúng.
- Gọi 2 hs nhìn bảng nhắc lại quy tắc viết c/k, ng/ngh, g/gh.
- YC hs đọc nhẩm học thuộc quy tắc.
- GVcất bảng, gọi 1- 2 em nhắc lại quy tắc đã học thuộc.
 C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ghi nhớ qui tắc chính tả.
- Hs lắng nghe.
- Theo dõi, đọc thầm theo.
+ Biển lúa mênh mông, mây mờ bao phủ
+ Viết hoa: Việt Nam, Trường Sơn.
+ Câu 6 lùi vào 2 ô, câu 8 lùi váo 2 ô.
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Mênh mông, biển lúa, dập dờn.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát lỗi.
- Đổi chéo vở kiểm tra theo SGK
- Hs nêu y/c. 
-Hs làm bài tập, 1 hs làm bảng phụ.
- Hs nx bài trên bảng.
-1,2 hs đọc lại.
- Thứ tự các từ cần điền: ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kiên cường. 
- Hs nêu y/c, làm bài tập.
- Một học sinh lên bảng.
- Nhận xét bổ sung.
Âm đứng đầu
đứng trước i, e, ê.
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Âm “gờ”
Âm “ngờ”
Viết là “k”
Viết là “gh”
Viết là “ngh”
Viết là “c”
Viết là “g”
Viết là “ng”
-1,2 hs nhắc lại ND bài.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiêt 1
Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành. tìm dúng từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
-Vận dụng kiến thức bài học trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
- GV:4 phiếu BT2.
- hs:CB bài.
III.các Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu
- GT môn học.
B.Bài mới
 1. Giới thiệu bài
 - GT, nêu yc bài học.
2. Phần nhận xét
+BT1(sgk):- Gọi hs nêu các từ được in đậm trong bài.
 - Hướng dẫn học sinh so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a,b xem chúng giống nhau hay khác nhau.
*KL: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa.
+ BT2(sgk)
- Y/c hs trao đổi theo cặp.
- Gọi hs phát biểu.
- Nx, chốt:
* Những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế được cho nhau.
* Những từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì ngược lại.
3. Ghi nhớ
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Y/c hs lấy ví dụ minh hoạ.
+ Những từ đồng nghĩa như thế nào thì có thể thay thế ( không thể thay thế ) được cho nhau?
- Y/c hs lấy ví dụ.
- Gọi hs nêu lại ghi nhớ trong sách giáo khoa.
4. Luyện tập
Bài 1:Tìm từ đồng nghĩa (sgk).
- YC hs làm bài theo cặp.
- Gọi hs phát biểu.
- NX, chốt lời giải đúng.
Bài 2 (sgk).
- Chia lớp 4 nhóm, phát PHT, y/c các nhóm làm bài
- Yc hs dán kết quả.
- Nhận xét, bổ sung, khen.
Bài 3 :Đặt câu với mỗi tư ĐN ở BT 2
- Y/c hs làm bài.
- Gọi hs nối tiếp nhau nêu câu.
- Nx, sửa, khen học sinh làm tốt, có tiến bộ.
C. Củng cố dặn dò
- Tóm nội dung bài.
- Nx tiết học – Dặn dò.
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm.
- 1 hs nêu.
a, Xây dựng - kiến thiết
 b, Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
- Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ 1 hoạt động, 1 màu)
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- Làm bài theo cặp.
- 2-3 hs phát biểu.
+ Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau hoàn toàn.
+ Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm không thể thay thế được cho nhau vì chúng chỉ có một nét nghĩa giống nhau con mức độ lại khác nhau.
-HS rút ra ghi nhớ.
+ Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
VD: chăm chỉ, cần cù,
+ Những từ đồng nghĩa hoàn toàn thì thay thế được.
+ Những từ đồng nghĩa không hoàn toàn thì không thay thế được.
+ VD: ăn, xơi, chén,..
mang, khiêng, vác
- 1- 2 hs nêu.
Hs nêu y/c, nội dung bài, đọc những từ in đậm.
- Làm bài theo cặp.
- 1 hs trả lời, bổ sung.
+ Nước nhà– non sông.
+ Hoàn cầu – năm châu.
-Hs nêu yc BT
- Hs làm BT theo nhóm5.
- Các nhóm trình bày dán bài lên bảng
- NX, bổ sung thêm:
+ Đẹp: đẹp đẽ, xinh xắn, tươi đẹp,
+ To lớn: To, lớn, to đùng, khổng lồ,
+ Học tập: học, học hành, học hỏi,
- Hs đọc y/c
- Làm bài cá nhân
-Cả lớp làm bài (hsy đặt câu với 1 cặp từ đồng nghĩa).
- 4- 5 hs nói câu văn của mình
- Lớp nhận xét, sửa.
VD: Chúng em chăm chỉ học hành.
 Ai cũng thích học hỏi những điều hay từ bạn bè.
-Hs nhắc lại ND bài.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Kể chuyện
Tiết 1
Lý Tự Trọng
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ, học sinh biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng một đến hai câu; kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ một cách tự nhiên.
- Chăm chú lắng nghe bạn kể chuyện: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
* Bồi dưỡng lòng dũng cảm,tình yêu qh,đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ truyện. 
- HS: CB bài.
III.CáC Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Mở đầu
- GT môn học.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài :Gv GT môn học, GT bài.
2.Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- Yc học sinh đọc thầm và quan sát tranh.
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ, giảng nghĩa từ khó.
+ Sáng dạ: rất thông minh.
+ Mít tinh: cuộc hội họp của đông đảo quần chúng có nội dung chính trị,
+ Luật sư: người bào chữa.
 + Tuổi thành niên: Từ 18 tuổi trở lên.
+ Quốc tế ca: Bài hát của giai cấp công nhân.
3. Học sinh kể chuyện
Bài tập 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp về nội dung từng tranh.
- Gọi học sinh trình bày.
- Kết luận dán lời minh hoạ dưới từng tranh.
Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu.
- Chia nhóm 3, yêu cầu học sinh kể từng đoạn, câu chuyện trong nhóm.
- Tổ chức cho học sinh kể chuyện trước lớp.
- Nx, khen.
Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yc học sinh thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.
+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “ông nhỏ”?
+Câu chuyện giúp bạn hiểu được gì?
- Ghi ý chính.
C. Củng cố dặn dò
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người Việt Nam?
- Nx tiết học, dặn dò về nhà.
- Lắng nghe.
-Hs đọc thầm và QS tranh(sgk).
- Học sinh lắng nghe.
- Quan sát, nghe.
- Đoạn1: tranh 1
- Đoạn2: tranh 2,3,4.
- Đoạn3: tranh 5,6.
- 1 học sinh đọc.
- Hoạt động theo cặp, trình bày, bổ sung.
* Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập.
* Tranh 2: Về nước anh được giao nhiệm vụ ch ... trả lời trong bài học hôm nay.
2.2. Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Chia HS thành nhóm, yêu cầu nhóm trao đổi và cùng làm bài.
Lưu ý: GV giao cho một nửa lớp làm phần a một nửa lớp làm phần b, e nhóm làm vào giấy khổ to.
- Gọi HS làm vào giấy dán lên bảng và đọc kết quả làm việc. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận về lời giải đúng
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi và làm bài.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- Theo dõi bào chữa của GV và chữa lại bài nhóm mình (nếu sai)
a, Bà tôi
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
- Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà
+ Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào? chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
b) Chú bé vùng biển
- Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình cảu bạn Thắng?
- Đoạn 1 Tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của một đứa cháu là một cậu bé.
+ Câu 1 - mở đoạn: Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải đầu
+ Câu 2: Tả khái quát mái tóc của bà với đắc điểm: đen, dày, dài kỳ lạ.
+ Câu 3: Tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu và từng động tác (nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày)
+ Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau chi tiết sau đó làm rõ chi tiết trước.
Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.
Câu 1: tả đặc điểm chung của giọng nói: trầm bổng, ngân nga
Câu 2: Tả tác động của giọng nói vào tâm hồn cậu bé: khắc sâu vào trí nhó dễ đàng và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.
Câu 3: Tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười: hai con ngươi đen sẫm nở ra và tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt: Long lanh, dịu hiền, khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
Câu 4. Tả khuôn mặt của bà: hình như vẫn tươi trẻ, dù trên đôi má đã có nhiều nếp nhăn.
+ Các đặc điểm về ngoại hình có quan điểm chặt chẽ với nhau, Chúng không chỉ jkhắc hoạ rõ nét về hình dáng cảu bà mà còn nói lên tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻm yêu đời, lạc quan.
- Đoạn văn tả: thân hình, cổ vai, ngực, bụng, tay, đùi, mắt, miệng, trán của bạn Thắng
Câu 1 giới thiệu chung về Thắng: con có vượt có tài bơi lội trong thời điểm được miêu tả.
Câu 2 tả chiều cao: hơn hẳn bạn một cái đầu
Câu 3 tả nước da: rám đỏ vì lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển.
Câu 4. tả thân hình: rắn chắc, nở nang
câu 5 tả cặp mắt: to và sáng
Câu 6 tả cái miệng: tươi, hay cười
Câu 7 tả trán: dô, bướng bỉnh
Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
- GV nêu: Tất cả những đặc điểm miêu tả ngoại hình của Thắng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chúng không chỉ làm rõ vẻ bề ngoài của Thắng là một đứa trẻ lớn lên ở vùng biển, bơi lội rất giỏi, có sức khoẻ dẻo dai mà còn cả tính tình của thắng: thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
- GV hỏi: Khi tả ngoại hình nhân vật cần lưu ý điều gì?
- Kết luận: Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta sẽ thấy không chỉ ngoại hình của nhân vật mà cả nội tâm, tính tình của nhân vật cùng được bộc lộ.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Treo bảng phụ có viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người.
- Hãy giới thiệu về người em định tả: Người đó là ai? Em quan sát trong dịp nào?
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý gợi ý cho HS có thể sử dụng kết quả quan sát mà em đã ghi chép được để lập dàn ý.
Hãy chọn những đặc điểm nổi bật, những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc cảm nhận được người đó rất thật, rất gần gũi, thân quen với em.
- Gọi HS làm ra giấy khổ to, dán phiếu lên bảng. HV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có 1 dàn ý tốt
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý và chuẩn bị bài sau.
- Những đặc điểm ấy cho biết Thắng là một cậu bé thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
- Nghe giảng
- HS trả lời: khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn những chi tiết tiêu biểu để chúng bổ sung cho nhau, khắc hoạ được tính cách nhân vật.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- 2 HS nối tiếp nhau đọc cấu tạo cảu bài văn tả người
- 3 đến 5 HS giới thiệu. Ví dụ:
+ Em tả ông em khi đang đọc báo
+ Em tả mẹ em khi đang nấu cơm
+ Em tả bạn Tuấn vì em và Tuấn là đôi bạn thân, ngày nào chúng em cũng đi học cùng nhau...
- 1 HS làm vào giấy khổ to. HS cả lớp làm vào vở
- Bổ sung dàn ý cho bạn
 Tập làm văn:
luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I. Mục tiêu
	* Củng cố kiến thức về đoạn văn
	* Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đàn ý đã lập.
Ii. đồ dùng dạy - học
	HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chấm dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp
- Nhận xét bài làm HS 
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- GV nêu: Tiết học trước các em đã lập dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp. Tiết học hôm nay các em chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn tả người
 - 5 HS mang vở để GV chấm bài tập ở nhà.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc phần Gợi ý.
- yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thnàh đoạn văn.
- Gợi ý HS: Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn văn. Phần thân đoạn nên đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó. Các câu trong đoạn văn cần sắp xếp hợp lý. Câu sau làm rõ ý cho câu trước. Trong đoạn văn em có thể tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật cũng có thể tả riêng một nét tiêu biểu của ngoại hình.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS làm ra giấy, dán lên bảng, đọc đoạn văn, GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ (nếu có) cho HS
- Nhận xét cho điểm HS làm đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp cùng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình.
- 2 HS viết bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
Ví dụ:
	(1) Cô nương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xõa ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng với ánh nhìm ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà , đều tăm tắp.
	(2) Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú. Đôi mắt Tuấn sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người gnay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết đoạn văn nếu chưa đạt và xem lại hình thức trình bày một lá đơn.
- Em thấy kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn?.
Bài tập 3.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Hướng dẫn.
- Yêu cầu học sinh làm bài.s
- Gọi học sinh làm bài vào bảng phụ, dán bài, nhận xét, sửa bài cho học sinh.
- Gọi học sinh dưới lớp đọc bài của mình. Nhận xét cho điểm.
3, Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về hoàn thành bài tạp.
Chính tả: ( Nghe viết )
Chuỗi Ngọc lam
I. Mục tiêu
- Nghe - viết chính xác, đẹp một đoạn văn từ Pi-e ngạc nhiên ... cô bé mỉm cười rạng rỡ chạy vụt đi trong bài Chuỗi ngọc lam
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu tr/ch hoặc vần ao/au
II. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x hoặc vần uôt/uôc
- Yêu cầu HS nhận xét từ bạn viết trên bảng
- Nhận xét chữ viết của HS
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
GV nêu: Tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe viết một đoạn trong bài chuỗi ngọc lam và bài tập chính tả phân biệt âm đầu trích hoặc vần ao/au
2.2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần viết.
- Hỏi: Nội dung đoạn văn là gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- 3 HS lên bảng tìm các từ, HS dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét
- HS nghe và xác định nhiệm vị của tiết học.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng
- HS: đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan. Chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc nên chú đã gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
- HS nêu các từ khó. Ví dụ: ngạc nhiên, Nô-en, Pi-e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi, lúi húi, rạng rỡ....
Bài 2 a)
GV tổ chức cho HS "thi tiếp sức tìm từ". Cách tổ chức như đã giới thiệu ở tiết chính tả tuần 12
Tranh
Chanh
tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, tranh việc....
quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đào,......
Trưng
Chưng
trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu....
bánh chưng, chưng cất, chưng mắm, chưng hửng
Trung
Chúng
trúng đích, trúng đạn, trúng tim, trúng tủ, trúng tuyển, trúng cử....
chúng bạn, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, công chúng, dân chúng....
Trèo
Chèo
leo trèo, trèo cây, trèo cao ngã đau....
vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo thuyền, chèo chống...
Bài 3
a) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-.Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS đọc nhận xét bài tập bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng
Lời giải
- Lần lượt điền : trọng, trước, trường, chỗ, trả
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì làm vào vở hoặc vở bài tập.
- HS nêu ý kiến bạn làm đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Theo dõi GV chữa bài và sửa lại bài của mình nếu sai.
 - HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_1_den_tuan_10.doc