Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

2/Bài mới: Giới thiệu bài: (1’)

Giới thiệu tranh chủ điểm

HĐ1.Luyện đọc : (12’)

- Cho HS đọc nối tiếp

- Luyện đọc từ khó, câu khó

- Hướng dẫn đọc phân biệt giọng nhân vật

HĐ2.Tìm hiểu bài: (10’)

-Truyện có mấy nhân vật?

-Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

Giảng: Nô- en.

- Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?

Giảng : lúi húi.

- Chị của cô bé gặp chú Pi- e để làm gì?

- Vì sao chú Pi- e nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?

Giảng: Giáo đường.

- Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện? ( khá, giỏi )

HĐ3.Luyện đọc diễn cảm: ( 7’)

3/ Củng cố, dặn dò: (3’)

-Nội dung câu chuyện ca ngợi điều gì?

- Liên hệ : Phải biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

- Bài sau : Hạt gạo làng ta

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 	 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
TẬP ĐỌC CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu: 
 - Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện cách từng nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 )
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc, tranh SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: ( 5’ )Gọi HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi.
2/Bài mới: Giới thiệu bài: (1’)
Giới thiệu tranh chủ điểm
HĐ1.Luyện đọc : (12’)
- Cho HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó, câu khó
- Hướng dẫn đọc phân biệt giọng nhân vật
HĐ2.Tìm hiểu bài: (10’)
-Truyện có mấy nhân vật?
-Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
Giảng: Nô- en.
- Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
Giảng : lúi húi.
- Chị của cô bé gặp chú Pi- e để làm gì?
- Vì sao chú Pi- e nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
Giảng: Giáo đường.
- Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện? ( khá, giỏi )
HĐ3.Luyện đọc diễn cảm: ( 7’)
3/ Củng cố, dặn dò: (3’)
-Nội dung câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Liên hệ : Phải biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
- Bài sau : Hạt gạo làng ta
2 HS trả lời
- 1HS khá đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp
- Pi-e, Gioan, chuỗi ngọc,... 
- HS luyện đọc nhóm
- HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp
- Có 3 nhân vật.
- Mua chuỗi ngọc tặng chị.
- Đổ hết tiền trong con lợn đất ra đếm...
- Hỏi chuỗi ngọc có phải thật không? bán với giá bao nhiêu?
- Vì không muốn cô chị trả lại chuỗi ngọc
- Mỗi người trong câu chuyện đều sống đẹp. Đẹp nhất là chú Pi- e, người biết thông cảm sẻ chia, thể hiện cao nhất lòng nhân hậu.
- Đọc phân vai 4 giọng đọc
- Luyện đọc phân vai trong nhóm 4.
- Thi đọc trước lớp. 
- HS trả lời
CHÍNH TẢ CHUỖI NGỌC LAM
 I Mục tiêu: 
 - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT (2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 Phiếu học nhóm, pho to bài tập 3.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Bài cũ: (3’)
2/Bài mới: Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
HĐ1:Hướng dẫn hs viết chính tả: (8ph)
- GV đọc đoạn chính tả.
- Nội dung đoạn đối thoại giữa chú Pi-e và Gioan cho em biết điều gì?
- Luyện viết từ khó: 
- Nhắc HS cách trình bày câu đối thoại.
* HS viết chính tả (15ph)
- GV đọc cho HS viết.
- GV chấm một số bài
HĐ2: Luyện tập: (7’)
Bài 2: b
- Cho HS thảo luận trong nhóm để tìm ra những từ ngữ chứa các tiếng
- Tổ chức trò chơi tiếp sức ghi các cặp từ tìm được. Nhận xét, chọn đội thắng cuộc.
Bài 3: .
- GV dán lên bảng phiếu học tập ghi bài tập 3.
- Nhận xét và sửa bài. Cho HS đọc lại đoạn văn đã điền.
- GV cho HS liên hệ về mẩu tin.
3/ Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà tìm các từ ngữ bắt đầu bằng ch hoặc tr.
HS viết bảng con: sương giá xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu.
- Chú Pi-e gỡ giấy ghi giá tiền chuỗi ngọc để cho Gioan vui mua được chuỗi ngọc lam.
- trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ ,Gioan, Pi -e, 
Nô-en, mỉm cười
- HS viết chính tả
- Đổi vở chấm chéo
- HS đọc bài tập
- HS thảo luận trong nhóm để tìm ra những từ ngữ chứa các tiếng : báo / báu; cao / cau; lao / lau; mào / màu
- 2 dãy thi tiếp sức 
- HS đọc thầm đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi. 
- Cho HS thi làm nhanh. 
(hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng,
tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại)
- ...bảo vệ môi trường, không xả rác,... 
 Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2012 (Học vào sáng thứ tư )
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
 I. Mục tiêu: Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học ( BT2 ); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 ( a, b, c ).
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: (4’)
HS đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
 Bài 1: (7’)Đề bài yêu cầu làm gì?
- Gạch chân các danh từ riêng và danh từ chung có trong đoạn văn trong SGK.
- Thế nào là danh từ riêng?
- Khi viết danh từ riêng, em phải viết như thế nào?
 Bài 2: (6’)
-Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết ntn?
-Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài phải viết ntn?
-Những tên riêng nước ngoài được phiên âm Hán Việt thì viết hoa ntn? 
Bài 3: (5’) HS đọc thầm lại đoạn và tìm đại từ.
Bài 4: ( 12’) ( khá, giỏi làm toàn bài )
- GV yêu cầu HS tìm các câu có chủ ngữ chỉ người.
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Giao bảng phụ cho HS để chia các câu có chủ ngữ chỉ người vào các kiểu câu yêu cầu
3/ Củng cố, dặn dò : (3’)
- Liên hệ : Chú ý viết hoa danh từ riêng
- Nhận xét tiết học
- Bài Sau : Ôn tập về từ loại
2,3 HS đặt câu.
- Tìm danh từ riêng, 3danh từ chung
- HS thảo luận nhóm đôi
- Danh từ riêng: Nguyên
- Danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, má, mặt, phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm.
- DT riêng là từ chỉ tên người ,tên địa lí.
- Danh từ riêng phải viết hoa.
-Phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng của danh từ riêng.
-Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạcg nối
-Những tên riêng nước ngoài được phiên âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam. 
-Tôi, chúng tôi.
- HS đọc bài tập.
 a)Nguyên (danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
b)Tôi (đại từ) nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má.
Một năm mới(cụm danh từ) bắt đầu.
c)Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé!
d)Chị là chị gái của em nhé.
 Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
(danh từ làm vị ngữ phải đứng sau từ là)
 KỂ CHUYỆN PA-XTƠ VÀ EM BÉ 
 I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: (4’)
Gọi HS kể một việc làm tốt bảo vệ môi trường.
1/ Bài mới: Giới thiệu: (2’)
HĐ1: GV kể câu chuyện: (7’)
- Lần 1: kể chuyện với giọng hồi hộp, nhấn giọng từ ngữ nói về cái chết thê thảm đang đến gần câu bé Giô- dép, nỗi day dứt của Pa- xtơ. 
- Ghi bảng:
- Lần 2 kết hợp kể với tranh.
HĐ2: (20’)Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- GV tổchức HS kể theo nhóm đôi.
- Hướng dẫn kể trước lớp.
- Tổ chức trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện muốn nói điều gì ?
3/ Củng cố, dặn dò : (3’)
- Liên hệ : Trên đất nước ta, nhiều thành phố đã có nhiều con đường mang tên Pa- xtơ. Nhiều người mắc bệnh sẽ được cứu sống,..
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS tập kể ở nhà.
- CB: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
HS kể và nghe, nhận xét.
- HS quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu đề trong SGK.
- Lu-i Pa- xtơ, Giô- dép, vắc- xin, 7-7-1885
- Kể trong nhóm đôi
- Cử đại diện kể trước lớp.
- 2 HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực...
 Chiều thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2012 	
TẬP ĐỌC HẠT GẠO LÀNG TA
 I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. ( Trả lời các câu hỏi SGK, học thuộc lòng 2-3 khổ thơ )
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc,tranh SGK
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: (5’)
2/Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1:.Luyện đọc: (12’)
- Y/C HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ khó
- Hướng dẫn đọc đoạn: Nhấn giọng điệp từ có, đọc vắt dòng các dòng thơ.
- Đọc giọng hơi nhanh, dồn dập ở đoạn 2.
- Đọc giọng tự hào ở khổ cuối.
HĐ2:.Tìm hiểu bài: (10’)
- Hạt gạo được làm nên từ những gì?
Giảng : phù sa..
- Hình ảnh nào nói lên sự vất vả của 
người nông dân?
Giảng: Ngoi, xuống : Hình ảnh đối lập trong đoạn.
-Tuổi nhỏ đã góp công sức gì để làm ra hạt gạo?
Giảng: quang trành quết đất..
-Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
Giảng : Hạt vàng.
HĐ3:Luyện đọc diễn cảm (8’)
4/ Củng cố, dặn dò : (3’)
- Liên hệ : Phải biết giúp đỡ ba mẹ trong công việc hằng ngày để ba mẹ đỡ vất vả. Biết quý trọng hạt gạo,...
- Chuẩn bị bài: Buôn Chư Lênh đón côgiáo.
HS đọc bài Chuỗi ngọc lam và trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK.
- 1HS đọc toàn bài
- 5HS đọc nối tiếp đoạn
- cua ngoi, băng đạn, miệng gầu,quết đất
- HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp
- HS đọc khổ thơ 1
- Hạt gạo có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát ngọt bùi.
- Có bão tháng bảy, mưa tháng ba, mồ hôi, nước nóng như nấu.
- Tát nước, bắt sâu, gánh phân .
- Hạt gạo quý như hạt vàng. 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- Thi đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ ( khá, giỏi cả bài )
TẬP LÀM VĂN LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
 I. Mục tiêu: 
 - HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức, nội dung của biên bản(ND Ghi nhớ )
 - Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản ( BT1, mục III ); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 ( BT2 ).
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi phần chính của biên bản.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Bài cũ: (5’)
GV gọi 2HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
2/Bài mới: 
HĐ1:a/ Phần nhận xét: (10’)
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, - - - GV nhận xét kết luận chung:
( như nội dung SGV trang 281)
b/ Phần ghi nhớ:
HĐ2: Phần luyện tập:(20’)
Bài 1
- Gọi HS trình bày
Bài tập 2: HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1.
3/ Củng cố, dặn dò : (3’)
- Liên hệ: Áp dụng để ghi biên bản cho họp chi đội vào tiết HĐTT.
- GV nhận xét.
- CB: Luyện tập làm biên bản
HS trình bày.
- HS đọc nội dung bài tập 1. 
-Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài tập 2.
a)Ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất... nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết
b)+ Cách mở đầu:
- Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản
-Khác: biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
+ Cách kết thúc:
- Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác: biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn như đơn.
c)Thời gian, địa điểm cuộc họp; thành phần tham dự, chủ tọa, thư kí; nội dung họp; chữ kí của chủ tịch và thư kí.
- 2 hs đọc ghi nhớ.
HS đọc nội dung; HS cả lớp đọc thầm thảo luận nhóm 4 để trả lời 
-Trường hợp cần ghi biên bản là: 
Đại hội chi đội, bàn giao tài sản, xử lí vi phạm giao thông, xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
-Trường hợp không cần ghi: 
Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan, liên hoan văn nghệ.
- Biên bản đại hội chi đội.
- Biên bản bàn giao tài sản.
- Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông 
- Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép
 Thứ năm ngày 22 tháng 11năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
 I. Mục tiêu: 
 - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của 
 BT1.
- Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu 
( BT2 ).
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: (5’)
HS đặt câu có danh từ.
Đặt câu có danh từ riêng ( viết bảng)
2/Bài mới: Giới thiệu:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
3/ Hướng dẫn HS làm bài (30’)
 Bài 1: (10’)Đề bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Tổ chức nhận xét chấm chữa.
Bài 2 (20’)
- GV treo bảng phụ ghi đoạn thơ.
- Yêu cầu HS tìm động từ, tính từ và quan hệ từ có trong đoạn thơ.
- Yêu cầu HS dựa vào đoạn thơ để
viết đoạn văn tả người mẹ đang cấy lúa.
-Tổ chức nhận xét, chấm chữa.
3/Củng cố dặn dò: (3’)
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh nhất.
Giao bảng phụ cho HS tìm nhanh tính từ và động từ có trong đoạn thơ.
- Nhắc lại cách viết hoa danh từ riêng. 
 Nhận xét tiết học
- CB: MRVT: Hạnh phúc
2,3 HS đặt câu.
- Tìm động từ, tính từ, quan hệ từ
- HS nhắc lại kiến thức đã học về ĐT, TT, QHT
- HS thảo luận nhóm đôi 
+ Động từ: trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
+ Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
+ Quan hệ từ: với, qua, ở
- HS đọc bài tập.
- HS đọc khổ 2 của bài thơ Hạt gạo làng ta. 
VD: Trưa tháng 6 nắng như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như có ai nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lênh bềnh trên mặt ruộng. Còn lũ cua nóng không chịu được, ngoi hết lên bờ. Thế mà, giữa trời nắng chang chang, mẹ em lội ruộng cấy lúa. Mẹ đội chiếc nón lá, gương mặt mẹ đỏ lửng. Lưng phơi giữa nắng, mồ hôi mẹ ướt đẫm chiếc áo cánh nâu... Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. 
Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2012
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
 I. Mục tiêu: 
 - Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1: dàn ý 3 phần của 1biên bản. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: (5’)
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
2/ Bài mới: Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
3/ Luyện tập: (30’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK
- Yêu cầu vài HS nêu ý định của mình về nội dung sẽ viết.
- GV cho 2HS viết trên bảng lớp.
- Dùng bài làm trên bảng lớp sửa chữa chung.
- GV chấm bài của 1 số HS khác.
- Nhận xét về kết quả bài làm.
3/ Củng cố dặn dò: (3’)
- Khi viết biên bản cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn : HS nào chưa làm bài đạt yêu cầu, cần bổ sung thêm ở nhà.
- CB: Luyện tập tả người
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đọc gợi ý trong SGK 
- Họp tổ, họp lớp, họp chi đội
- HS làm bài theo nhóm 4
- HS nhận xét và bổ sung
Nhận xét và chữa bài.
-...cần viết câu ngắn gọn, đủ ý , dễ hiểu, không cần phải sử dụng các nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong biên bản vì đây không phải là văn bản nghệ thuật mà là văn bản nhật dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_14_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc