Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Lê Thị Kim Loan

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Lê Thị Kim Loan

TẬP ĐỌC BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Tiết 29)

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. TLCH 1, 2, 3.

 II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: -Tranh minh hoạ trang 114 (SGK)

 -Bảng phụ ghi câu văn,đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 15 - Lê Thị Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO (Tiết 29)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. TLCH 1, 2, 3.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: -Tranh minh hoạ trang 114 (SGK)
 -Bảng phụ ghi câu văn,đoạn văn cần luyện đọc.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY-HỌC
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
A.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS 
 Bài “Hạt gạo làng ta”. 
B.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc
-GV chia bài văn 4 đoạn
-GVsửa lỗi phát âm sai,cách ng/giọng.
-GVđọc mẫu,chú ýcách đọc(giọng k/c)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Câu 1/ 145
Câu2/ 145
Câu 3/ 145
Câu 4/ 145
-Nêu nội dung chính bài?(GV cho HS thảo luận).
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
-GV tổ chức đọc diễn cảm đoạn 3.
-GV đọc mẫu.
C.Củng cố-Dặn dò:-GV nhận xét.
-Bài mới: Về ngôi nhà đang xây
-2HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài
- 4 HS đọc nối tiếp (2 lượt).Luyện đọc từ khó, câu văn dài, đọc chú giải
-HS luyện theo cặp
-2 HS đọc t/bài.
-HS theo dõi GV đọc mẫu.
-Cô đến để dạy học.
-Họ đến chật ních ngôi nhà sàn,họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô, già làng trao cho cô con dao...
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ...
-Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
*Nội dung:Người dân TN đối với cô giáo và nguyện vọng mong muốn cho con em của dân tộc mình được h/ hành thoát khỏi mù chữ, đói nghèo lạc hậu.
-4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc và tìm từ ngữ cần nhấn.
-HS luyện đọc nhóm 4.
-3 HS thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp nhận xét, tuyên dương. 
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HẠNH PHÚC (Tiết 29) 
 I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc; tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc. 
II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: *SGK *Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,4.
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động giáo viên
 Họat động học sinh
A. Bài cũ : Ôn tập về từ loại 
B. Bài mới : Giới thiệu bài
HDHS làm bài tập
*Bài 1: 
B-T cho 3 ý, chọn ra ý đúng nhất.
Bài 2:
 *Cho HS đọc đề
-Thế nào là từ đồng nghĩa?
-Thế nào là từ trái nghĩa?
 +GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 3:Tìm từ ngữ chứa tiếng phúc.
Bài 4:
-Đọc lại và chọn 1 trong 4 ý a,b,c,d
-GV giảng thêm để HS rõ
 C.Củng cố-Dặn dò:
-Bài sau:Tổng kết vốn từ
- 2 HS thực hiện bảng làm BT.
- Lớp nộp VBT và nhận xét.
- HS đọc đề bài 1
-HS giải nghĩa được từ hạnh phúc(ý b)
-HS làm bài và trình bày.
+ HS tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
+ HS làm bài và trình bày.
- HS tìm được những từ ngữ chứa tiếng phúc và nêu được nghĩa của các từ đó.
+ HS chọn theo ý cá nhân sau đó thống nhất chung.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TẢ BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu : 
- Nghe viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT (2) và BT (3) hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
 SGK + Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :
* Cho HS làm lại bài tập 2a, 2b vào BC
B. Bài mới
* Trong tiết học này các em sẽ viết một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
*HĐ 1: HD viết chính tả
* GV đọc bài chính tả SGK. Gọi HS đọc lại.
- HDHS viết từ khó. 
*Nhắc HS tư thế ngồi viết. 
- GV đọc cho HS viết. 
- Đọc lại để HS soát lỗi.
*Chấm bài trên bảng.
- Nhận xét chung về ưu, khuyết điểm.
 -Chấm 10 bài.
* HĐ 2: HD làm bài tập
a/ Cho HS đọc yêu cầu của BT2. 
- Cho HS làm bài vào vở và đọc kết quả. 
- GV sửa bài. 
b/ Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 * GV nhận xét chữa bài.
C.Củng cố, dặn dò:
- Xem bài sau Về ngôi nhà đang xây
*Cả lớp làm BC
- HS mở vở theo dõi.
- 1hs đọc cả bài.
-HS nêu nội dung đoạn viết
- Viết BC: Buôn Chư Lênh, Y Hoa.
- Viết vào vở - tự soát lỗi.
- Đổi vở - soát lỗi.
- Nộp vở.
- HS đọc yêu cầu của BT2
- Làm vào vở, nêu kết quả. 
-HS tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở âm đầu ch-tr. 
Vd : trao đổi – chao liệng 
-Đọc BT3 
- Điền tiếng có thanh hỏi, thanh ngã vào chỗ trống cho thích hợp. Vd : tổng kết 
 -HS làm bài vào vở.
- Nghe sửa bài.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Luyện tiếng việt: MRVT : HẠNH PHÚC
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc; tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc. 
II/Chuẩn bị: 
II.Các hoạt động:
A. Bài tập:
*Bài 1 Giải nghĩa từ hạnh phúc
Hạnh phúc là: 
*Bài 2: Tìm từ 
a/ Đồng nghĩa với từ hạnh phúc: ..
b/ Trái nghĩa với từ hạnh phúc :.
*Bài 3: Viết đoạn văn 5-7 nói về một gia đình sống hòa thuận, đầm ấm bên nhau.
III.Chấm chữa bài, nhận xét
-Chấm 5-7 em, nhận xét, tuyên dương.
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY (Tiết 30)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. TLCH 1, 2, 3.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: -Tranh minh hoạ trang 149 (SGK)
 -Bảng phụ ghi câu văn,đoạn văn cần luyện đọc.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY-HỌC
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
A.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS 
 Bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”
B.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc
-GV chia bài văn 3 đoạn
-GVsửa lỗi phát âm sai,cách ngắtgiọng 
-GVđọc mẫu,chú ý cách đọc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Câu 1/ 149
Câu 2/ 149
Câu 3/ 149
Câu 4/ 149
-Bài thơ cho em biết điều gì?(GV cho HS thảo luận).
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
-GV tổ chức đọc diễn cảm khổ thơ 1,2
-GV nhận xét ,cho điểm từng HS.
C.Củng cố-Dặn dò:
-Bài mới: Thầy thuốc như mẹ hiền
-2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Cả lớp nhận xét.
-3 HS đọc nối tiếp (3 lượt).
- Luyện đọc từ khó, câu văn dài, đọc chú giải
-HS luyện theo cặp
-2 HS đọc t/bài.
-HS theo dõi GV đọc mẫu.
-...với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề, đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
-Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên như 1 mầm cây.Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch...
-Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa.Nằng đứng ngủ..
-Đất nước ta trên đà phát triển;là 1 công trình xây dựng lớn....
*Nội dung : Vẻ đẹp của ngôi nhà đang xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang
đổi mới từng ngày.
-3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nhóm 4
-3 HS thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động ) 
I/ MỤC TIÊU :
 - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn.
- Viết được đoạn văn tả hoạt động của một người.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: 
 - Bảng phụ + dàn ý đã làm từ tiết TLV trước.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới : Giới thiệu bài
BT1:Xác định các đoạn nội dung chính từng đoạn
*Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
-HD HS phân tích đề.
- Giao việc :
- GV chấm, nhận xét, chốt ý.
BT2:Viết đoạn văn tả người hoạt động mà em thích
-Cho HS phân tích đề.
- GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn đúng chủ đề, hay.
C. Củng cố-Dặn dò :-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn tả hoạt động của người mà em yêu mến.
-Bài sau: Luyện tập tả người (Tiếp theo)
- HS đọc lại biên bản đã tập ghi ở tuần14 
- HS làm bài cá nhân.
-Xác định được các doạn của bài văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn tả bác Tâm vá đường.
-Tìm câu mở đoạn của mỗi đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Ghi lại những chi tiết tả bác Tâm trong bài văn.
: Viết đoạn văn tả người hoạt động mà em thích có dùng những hình ảnh so sánh và những từ ngữ giàu cảm xúc.
- HS làm bài 
- HS đọc lại đoạn văn đã viết.
- Lớp nhận xét.
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỔNG KẾT VỐN TỪ (Tiết 30) 
 I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết:
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 ( chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e ).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo YC BT4.
II/ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: *HS: SGK *GV: Bảng phụ.
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới : Giới thiệu bài
 *HD làm bài tập 
 Bài 1:
 - GV nhận xét, chốt ý
 Bài 2: 
 *GV gọi HS đọc đề 2.
 Bài 3: 
 *GV gọi HS đọc đề 3.
 Bài 4:
*GV gọi HS đọc đề 4.
 - GV nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố-Dặn dò: 
 *Nhận xét tiết học. 
 - Bài sau : Tổng kết vốn từ (Tiếp theo) 
*2 HS thực hiện bảng, cả lớp nhận xét.
-Củng cố các từ ngữ chỉ người, nghề nghiệp, các dân tộc anh em
-Đại diện nhóm trình bày.
Những thành ngữ,ca dao,tục ngữ nói về gia đình, thầy cô, bạn bè, và hiểu nghĩa của chúng. 
-HS nêu ý nghĩa của các thành ngữ,
Từ ngữ miêu tả ngoại hình của một người
-HS tìm được những từ ngữ miêu tả ngoại hình của một người.
HS viết được đoạn văn tả hình dáng một người
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động)
 I/ MỤC TIÊU :
 1/ Biết lập dàn ý cho một bài văn tả một em bé ở tuổi tập đi, tập nói - một dàn ý riêng của mỗi HS.
 2/ Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành 1đoạn văn tả hoạt động của em bé.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Giấy khổ to + tranh ảnh em bé.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :- Kiểm tra vở 15 HS.
- Kiểm tra những ghi chép của HS về việc quan sát em bé.
B. Bài mới : Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Lập dàn bài cho bài văn tả hoạt động một em bé
 *Bài 1: - Cho HS đọc toàn văn của BT1
- GV nhắc lại yêu cầu, lưu ý.
- GV cho HS quan sát tranh.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn tả hoạt động của em bé (Bạn nhỏ)
*Bài 2
- -Cho HS phân tích đề.
- Yêu cầu HS làm, đọc đoạn văn.
- GV nhận xét. 
C. Củng cố-Dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
-Bài mới: Tả người (Kiểm tra viết)
-HS nộp vở.
-HS trình bày trước mặt.
-HS theo dõi GV nhận xét.
HS lập dàn bài cho bài văn tả hoạt động một em bé, đúng hay
Đọc cho cả lớp nghe
HS viết được đoạn văn tả hoạt động của em bé (Bạn nhỏ)
- Đọc
- Lớp nhận xét.
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Luyện tiếng việt Luyện tập tả người (tả hoạt động)
I.Mục tiêu: Giúp HS 
-Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả hoạt động của người.
II.Các hoạt động:
1. HĐ 1: Ôn tập ghi nhớ
- 3 HS nhắc lại: 
1. Nêu cấu tạo bài văn tả người ?
2. GV đọc bài văn mẫu tả người. YC HS 
 - Trong bài văn kết hợp tả hoạt động của ai ? Người đó làm những việc gì và như thế nào ?
2. HĐ 2: Làm BT
+Đề bài: Hãy viết 1 đoạn văn tả hoạt động của em bé.
3. HĐ 3: Chấm chữa bài, nhận xét
+5-7 HS trình bày bài viết. 
+Nhận xét, đọc và tuyên dương những bài viết hay và nổi bật.
+Chấm 8-10 bài. Nhận xét, tuyên dương.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì lợi ích của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng lớp viết đề bài.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể lại một đoạn trong câu chuyện Pa- xtơ và em bé. Nêu ý nghĩa.
 2. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi bảng. 
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học
b/Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
- Đọc, nêu yêu cầu đề bài.
- GV gạch chân các từ chốt.
- Đọc các gợi ý trong SGK.
- HS nói tiếp nêu tên các câu chuyện định kể.
- Gọi 1 HS kể mẫu.
- HS chuẩn bị dàn ý.
c/ Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- HS kể trong nhóm đôi.
- Cử HS kể chuyện trước lớp.
- Cùng trao đổi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò;
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Để xây dựng cuộc sống mới chúng ta phải làm gì? 
- Sau hơn 30 năm giải phóng, đất nước ta đã phát triển như thế nào? 
- Nhận xét tiết học.
- Tập kể chuyện cho người thân nghe, 
- Chuẩn bị chuyện kể của tiết sau.
- HS kể.
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Nội dung: góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét theo các tiêu chí
- Chọn HS kể hay nhất.
- Để xây dựng cuộc sống mới chúng ta phải ra sức học tập, lao động chống lại đói nghèo lạc hậu. Sau hơn 30 năm giải phóng, đất nước ta 
- Sau hơn 30 năm giải phóng, đất nước ta đã phát triển mạnh, hội nhập với kinh tế thế giới, xây dựng 1 đất nước giàu mạnh, tiến bộ, văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_15_le_thi_kim_loan.doc