Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Phước Nguyên

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Phước Nguyên

MÙA THẢO QUẢ

(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)

I- MỤC TIÊU :

-Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hỡnh ảnh, màu sắc, mựi vị của rừng thảo quả.

-Hiểu ND : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).

HS K, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Qủa thảo quả hoặc ảnh về rừng thảo quả (nếu có)

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1: -Kiểm tra bài cũ

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc- HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phân của bài văn. Bài có thể chia thành ba phần:

+ Phần 1 gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến nếp khăn

+Phần 2 gồm đoạn 2: từ Thảo quả đến không gian.

+Phần 3 gồm các đoạn còn lại

-GV giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh hoạ rừng thảo quả (SGK )

 -GVsửa lỗi về phát âm, giọng cho từng em; giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải sau bài (thảo quả, Đảo Khao, Chin San, sầm uất,tầng rừng thấp.)

- HS luyện đọc theo cặp: một, hai em đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi ở những câu ngắn (Gió thơm. Cây cỏ thơm . Đất trời thơm); nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả (ngọt lựng, thơm nồng , đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa quả, chứa nắng, )

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12 - Nguyễn Phước Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 12 Ngày.thỏng.năm 2010
Tập đọc
Mùa thảo quả 
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu : 
-Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hỡnh ảnh, màu sắc, mựi vị của rừng thảo quả. 
-Hiểu ND : Vẻ đẹp và sự sinh sụi của rừng thảo quả. (Trả lời được c.hỏi trong SGK).
HS K, giỏi nờu được tỏc dụng của cỏch dựng từ, đặt cõu để miờu tả sự vật sinh động.
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Qủa thảo quả hoặc ảnh về rừng thảo quả (nếu có)
 iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: -Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc- HS đọc cá nhân, đọc tiếp nối từng phân của bài văn. Bài có thể chia thành ba phần: 
+ Phần 1 gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến nếp khăn
+Phần 2 gồm đoạn 2: từ Thảo quả đến không gian.
+Phần 3 gồm các đoạn còn lại
-GV giới thiệu quả thảo quả, ảnh minh hoạ rừng thảo quả (SGK )
 -GVsửa lỗi về phát âm, giọng cho từng em; giúp các em hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải sau bài (thảo quả, Đảo Khao, Chin San, sầm uất,tầng rừng thấp.)
- HS luyện đọc theo cặp: một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi ở những câu ngắn (Gió thơm. Cây cỏ thơm . Đất trời thơm); nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn, hương thơm ngất ngây, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả (ngọt lựng, thơm nồng , đậm, ủ ấp, chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa quả, chứa nắng,)
b) Tìm hiểu bài
-HS đọc lướt bài văn và cho biết :
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
- Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
- Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
_HS nêu ND , ý nghĩa bài văn .
c). Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - GV mời 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc lại bài v ăn. GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể hiện diễn cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 2a).
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn của bài văn. Chọn đoạn 2 (từ Gió tây lướt thướt đến từng nếp áo, nếp khăn). Chú ý nhấn mạnh từ ngữ : lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò - GV mời 1-2 HS nhắc lại nội dung bài văn. -GV nhận xét tiết học 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
chính tả 
Nghe-viết : Mựa thảo quả
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I- Mục tiêu :
-Viết đỳng bài chớnh tả, trỡnh bày đỳng hỡnh thức bài văn xuụi.
-Làm được BT2a/b hoặc BT3a/b hoặc BT chớnh tả phương ngữ do GV soạn 
II - đồ dùng dạy – học
-Vở BT .
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: - kiểm tra bài cũ 
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu BT3a tiết chính tả tuần 11.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS nghe – viết 
- Một HS đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo quả cần viết chính tả. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nói nội dung đoạn văn: tả quá trình thảo quả này hoa, kết trái, và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai. (VD: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng)
- GV đọc cho HS viết bài chính tả: chấm chữa một số bài; nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
 Bài tập 2 - GV chọn làm BT2a
Bài tập 3 - GV cho HS làm BT3a
- Với BT3a, GV hướng dẫn HS nhận xét, nêu kết quả.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết ở lớp để không viết sai chính tả
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường 
 (Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I- Mục tiêu :
-Hiểu được một số từ ngữ về MT theo y/c của BT1. 
-Biết ghộp tiếng “bảo” ( gốc Hỏn) với nhyững tiếng tớch hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tỡm từ đồng nghĩa với từ đó cho theo y/c BT3
HS khỏ, giỏi nờu được nghĩa của những từ ghộp ở BT2
II - đồ dùng dạy – học
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: - kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 - HS đọc YC bài tập.
 - Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu của Bt.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS ghép tiếng bảo với mỗi tiếng đã cho để tạo thành từ phức. Sau đó sử dụng từ điển trao đổi với nhau để tìm hiểu nghĩa của các từ đó (trình bày miệng)
- Đại diện các nhóm trình bày. GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3
-HS đọc YC bài tập.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
- HS phát biểu ý kiến. GV phân tích ý kiến đúng: chọn từ giữ gìn(gìn giữ) thay thế cho từ bảo vệ.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 	GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ đã học trong bài.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu: 
-Kể lai được cõu chuyện dó nghe, đó đọc cú Nd bảo vệ MT; lời kể rừ ràng, ngắn gọn.
-Biết trao đổi về ý nghió của cõu chuyện đó kể; biết nghe và nhận xột lời kể của bạn
II - đồ dùng dạy – học
Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường (GV và HS sưu tầm)
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 -kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài. GV gạch dưới cụm từ vảo vệ môi trường trong đề bài.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. Một HS đọc thành tiếng đoạn văn trong BT1 (tiết LTVC tr. 115) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường.
- GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết KC. Yêu cầu một số HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể. Đó là truyện gì? Em đọc truyện ấy trong sách nào, báo nào? hoặc em nghe truyện ấy ở đâu?
- HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. 
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- HS thi KC trước lớp; đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV viết lên bảng tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện của mỗi em.
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung mỗi câu chuyện; cách kể chuyện; khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay.
-Dặn HS đọc trước nội dung bài Kể chuyện dược chứng kiến hoặc tham gia (tuần 13); nhớ – kể lại được một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường em đã thấy; một việc tốt em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày.thỏng.năm 2010
Tập đọc
Hành trình của bầy ong
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đỳng những cõu thơ lục bỏt.
-Hiểu những phẩm chất đỏng quý của bầy ong : Cần cự làm việc để gúp ớch cho đời. (Trả lời được c.hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài).
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGKvà ảnh những con ong HS sưu tầm được.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Một hoặc hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài thơ.
- Từng tốp 4 HS đọc tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. GV kết hợp nhận xét và sửa lỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho HS; giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ đã được chú giải (đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men); giải nghĩa thêm từ hành trình (chuyến đi xa và lâu, nhiều gian khổ, vất vả,..); thăm thắm(nơi rừng rất sâu, ít người đến được); bập bùng (từ gợi tả màu hoa chuối rừng đỏ như ngọn lửa cháy sáng); giúp HS hiểu đúng hai câu thơ đặt trong ngoặc đơn (ở khổ 3): ý giả thiết, đề cao, ca ngợi bầy ong – cái gì cũng dám làm và làm được kể cả lên tận trời cao hút nhuỵ hoa để làm mật thơm.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của bầy ong; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (đẫm, trọn đời, rong ruổi, giữ hộ, tàn phai,..) 
 b) Tìm hiểu bài
- Câu hỏi 1: Một HS đọc thành tiếng câu hỏi 1. Cả lớp đọc thầm khổ thơ đầu, suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
Câu hỏi 2. HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2-3, suy nghĩ, trả lời từng ý của câu hỏi:
- Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
- Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
Câu hỏi 3. HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thành tiếng khổ thơ 3, trao đổi, trả lời câu hỏi: Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nước đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
Câu hỏi 4. GV nêu câu hỏi. Cả lớp đọc thầm khổ thơ 4, suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Qua hai dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
-HS nêu ý nghĩa của bài thơ. (Bài thơ ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời: nối các mùa hoa, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai.)
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL 2 khổ thơ cuối bài.
- HS nhẩm đọc thuộc 2 khổ thơ cuối; thi đọc thuộc lòng
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về nhà HTL cả bài thơ.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày.thỏng.năm 2010
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả người
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
-Nắm được cấu tạo 3 phần ( MB,TB,KB ) của bài văn tả người ( ND ghi nhớ)
-Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thõn trong gia đỡnh.
II - đồ dùng dạy – học
- Vở BT.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2. Phần Nhận xét 
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng: mời 1 HS giỏi đọc bài văn. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn.
- HS trao đổi theo cặp, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
Câu 1. Xác định phần mở bài
(từ đầu đến Đẹp quá!: giới thiệu người định tả - Hạng A Cháng – bằng cách đưa ra lời khen của các cụ gìa trong làng về thân hình khoẻ, đẹp của A Cháng)
Câu 2. Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật?
(ngực nở vòng cung: da đỏ như lim; bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ; vóc cao, vai rộng; người đứng như cái cột đá trời trồng: khi đeo cày, trông hùng dũng như mộtchàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận)
Câu 3. Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
(Người lao động rất khoẻ, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc)
Câu 4- Phần kết bài (Câu văn cuối bài- Sức lực tràn trề chân núi Tơ Bo)
 (Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng)
Câu 5. Từ bài văn, HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người?. 
(xem nội dung phần Ghi nhớ)
Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ - HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 4. Phần Luyện Tập 
 - GV nêu yêu cầu của bài luyện tập dàn ý chi tiêt cho bài văn tả một người trong gia đình; nhắc HS chú ý:
+ Khi lập dàn ý, em cần bám sát cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả người.
+ Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc – những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình,m hoạt động của người đó.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò - Một số HS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
-GV nhận xét tiết học. 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu: 
-Tỡm được quan hệ từ và biết chỳng biểu thị quan hệ gỡ trong cõu( BT1,2).
-Tỡm được quan hệ từ thớch hợp theo y/c của BT3; biết đặt cõu với quan hệ từ đó cho ( BT4)
HS khỏ, giỏi đặt được 3 cõ với 3 quan hệ từ nờu ở BT4
II - đồ dùng dạy – học
- Hai, ba tờ phiếu khổ to viết đoạn văn ở BT1.
- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 câu văn, đoạn văn ở BT3 – mỗi phiếu 1 câu (có thể thay các ô trống bằng dấu ba chấm)
- Giấy khổ to và băng dính để các nhóm thi đặt câu theo BT4.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1- HS đọc nội dung BT1, tìm các quan hệ từ trong đoạn trích, suy nghĩ xem mỗi QHT nỗi những từ ngữ nào trong câu.
- HS phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng lớp 2-3 tờ phiếu viết đoạn văn; mời 2-3 HS làm bài – các em gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó.
Bài tập 2- HS đọc nội dung BT2, trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời lần lượt từng câu hỏi
Bài tập 3- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập
.- HS điền quan hệ từ vào ô trống thích hợp trong VBT hoặc viết quan hệ từ thích hợp kèm theo kí hiệu của câu (a, b, c, d).
Bài tập 4 -HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng) theo nhóm. 
Hoạt động 3.Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học(nêu ưu điểm, hạn chế của llớp qua tiết luyện tập). Dặn HS về nhà xem lại BT3,4.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Ngày.thỏng.năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
-Nhận biết được những chi tiết tiờu biểu, và đặc sắc về ngoại hỡnh, hoạt động của nhõn vật qua 2 bài văn mẫu trong SGK 
II - đồ dùng dạy – học
- Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một 
iii- các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1 -kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1- HS đọc bài Bà tôi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,). 
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2 Cách tổ chức, thực hiện tương tự BT1: HS trao đổi, tìm những chi tiêt tả người thợ rèn đang làm việc. HS phát biểu ý kiến.
 GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Người đọc bị cuốn hút vì cách tả tò mò về một hoạt động mà mình chưa biết, say mê theo dõi quá trình người thợ khuất phục con cá lửa. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả người đã biết nghề rèn.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV mời 1 HS nói tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả; chốt lại: chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng.
- Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp (cô giáo, thầy giáo, chú cong an, người hàng xóm,) để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV tuần 13 – Luyện tập tả người (tả ngoại hình).
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_12_nguyen_phuoc_nguyen.doc