Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Phước Nguyên

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Phước Nguyên

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.

- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch – giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả

- GV viết lên bảng các từ phắc –tuya, Sa-xơ-lu Lô -ba, Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc.

chia đoạn trích thành các đoạn như sau:

 + đoạn 1 (từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?),

 + đoạn 2 (từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa),

 + đoạn 3 (phần còn lại).

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch

- HS luyện đọc theo cặp

- Một, hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 19 - Nguyễn Phước Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 19	 Ngày..tháng.năm
Tập đọc
Người công dân số một
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu:
-Biết đọc đỳng ngữ điệu văn bản kịch, phõn biệt được lời tỏc giả với lời nhõn vật ( Anh Thành, anh Lờ ).
-Hiểu được tõm trạng day dứt, trăn trở tỡm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được c.hỏi 1,2 và cõu hỏi 3 ( Khụng cần giải thớch lý do )
II - đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch – giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả 
- GV viết lên bảng các từ phắc –tuya, Sa-xơ-lu Lô -ba, Phú Lãng Sa để cả lớp luyện đọc.
chia đoạn trích thành các đoạn như sau: 
 + đoạn 1 (từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?),
 + đoạn 2 (từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa),
 + đoạn 3 (phần còn lại).
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
b) Tìm hiểu bài
- HS nêu ND ,ý nghĩa đoạn trích .
c). Đọc diễn cảm
- GV mời 3 HS đọc đoạn kịch theo hai cách phân vai: anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện (người dẫn chuyện đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí). GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật (theo gợi ý ở mục 2a).
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1-2 đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai. đọc: từ đầu đến “anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” Nhắc HS: đọc thể hiện đúng tâm trạng từng nhân vật. 
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV hỏi HS về ý nghĩ của trích đoạn kịch.
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc đoạn kịch; chuẩn bị dựng lại hoạt cảnh trên; đọc trước màn 2 của vở kịch Người công dân số Một.
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Chính tả
Nghe – viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I- Mục tiêu: 
-Viết đỳng bài chớnh tả, trỡnh bày đỳng hỡnh thức bài văn xuụi.
-Làm được BT2, BT3a/b, hoặc BT CT phương ngữ do Gv soạn.
II - đồ dùng dạy – học
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực- đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì?(HS phát biểu, GV nhấn mạnh Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh, ông đã có một câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở: “ Bao giờ ngườiTây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”)
- HS đọc thầm lại đoạn văn. GV nhắc các em chú ý những tên riêng cần viết hoa (Nguyễn Trung Trực, Vàm Cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây).
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lượt. GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lỗi.
- GV chấm chữ từ 7 đến 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK tự sửa lại những chữ viết sai bên lề trang vở.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2- GV nêu yêu cầu của BT2, nhắc HS ghi nhớ:
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, tự làm bài hoặc trao đổi theo cặp.
- GV chia lớp thành 4-5 nhóm, các nhóm thi tiếp sức. 
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm. 
Bài tập (3)- GV cho HS lớp mình làm BT3a
- Cách tổ chức tiếp theo tương tự BT2.
- Hai, ba HS đọc lại mẩu chuyện vui và câu đố sau khi đã điền chữ hoàn chỉnh.’
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
 Ngày..tháng.năm
 Luyện từ và câu
Câu ghép
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I- Mục tiêu :
-Nắm được sơ lược khỏi niệm : Cõu ghộp là do nhiều vế caau ghộp lại ; mỗi vế cõu ghộp thường cú cấu tạo giồng cõu đơn và thể hiện một ý cú quan hệ chặt che với ý của những vế cõu khỏc (ND ghi nhớ).
-Nhận biết được cõu ghộp, xỏc định được cỏc vế trong cõu ghộp ( BT1, mục III); thờm dược một vế cõu vào chỗ trống để tạo thành cõu ghộp (BT3)
II - đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở mục I để hướng dẫn HS nhận xét.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 2. Phần nhận xét 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng yêu cầu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV.
HS đánh số thứ tự 4 câu trong Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập hai).
HS gạch một gạch chéo (/) ngăn cách CN và VN (hoặc một gạch dưới bộ phận CN, gạch hai gạch dưới bộ phận VN). GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi: Ai?Con gì?Cái gì? (để tìm CN);Làm gì? Thế nào?(để tìm VN)
GV chốt lại: Các em đã hiểu được những đặc điểm cơ bản của câu ghép. 
Vậy câu ghép là câu như thế nào ? ( HS nêu – GV chốt KT như phần ghi nhớ.)
Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ - Một, hai HS xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK).
Hoạt động 4. Phần Luyện tập 
Bài tập 1:- Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT1(Lưu ý HS đọc cả đoạn văn tả biển).
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi theo cặp. GV phát bút dạ và phiếu đã kẻ bảng cho 3-4 HS .-HS khác làm vào VBT
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2HS đọc yêu cầu của BT2, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
 Kể chuyện
chiếc đồng hồ
(Thời gian dự kiến : 35 phỳt)
 I- Mục tiêu 
-Kể được từng đoạn và toàn bộ cõu chuyện dựa vào trnh moinh hoạ SGK; kể đỳng và đầy đủ ND cau chuyện,
-Biết trao đổi về ý nghĩa của cõu chuyện.
II - đồ dùng dạy – học: 	 Tranh SGK .
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu câu chuyện 
Câu chuyện các em được nghe hôm nay là truyện Chiếc đồng hồ. Nhân vật chính trong câu chuyện là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Khi biết nhiều cán bộ chưa yên tâm với công việc được giao, Bác Hồ đã kể chuyện Chiếc đồng hồ để giải thích về trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Các em cùng nghe để biết nội dung câu chuyện.
Hoạt động 2. GV kể chuyện Chiếc đồng hồ 
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS kể chuyện 
Một HS đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ KC.
a) KC theo cặp: Mỗi HS kể1/2 câu chuyện (kể theo 2 tranh). Sau đó mỗi em kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghiã của câu chuyện.
b)Thi KC trước lớp
- Một vài tốp HS, mỗi tốp 2 hoặc 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn câu chuyện theo 4 tranh. (Yêu cầu HS kể được vắn tắt nội dung từng đoạn theo tranh. HS kể tương đối kĩ đoạn với tranh 3- Bác Hồ trò chuyện với các cô chú cán bộ)
- Một, hai HS kể toàn bộ câu chuyện. Mỗi nhóm, cá nhân kể xong, nói điều có thể rút ra từ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
 Ngày..tháng.năm
 Tập đọc
Người công dân số một (Tiếp theo)
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I- Mục tiêu 
-Biết đọc đỳng một văn bản kịch, phõn biệt được lời cỏc nhõn vật, lời tỏc giả.
-Hiểu ND, ý nghĩa : Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tõm đi tỡm đường cứu nước, cứu dõn, tỏc giả ca ngợi lũng yờu nước, tầm nhỡn xa và quýet tõm cứu nước của ngưởi thanh niờn Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được cõu hỏi 1,2 và cõu hỏi 3 ( Khụng y/c giải thớch lớ do).
II - đồ dùng dạy – học: Bảng phụ 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- kiểm tra bài cũ: HS phân vai anh Thành, anh Lê, đọc diễn cảm đoạn kịch ở phần 1; trả lời 1- 2 câu hỏi về nội dung đoạn kịch.
- Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm đoạn kịch - đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời anh Thành hồ hởi, thể hiện tâm trạng phấn chấn vì sắp được lên đường; lời anh Lê thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng cho bạn; lời anh Mai điềm tĩnh, từng trải.
- Cả lớp luyện đọc đồng thanh các từ, cụm từ (đã viết lên bảng): La-tút-sơ Tơ-rê-vin, A-lê hấp.
+ Đoạn 1 (từ đầu đến Lại còn say sóng nữa)- Cuộc trò chuyện giữa anh Thành và anh Lê;
 + Đoạn 2 (phần còn lại) – Anh Thành nói chuyện với anh Mai và anh Lê về chuyến đi của mình.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn ( 2 nhóm đọc )
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
b) Tìm hiểu bài
GV tổ chức cho các nhóm HS đọc, trao đổi về nội dung trích đoạn kich theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến đúng.
- HS nêu ND ,ý nghĩa đoạn trích .
c). Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn kịch tiêu biểu theo cách phân vai. Trình tự hướng dẫn: GV đọc mẫu – Từng tốp 4 HS phân vai luyện đọc – Một vài tốp HS thi đọc diễn cảm đoạn kịch.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
 Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I- Mục tiêu 
-Nhận biết được 2 kiểu MB ( Trực tiếp và giỏn tiếp ) trong bài văn tả người ( BT1)
-Viết được đoạn văn MB theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2
II - đồ dùng dạy – học: - Bảng phụ 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài: GV dùng lời giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1 (HS 1 đọc phần lệnh và đoạn mở bài a (MBa), HS 2 đọc đoạn mở bài b(MBb) và chú giải từ khó). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của hai cách MBa, MBb. GV nhận xét, kết luận:
Bài tập 2 
- Một số HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài, làm bài theo các bước sau:
+ Chọn đề văn để viết đoạn mở bài (trong 4 đề đã cho). Chú ý chọn đề nói về đối tượng mà em yêu thích, em có tình cảm, hiểu biết về người đó.
+ Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. Cụ thể, cần trả lời các câu hỏi:
Người em định tả là ai, tên gì? Em có quan hệ với người ấy thế nào? Em gặp gỡ, quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trongdịp nào? ở đâu? Em kính trọng, yêu quý, ngưỡng mộ. Người ấy thế nào?
+ viết 2 đoạn mở bài cho đề vă đã chọn, GV nhắc HS : cần viết một mở bài theo kiểu trực tiếp, một mở bài theo kiểu gián tiếp.
- Năm, bảy HS nói tên đề bài em chọn.
- HS viết các đoạn mở bài. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn mở bài của mình viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết hay.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết được những đoạn mở bài hay. Yêu cầu những HS viết đoạn mở bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại. 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
 I- Mục tiêu 
- Nắm được cỏch nối cỏc vế cõu ghộp bằng QHT và nối cỏc vế cõu ghộp khụng dựng từ nối ( ND ghi nhớ ).
- Nhận biết được cõu ghộp trong đoạn văn( BT1, mụcIII); viết được đoạn văn theo y/c của BT2
II - đồ dùng dạy – học
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước và làm miệng BT3 (phần Luyện Tập) 
- Giới thiệu bài: GV thuyết trình.
Hoạt động 2. Phần nhận xét 
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép; gạch dưới từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. 
- Mời 4 HS lên bảng, mỗi em phân tích 1 câu. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
Hoạt động 3. Phần ghi nhớ 
- Ba, bốn HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
- Một, hai HS xung phong nhắc lại nội dung Ghi nhớ (không nhìn SGK )
Hoạt động 4. Phần luyện tập 
Bài tập 1
- Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS chú ý: Đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất một câu ghép. Các em hãu viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại.
- GV mời 1-2 HS làm mẫu.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
(Thời gian dự kiến : 40 phỳt)
I- Mục tiêu 
Nhận biết được 2 kiểu KB ( MR và khụng MR ) qua 2 đoạn kết bài trong SGK ( BT1)
-Viết được 2 đoạn KB theo y/c của BT2
II - đồ dùng dạy – học: Bảng phụ 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
 - kiểm tra bài cũ: HS đọc các đoạn mở bài (BT2, tiết TLV trước) đã được viết lại.
- Giới thiệu bài: Thuyết trình.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT1
- HS tiếp nối nhau phát biểu – chỉ ra sự khác nhau của kết bài a (KBa), kếtbài b (KBb). GV nhận xét, kết luận:
Bài 2: Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của bài tập và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết luyện tập tả người (dựng đoạn mở bài), tr.12 (Tả một người thân trong gia đình em; Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ởgần nhà em; Tả một ca sĩ đang biểu diễn; Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích)
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài
- Năm, bảy HS nói tên đề bài mà các chọn
- HS viết các đoạn kết bài. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em đều nói rõ đoạn kết bài của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học. 
@ Rỳt kinh nghiệm - bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***– & —***

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_19_nguyen_phuoc_nguyen.doc