Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Lê Thành Long

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 20 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TUẦN : 20.
	Từ ngày :
	Đến ngày :
Năm học: 2008 - 2009
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Thái sư Trần Thủ Độ
 / / 
03
Chính tả 
Cánh cam lạc mẹ
 / / 
05
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Công dân
 / / 
06
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 / / 
08
Tập đọc 
Nhà tài trợ đặc biệt
 / / 
10
Tập làm văn 
Tả người
 / / 
12
Luyện từ & câu 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
 / / 
13
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
 / / 
16
KÝ DUYỆT
 / / 
18
Phân môn: TẬP ĐỌC.	RA BÌA
Tuần: 20.
Tiết: 39.
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1- Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay giới thiệu với các em tấm gương giữ nghiêm phép nước của thái sư Trần Thủ Độ, một người có công lớn trong việc sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên xâm lược (1258).
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
+Đoạn 1 ( Từ đầu... ông mới tha cho ): câu giới thiệu về Trần Thủ Độ, đọc giọng chậm rãi, rõ ràng. Chuyển giọng hấp dẫn khi kể sự kiện Trần Thủ Độ giải quyết việc một người đựơc Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương.
+Đoạn 2 ( Tiếp... lấy vàng, lụa thưởng cho ): lời Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức ; lời Trần Thủ Độ ôn tồn, điềm đạm.
+Đoạn 3 ( phần còn lại ): lời viên quan tấu với vua tha thiết ; lời vua chân thành, tin cậy ; lời Trần Thủ Độ trầm ngâm, thành thật.
- GV 
.
b)Tìm hiểu bài 
- Có người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
* GV: Cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao.
*Giải nghĩa thêm: chầu vua ( vào triều nghe lệnh vua ) ; chuyên quyền ( nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc ) ; hạ thần ( từ quan lại thời xưa dùng để tự xưng khi nói với vua ) ; tâu xằng ( tân sai sự thật )
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?
- HS đọc từng đoạn trong bài , nêu chú giải các từ theo SGK và trả lời câu hỏi.
- Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt vớ những câu đương khác.
- Không những không trách móc, mà còn thưởng cho vàng. lụa.
- Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho người dám nói thẳng.
- Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện.
3- Củng cố, dặn dò:
- Ý nghĩa câu chuyện?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nươc.
Phân môn: CHÍNH TẢ.	RA BÌA
Tuần: 20.
Tiết: 20.
CÁNH CAM LẠC MẸ
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm được BT (2) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
VBT TV5 tập II, nếu có.
Bút dạ và 4, 5 tờ phiếu khổ to.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1- Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe, viết 
- GV đọc bài Cánh cam lạc mẹ, đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.
- Nêu nội dung bài thơ?
- Đọc cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7- 10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK.
- Đọc thầm bài chính tả 
- Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở, thương yêu của bạn bè.
- Gấp SGK.
- HS viết.
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi 
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai.
3- Hướng dẫn HS làm BT chính tả 
Bài tập 2:
- Hãy nêu tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
- Lời giải:
a) ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận. rồi.
b)đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một.
- Anh chành ích kỉ, không hiểu ra rằng: nếu thuyền chìm thì anh ta cũng rồi đời.
- HS làm bài.
4- Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS tốt .
- Dặn HS ghi nhớ cách viết chính tả những từ ngữ đã luyện tập ở lớp. Kể lại mẩu chuện vui Giữa cơn hoạn nạn cho người thân nghe.
_____________________________________________________
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.	RA BÌA
Tuần: 20.
Tiết: 39.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
VBT TV5 tập II, nếu có.
Từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt.
Bảng lớp viết câu nói của nhân vật Thành ở BT4.
Bài giải BT2 
Công là
Của nhà nươc, của chung
Công là
Không thiên vị
Công là
Thợ khéo tay
Công dân, công cộng, công chúng 
Công bằng, công lí, công minh, công tâm 
Công nhân, công nghiệp
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- DẠY BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài 
Giới thiệu trực tiếp. 
- HS đọc đoạn văn viết hoàn chỉnh ở nhà, chỉ rõ câu ghép được dùng hoàn chỉnh trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
2- Hướng dẫn làm BT 
Bài tập 1 
- Giải thích từ "công dân"?
Bài tập 2 
- Lời giải: ĐDDH 
Bài tập 3 
- Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân 
- Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
- 1 HS đọc yêu cầu BT 
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS có thể sử dụng từ điển.
- Người dân của một nươc, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. 
- HS làm việc theo 6 nhóm.
- Đại diện nhóm làm bài trên phiếu rồi trình bày trước lớp.
- HS làm bài.
Bài tập 4 
- Nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng từng từ đồng nghĩa với nó ( đã nêu ở BT3 ), rồi đọc lại xem câu văn có phù hợp không.
- Lời giải: Trong câu đã nêu không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa. Vì từ công dân có hàm ý người dân một nưoc độc lập, khác với từ nhân dân, dân chúng, dân. Công dân # nô lệ.
- HS đọc yêu cầu BT.
3- Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS tốt.
- Nhắc HS nhớ kiến thức đã học 
- HS lắng nghe. 
Phân môn: KỂ CHUYỆN.	RA BÌA
Tuần: 20.
Tiết: 20.
KỂ CHUYỆN 
ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làmm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Một số sách báo, truyện lớp 5... viết về các tấm gương sống và làm vịêc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Bảng lớp viết đề tài.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- DẠY BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài:
- Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ tự kể những câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
 - HS kể một đoạn của câu chuyện Chiếc đồng hồ.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
2- Hương dẫn HS kể chuyện 
a)Giúp HS hiểu yêu cầu đề bài 
- Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những một tấm gương sống. làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Thế nào là sống văn minh?
- Nêu ý nghĩa từng câu chuyện?
*GV: Việc nêu tên nhân vật trong các bài TĐ đã học chỉ nhằm giúp các em hiểu yêu cầu đề bài.Em nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đọc ngoài chương trình.
b)HS thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- HS đọc đề bài trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ cần lưu ý.
- 3 HS nối nhau đọc các gợi ý 1,2,3.
- HS dựa vào SGK trả lời.
- HS suy nghĩ làm bài và trình bày trước lớp.
VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện Nhân cánh quý hơn tiền bạc. Câu chuyện kể về danh nhân Mạc Đĩnh Chi có tấm lòng trung trực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc.Chuyện này ông tôi đã kể cho tôi nghe tối hôm qua. / Tôi muốn kể câu chuyện đạ đọc được trong tờ báo thiếu nhi. Chuyện kể về một trọng tài bóng đá của trận đấu giữa hai đội bóng làng rất chí công vô tư, trong thời khắc quan trọng đã quyết định thổi còi phạt đội bóng làng mình.
- HS KC theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp.
- HS xung phong KC.
- Cả lớp nhận xét, chọn bạn nào KC hay nhất.
3- Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị nội dung cho tiết KC sau: đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 21.
Phân môn: TẬP ĐỌC.	RA BÌA
Tuần: 20.
Tiết: 40.
NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT
CỦA CÁCH MẠNG
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc diễn cảm ba ... răm tấn thóc.
+ Sau khi hoà bình lập lại ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
- Cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho Cách mạng vì mong mốn đựơc góp sức mình vào sự nghiệp chung.
- Người công dân phải có trách nhiệm voi đất nước. / Người công dân phải biết hi sinh vì Cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. / Người công dân phải biết góp công, góp của vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
3- Củng cố, dặn dò 
- Tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc?
- Nhận xét tiết học. 
- Biểu dương một công dân yêu nươc, một nhà tư sản đã trợ giúp Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài chính
Phân môn: TẬP LÀM VĂN.	RA BÌA
Tuần 20.
Tiết: 39.
TẢ NGƯỜI
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Một số tranh ảnh: Ảnh chụp ca sĩ, nghệ sĩ đang biểu diễn. Tranh minh họa nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, cô bé quàng khăn đỏ... 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1- Giới thiệu bài
- Tiết học này, các em sẽ luyện tập viết một bài văn tả người hoàn chỉnh.
2- Hướng dẫn HS làm bài 
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài:
+ Các em cần suy nghĩ để chọn được một trong ba đề bài đã cho một đề hợp với mình nhất.
+ Nếu chọn tả một ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đó đang biểu diễn. nếu chọn tả một nghệ sĩ hài thì chú ý tài gây cười của nghệ ĩ đó. Nếu chọn tả một nhân vật trong truyện đã đọc thì phải hình dung, tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật ( hình dáng, khuôn mặt... ) khi miêu tả.
+ Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây dựng u, viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
- Một HS đọc 3 đề trong SGK.
- Vài HS nói đề bài mình lựa chọn.
VD: Em sẽ tả ca sĩ Mỹ Tâm đang biểu diễn. / Em sẽ tả nghệ sĩ hài mà em yêu thích. Đó là nghệ sĩ Tấn Beo. / Em chọn đề 3. Em rất thích nhân vật Gu- li- vơ trong truyện Gu- li- vơ ở xứ sở tí hon – truyện ở sách TV4. Em sẽ tưởng tượng và tả lại nhân vật Gu- li- vơ... 
3- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV sau bằng cách đọc trước nội dung tiết TLV Lập chương trình hành động.
_________________________________________________
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.	RA BÌA
Tuần: 20.
Tiết: 40.
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3). 
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
VBT TV5, nếu có.
3,4 tờ giấy khổ to viết các câu ghép tìm được trong đoạn văn BT1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- HS làm lại các BT 2,4 tiết LTVC trước.
B- DẠY BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài: 
 Trong tiết LTVC trước, các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép ; nối bằng từ có tác dụng nối và nối trự ctiếp ( không dùng từ nối ). Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu cách nối thứ nhất – nối các vế câu bằng quan hệ từ. 
2- Phần nhận xét 
Bài tập 1 
- Lời giải: Đoạn trích có 3 câu ghép:
+ Câu 1:..., anh công nhân I- va- nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. 
+ Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi cóquyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
+ Câu 3: Lê- nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I- va- nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
- HS đọc yêu cầu BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tìm câu ghép, viết vào giấy khổ to, trình bày cho cả lớp nghe. 
Bài tập 2 
- Lời giải: 
+Câu 1 có 3 vế câu:..., anh công nhân I- va- nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở, / một người nữa tiến vào.
+Câu 2 có 2 vế câu: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
+Câu 3 có 2 vế câu: Lê- nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I- va- nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
- HS đọc đề bài.
- Làm việc cá nhân: các em dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
Bài tập 3 
- GV gợi ý: Các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: nối bằng từ nối và nối trực tiếp ( bằng dấu câu ). Em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vấ trong mỗi câu được nối với nhau theo cách nào?
- Lời giải: 
+Câu 1: Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I- va- nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở, / một người nữa tiến vào. 
+Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi cóquyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
+Câu 3: Lê- nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I- va- nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
- HS đọc yêu cầu.
- Phát biểu ý kiến.
- Vế 1 và 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì.
- Vế 2 và 3 nối với nhau trực tiếp ( giữa 2 vế có dấu phẩy )
- Vế 1 và 2 nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy... nhưng 
- Vế 1 và 2 nối trực tiếp ( giữa hai vế có dấu phẩy )
3.Phần ghi nhớ 
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
- 2,3 HS nhắc lại, không nhìn sách.
4.Phần luyện tập 
Bài tập 1:
- Lời giải:
Cấu 1 là câu ghép có 2 vế.
Cặp quan hệ từ trong câu là: nếu... thì... 
Bài tập 2:
- Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn là hai câu nào?
- Lời giải:
(Nếu) Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá.
- > Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp. Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ, hiểu đúng.
Bài tập 3:
- Lời giải:
a)Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b)Ông đã nhiều lần can gián nhưng ( hoặc mà ) vua không nghe.
c)Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
- HS làm bài.
- Là hai câu cuối đoạn văn.
- HS làm bài.
- HS làm bài.
5- Củng cố, dặn dò 
- 1 HS nhắc nội dung ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
Phân môn: TẬP LÀM VĂN.	RA BÌA
Tuần: 20.
Tiết: 40.
LẬP CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm).
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
Bút dạ và một số tờ giấy khổ to cho các nhóm lập chương trình hoạt động tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1- Giới thiệu bài
- Các em đã tham gia sinh hoạt tập thể nào?
- GV: Muốn có hoạt động liên quan đến nhiều người đạt được kết quả tốt, các em phải lập chương trình hoạt động nêu rõ mục đích các việc làm, thứ tự công việc ... làm việc không có chương trình thì vừa vất vả vừa không mang lại kết quả cao.
- Cắm trại,liên hoan văn nghệ, kết nạp đội viên, gặp gỡ giao lưu vi trường bạn... 
- HS lắng nghe.
2- Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1 
- GV giải nghĩa từ bếp núc ( việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa... )
- Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
- Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng phân công như thế nào?
- Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
- GV: Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp, các bạn đã lập một chương trình hoạt động rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được mọi khả năng của mọi người.
- Một HS đọc yêu cầu BT1. 
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc lại mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, trả lời câu hỏi:
- Chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11.; bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô.
+Cần chuẩn bị:
*Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa... 
*Làm báo tường.
* Chương trình văn nghệ.
+Phân công:
* Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa... – Tâm, Phượng và các bạn nữ.
* Trang trí lớp học – Trung, Nam, Sơn.
* Ra báo – Chủ bút: Thủy Minh + ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
* Các tiết mục: (dẫn chương trình: Thu Hương)
Kịch câm: Tuấn béo.
Đàn pianô: Như Quỳnh 
Múa: tổ 2.
- Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu hương dẫn chương trình, Tuấn béo biểu diễn kịch câm, Như quỳnh kéo đàn, tổ hai biểu diễn văn nghệ... Tiết mục nào cũng hấp dẫn. Cuối cùng cô chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên hoan tổ chức chu đáo.
Bài tập 2 
- GV: Mỗi em đặt vị trí mình là lớp trưởng, dựa theo câu chuyện BT1, kết hợp vi tưởngtượng, phỏng đoán riêng, lập lại toàn bộ chương trình hoạt động của buổi LHVN chào mừng ngày NGVN 20/11.
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát giấy khổ to, bút dạ cho HS.
- HS đọc yêu cầu.
- Nhóm nào làm xong trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
3- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm và HS làm việc tốt. 
- Nhắc cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết TLV Lập chương trình hoạt động tuần sau.
- HS nhắc lại ích lợi của việc lập chương trình hoạt động.
RA BÌA
DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_20_le_thanh_long.doc