Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3 (Chuẩn kiến thức)

Tiết5 - Lòng dân ( Phần 1).

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch, cụ thể :

- Biết đọc ngắt giọng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật . Biết đọc đúng ngữ điệu các câu kể , câu hỏi , câu khiến , câu cảm trong bài.

- Giọng đọc thay đổi linh hoạt , phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng , đầy kịch tính của vở kịch . Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

2. Hiểu nội dung phân 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí , trong cuộc đấu trí để lừa giặc , cứu cán bộ CM .

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK /25.

 

doc 11 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 3 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 3
Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Tiết5 - Lòng dân ( Phần 1).
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch, cụ thể : 
- Biết đọc ngắt giọng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật . Biết đọc đúng ngữ điệu các câu kể , câu hỏi , câu khiến , câu cảm trong bài.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt , phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng , đầy kịch tính của vở kịch . Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
2. Hiểu nội dung phân 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí , trong cuộc đấu trí để lừa giặc , cứu cán bộ CM .
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK /25.
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc thuộc lòng đoạn em yêu thích trong bài Sắc màu em yêu - Nêu nội dung bài
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Hôm nay, các em sẽ được học phần đầu của trích đoạn kịch Lòng dân . Với đoạn trích này , các em sẽ tiếp tục luyện cách đọc một văn bản kịch , đồng thời hiểu tấm lòng của người Nam Bộ với CM.
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: - G đọc bài
? Lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn:
+ Đoạn 1:
? Giải nghĩa từ ngữ: hổng thấy , thiệt , quẹo vô, chi.
- G hướng dẫn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
+ Đoạn 2:
? Giải nghĩa từ : tui.
- G hướng dẫn đọc : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn3:
? Giải nghĩa từ : lẹ đi , dạ , ráng .
- G hướng dẫn : Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: Đọc cả bài
- G hướng dẫn 
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Câu chuyện xảy ra ở đâu , vào thời gian nào?
? Đọc thầm phần chữ in nghiêng và trả lời câu hỏi 1/ SGK( Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm )?
? Đọc lướt toàn bài , quan sát tranh và trả lời câu hỏi 2 trong SGK( Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ )?
? Qua hành động của dì Năm , em thấy dì Năm là người ntn?
? Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích ? Vì sao ?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm 
- G hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: lời của từng nhân vật 
- G hướng dẫn đọc cả bài:phân biệt tên nhân vật, lời nhân vật , chú thíchvề thái độ ..
- G đọc mẫu cả bài
- G phân vai cho H đọc diễn cảm đoạn kịch
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
- G liên hệ về phụ nữ VN trong kháng chiến
- VN: Chuẩn bị bài sau: Sắc màu em yêu.
- 2 H trả lời
- H lắng nghe
- H đọc thầm, trả lời
- 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu- thằng này là con
Đoạn 2: tiếp – tao bắn
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ1 
- H giải nghĩa
- H luyện đọc đ2 
- H đọc chú giải SGK, trả lời
- H luyện đọc đ1 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc
- H lắng nghe 
- ..ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến
- chú bị giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
-  cho chú thay áo, bảo chú ngồi ăn cơm , nhận là chồng
- dũng cảm, mưu trí, yêu nước
- H trả lời
- H đọc từng đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn theo dãy ,đọc đoạn yêu thích, 
____________________________________
Chính tả 
Tiết 3 –Thư gửi các học sinh.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài Thư gửi các học sinh.
2. Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u.Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Viết 3 từ ngữ bắt đầu bằng g/gh, ng/ngh, c/k?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nhớ và viết đúng những dòng đã quy định học thuộc lòng trong bài Thw gửi các học sinh .
*HĐ3. Hướng dẫn chính tả 
- G đọc mẫu
- Tập viết chữ ghi tiếng khó:yếu hèn, kiến thiết , cường quốc , tựu trường.
? Phân tích tiếng “yêú” trong từ “ yếu hèn” ?
? Phân tích tiếng “thiết” trong từ “ kiến thiết” ?
? Nêu cách viết vần “iết” ?
? Phân tích tiếng “quốc” trong từ “ cường quốc” ?
? Phân tích tiếng “ trường” trong từ “ tựu trường” ?
? Vần “ương” được viết ntn?
- Luyện viết bảng con: yếu, thiết, quốc , trường
*HĐ4. Viết chính tả 
? Nhẩm thuộc đoạn yêu cầu ?
- G ra hiệu lệnh viết bài 
*HĐ5. HD chấm , chữa 
- G đọc cho H soát bài
- G chấm bài
*HĐ6. HD làm bài tập chính tả 
Bài 2( nháp- vở)
- G chấm, chữa
Bài 3( miệng )
- G chấm, chữa
*HĐ7:Củng cố , dặn dò:
- G công bố điểm,nhận xét giờ học , tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
- VN: Tự sửa lỗi sai
 Chuẩn bị bài sau: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
- H viết vào nháp
- H nhẩm theo
- H đọc từ
- yếu = vần yêu +thanh sắc
- H nêu miệng
- thiết = pâ đầu th + vần iêt +thanh sắc
- H nêu miệng
- quốc = pâ đầu qu+ vần uôc +thanh sắc
- H nêu miệng
- trường = pâ đầu tr+ vần ương +thanh sắc
- H nêu miệng
- H viết bảng con
- H nhẩm bài 
- H nhớ và viết bài vào vở
- H soát bài bằng bút chì, ghi số lỗi, đổi vở cho nhau soát bài.
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- H làm bài vào vở nháp, làm dòng 2 vào vở
- H đọc đề, trả lời miệng kết quả
( dấu thanh đặt trên âm chính )
_____________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006
Luyện từ và câu
Tiết 5 –Mở rộng vốn từ : Nhân dân.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về Nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân VN.
2. Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Nhân dân.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Tìm từ đồng nghĩa với từ chăm chỉ.Đặt câu với từ tìm được .
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được làm giàu vốn ừ Nhân dân.
*HĐ3. Hướng dẫn luyện tập 
+ Bài 1
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài? 
? Nêu yêu cầu của bài ?
? Giải nghĩa từ “tiểu thương” ?
? Làm bài vào vở nháp theo nhóm đôi
 - G chốt bài
+ Bài 2
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài? 
? Nêu yêu cầu của bài ?
- G hướng dẫn thêm: đọc kĩ câu thành ngữ, tìm hiểu câu thành ngữ 
- G chốt lời giải đúng
+ Bài 3
? Đọc thầm và và xác định yêu cầu của đề bài? 
? Nêu yêu cầu của bài ?
? Đọc thầm bài Con Rồng cháu Tiên trả lời câu hỏi a ?
? Làm phần b theo nhóm 2?(sử dụng từ điển)
? Làm phần c theo cách một nhóm nêu từ , nhóm khác đặt câu và ngược lại ?
G chữa bài.
G chốt việc sử dụng từ đồng nghĩa hợp văn cảnh
*HĐ5 :Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- H làm nháp
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- xếp các từ trong ngoặc đơn vào nhóm từ thích hợp 
- người buôn bán nhỏ
- H trao đổi với bạn ghi kết quả vào nháp, đọc bài làm
- H đọc thầm, xác định yêu cầu 
- các thành ngữ , tục ngữ sau nói lên những phẩm chất gì của người VN ta 
- H thảo luận nhóm đôi , đại diện các nhóm báo cáo kq thảo luận
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- 1 H nêu miệng 
- Vì đều sinh ra cùng 1bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ 
- H làm nháp , đại diện các nhóm trình bày kết quả
- H thực hiện 
__________________________________
Kể chuyện
Tiết 3 - Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- H tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện . Trao đổi được với bạn về ý nghĩa câu chuyện .
2. Rèn kĩ năng nghe :
- Chăm chú nghe bạn kể , biết nhận xét lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ,ảnh ..minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương , đất nước .
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay ,các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia nói về việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương , đất nước. 
 - G ghi tên đề bài
*HĐ3. HD tìm hiểu yêu cầu của đề bài 
? Đọc đề bài trong SGK/28 ?
G ghi bảng 
? Đề bài thuộc kiểu bài gì?
? Nội dung truyện kể là gì?
G gạch chân từ TT : việc làm tốt , xây dựng quê hương, đất nước
? Đọc thầm gợi ý 1,2 trong SGK và tóm tắt?
? Kể những câu chuyện thế nào cho hay, đọc thầm gợi ý 3 trong SGK?
G hướng dẫn cách kể : Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp, kể chuyện có đầu diễn biến, kết thúc.. giọng kể phù hợp 
*HĐ4. H kể chuyện 
- Hoạt động theo nhóm đôi:
? Kể cho nhau nghe theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện?
- Hoạt động cả lớp:
G nhắc nhở H :
+ Kể chuyện đầy đủ , đúng nội dung chú ý giọng kể , điệu bộ ..
+ H còn lại lắng nghe nghe bạn kể để nhận xét 
- G n/x , cho điểm
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Bình chọn bạn kể hay nhất
- Liên hệ thực tế
- VN: Kể lại cho người thân nghe 
 Chuẩn bị bài sau: Tuần 4
- 1-2 H kể
- 1-2 H đọc 
- H đọc thầm	
- kể câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia
- kể về người có việc làm tốt góp phần XD quê hương , đất nước .
- H trả lời
- H kể cho nhau nghe theo nhóm 2, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- H kể chuyện , nêu ý nghĩa (7-8 em)
- H khác nhận xét
_____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Tiết 6 - Lòng dân.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Biết đọc đúng phần tiếp theo của vở kịch , cụ thể :
 - Biết đọc ngắt giọng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật . Biết đọc đúng ngữ điệu các câu kể , câu hỏi , câu khiến , câu cảm trong bài.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt , phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng , đầy kịch tính của vở kịch . Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm , mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc , cứu cán bộ CM; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với CM . 
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Đọc đoạn yêu thích trong phần đầu vở kịch “ Lòng dân”- nêu nội dung đoạn trích
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học 
- G ghi tên đề bài- 
*HĐ3. Luyện đọc đúng 
Bước 1: G gọi 1 H đọc bài, lớp đọc thầm , tìm hiểu bài chia làm mấy đoạn?
? Đọc nối đoạn?
- Hướng dẫn đọc đoạn:
+ Đoạn 1:
? Giải nghĩa từ: tía
- G hướng dẫn đọc :Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng
+ Đoạn 2:
? Giải nghĩa từ: coi
- G hướng dẫn đọc :Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng.
+ Đoạn 3:
? Giải nghĩa từ: nè, hổng
- G hướng dẫn đọc :Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp đúng.
Bước 2:
? Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
Bước 3: Đọc cả bài
- G hướng dẫn 
- G đọc mẫu
*HĐ4. HD tìm hiểu bài 
? Đọc lướt đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1/ SGK ( An đã làm cho bọn giặc mừng hụt ntn ) ?
? Đọc thầm đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi 2 trong SGK ( Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ) ?
? Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong vở kịch ?
? Vì sao vở kịch được đặt tên là “ Lòng dân”?
- G chốt nội dung bài
*HĐ5. Luyện đọc diễn cảm:
- G hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn: Giọng cai và lính : khi thì dịu giọng để mua chuộc , dụ dỗ , lúc hống hách để doạ dẫm , lúc ngọt ngào xin ăn; giọng An : thật thà , hồn nhiên ; giọng dì Năm và chú cán bộ : tự nhiên , bình tĩnh . 
- G đọc mẫu cả bài
? Phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch ? 
*HĐ6:Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- VN: Chuẩn bị bài sau: Những con sếu bằng giấy
-1-2 H trả lời
- 1 H đọc to bài, lớp đọc thầm, chia đoạn- 3 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu – cai cản lại
Đoạn 2: tiếp- chưa thấy
Đoạn 3: còn lại
- 3 H đọc
- H đọc giải nghĩa từ
- H luyện đọc đ1 
- H giải nghĩa 
- H luyện đọc đ2 
- H giải nghĩa 
- H luyện đọc đ2 
- H đọc cho nhau nghe
- H đọc 
- H lắng nghe 
- giặc tưởng An khai thật ko ngờ An làm chúng tẽn tò khi ko nhận chú cán bộ là tía mà là ba
- dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào , rồi nói tên, tuổi chồng để chú cán bộ biết mà nói theo
- H trả lời
- vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với CM
- H đọc từng đoạn 
- H lắng nghe
- H đọc đoạn ,đọc đoạn yêu thích(2 em) 
- H đọc theo lối phân vai
Thứ năm ngày 21 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn
Tiết 5 - Luyện tập tả cảnh.
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Qua phân tích bài văn Mưa rào, hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.
2. Biết chuyển những điều đã quan sát được về một cơn mưa thành một dàn ý với các ý thể hiện sự quan sát của riêng mình ; biết trình bày dàn ý trước các bạn rõ ràng , tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh .
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1
? Đọc thầm yêu cầu bài 1, xác định yêu cầu của bài?
? Đọc thầm bài văn Mưa rào trong SGK ?
? Nêu yêu cầu của bài?
? Thực hiện yêu cầu của bài ?
? Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả ?
? Cách dùng từ trong miêu tả của tác giả có gì hay ?
- G : tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan Nhờ khả năng quan sát tinh tế , cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo , tác giả đã viết được bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực , thú vị. 
Bài 2
? Đọc thầm, xác định yêu cầu ?
? Đề bài yêu cầu gì?
- G kiểm tra sự chuẩn bị của H
? Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
- G chấm , chữa, nhận xét.
*HĐ5. Củng cố , dặn dò:
- Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh
- VN: Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh.
- 1-2 trả lời
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- H đọc thầm
- 3 yêu cầu
- H làm việc cá nhân , sau đó trình bày ý kiến, H khác nhận xét<dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến; từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa ; từ ngữ tả cây cối , con vật và bầu trời trong và sau cơn mưa
- H làm bài vào SGK
-H tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
- H đọc thầm, xác định yêu cầu của đề bài
- lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa
- H trả lời miệng
- H thực hiện yêu cầu vào vở 
- H đọc bài làm, H khác nhận xét về nội dung, cách diễn đạt , trình bày.
_______________________________
Luyện từ và câu
Tiết 6 - Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Luyện tập sử dụng đúng chỗ 1 số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn , đoạn văn. 
2. Biết thêm 1 số thành ngữ , tục ngữ có chung ý nghĩa : nói về tình cảm của người VN với quê hương , đất nước .
II. Đồ dùng dạy học:
Từ điển
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Tìm từ đồng nghĩa với từ “thật thà” và đặt câu với 1 từ tìm được
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập về từ đồng nghĩa
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1
? Đọc thầm yêu cầu bài 1, xác định yêu cầu của bài?
? Nêu yêu cầu của bài?
? Làm bài vào SGK ?
- G nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
? Đọc thầm, xác định yêu cầu ?
? Nêu yêu cầu của bài ?
- G chữa, nhận xét
Bài 3
? Đọc thầm, xác định yêu cầu và làm bài vào vở?
- G chấm điểm- nhận xét
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
- VN: Chuẩn bị bài sau: Mở rộng vốn từ : Hoà bình.
- H làm nháp
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống trong bài .
- H làm bài vào SGK, nêu miệng bài làm.
- H đọc lại đoạn văn sau khi đã điền 
- H đọc đề, xác định yêu cầu
- Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý chung của các câu tục ngữ 
- H trao đổi thảo luận đi đến kết luận 
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- vài H phát biểu dự định chọn khổ thơ nào
- H đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh, H khác nhận xét.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày22 tháng 9 năm 2006
Tập làm văn
Tiết 6- Luyện tập tả cảnh.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. 
2. Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực , tự nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1. KTBC:
? Nêu dàn bài chung của bài văn tả cảnh ?
*HĐ2. Giới thiệu bài 
Trong tiết học hôm nay sẽ giúp các em tiếp tục luyện về văn tả cảnh.
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1
? Đọc thầm yêu cầu bài 1, xác định yêu cầu của bài?
? Bài có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?
? Bài văn tả cảnh gì?
? Đọc thầm 4 đoạn và xác định nội dung của từng doạn ?
- G nhận xét, chốt 
Bài 2
? Đọc thầm, xác định yêu cầu ?
? Đề bài yêu cầu gì?
- G chấm , chữa, nhận xét, cho điểm bài viết đạt yêu cầu
*HĐ4. Củng cố , dặn dò:
G nhận xét tiết học
- VN: Chuẩn bị bài TLV tiết 7 
- 1-2 H trả lời
- H đọc thầm , xác định yêu cầu
- 2 yêu cầu.
- tả quang cảnh sau cơn mưa
- H đọc thầm và cho ý kiến( Đ1: Giới thiệu cơn mưa; Đ2: ánh nắng và con vật ; Đ3: cây cối; Đ4: đường phố và con người)
- H làm bài vào vở nháp đọc bài làm
- viết đoạn văn theo dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết trước.
- H viết đoạn văn vào vở, sau đó đọc bài làm , H khác nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_3_chuan_kien_thuc.doc