Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Tân Mai

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Tân Mai

A – Mục đích, yêu cầu :

 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

 - Hiểu các từ trong bài, diễn biến câu chuyện và ý nghĩa của bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Giáo dục: HS có tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

B - Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Thăng Long, Thủy điện Hòa Bình, cầu Mỹ Thuận, .

- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc .

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Tân Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập đọc Tuần 5 Tiết số 1 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài: một chuyên gia máy súc
A – Mục đích, yêu cầu :
 - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
 - Hiểu các từ trong bài, diễn biến câu chuyện và ý nghĩa của bài : Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Giáo dục: HS có tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
B - Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Thăng Long, Thủy điện Hòa Bình, cầu Mỹ Thuận,..
- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc .
 C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10’
10’
10’
 3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn HS đọc bàI theo từng đoạn.
+Đoạn 1: Đó là một buổi sáng.êm dịu.
+Đoạn 2: Chiếc máy xúc của tôi những nét giản dị, thân mật.
+Đoạn 3: Đoàn xe tải " Đồng chí A-lếch-xây , một chuyên gia máy xúc".
+Đoạn 4: A-lếch-xây nhìn tôi tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lượt 4 đoạn của bài
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai : loãng, A-lếch-xây, chất phác,; ngắt nghỉ hơi : Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy và giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Anh Thủy gặp anh A-lếch- xây ở đâu ?
( Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng.)
 + Dáng vẻ của anh A-lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
( vóc người cao lớn; máI tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác.)
 + Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
 + Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao?
( Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A - lếch - xây ./ Em thấy đoạn văn này tả rất đúng về một người nước ngoài./ )
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
- Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
- Gv ghi đại ý lên bảng.
Đại ý: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 4 .Chú ý đọc lời của A - lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý cách nghỉ hơI:
Thế là/ A - lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôI 
III- Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện cho biết điều gì và gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Nhận xét giờ học , dặn dò.
-2 HS đọc và trả lời. Lớp nhận xét. 
-HS nghe và ghi vở.
- HS theo dõi.
-Mỗi lượt 4 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đồng thanh các từ khó.
- 2 HS một bàn đọc nối tiếp nhau.
- HS lắng nghe.
-HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS kể diễn biến cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa anh Thuỷ và A - lếch-xây.
+Hs ghi đại ý vào vở.
+1 hs đọc lại đại ý.
- 4 HS đọc.
- HS trả lời và thể hiện
- HS nghe GV đọc mẫu, nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
-HS trả lời và ghi vở.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập đọc Tuần 5 Tiết số 2 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài: Ê-mi-li , con .
A – Mục đích, yêu cầu :
 - Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
 - Hiểu các từ trong bài và ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
 -Thuộc lòng khổ thơ 3,4.
 - Giáo dục: HS có tinh thần đoàn kết thế giới và lòng yêu hòa bình.
B - Đồ dùng dạy học :
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Tranh, ảnh về những cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam.
 - Bảng phụ ghi những câu thơ cần luyện đọc diễn cảm.
C – các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10’
10’
10’
3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi HS đọc những dòng nói về xuất xứ bàI thơ .
- Gọi HS khá hoặc giỏi đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc bàI thơ theo từng khổ.
+Khổ 1: lời chú Mo-ri-xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên.
+Khổ 2: lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn giọng phẫn nộ, đau thương.
+Khổ 3: lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
+Khổ 4: mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại - giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ : sáng nhất, đốt, sáng loà, sự thật. Gợi cảm giác thiêng liêng về một cáI chết bất tử.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lượt 4 khổ thơ
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc 
sai : Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn,và giải nghĩa từ ở mục Chú giải. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
 ( GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu để gợi hình ảnh và hiểu tâm trạng của hai cha con : giọng chú 
Mo-ri-xơn trang nghiêm, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên.)
 +Vì chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ?
(Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa-không"nhân danh ai"-và vô nhân đạo- "đốt bệnh viện.trường học", "giết trẻ em", "giết những cánh đồng xanh",.) 
 + Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?
(Chú nói rằng trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ:" Cha đI vui, xin mẹ đừng buồn.")
 + Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con :”Cha đi vui.” ?
(Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đI thanh thản, tự nguyện.)
 + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?
(Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân Việt Nam. Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó./ Hành động của chú Mo-ri-xơn là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục. / Chú Mo-ri-xơn là người dám xả thân vì việc nghĩa,)
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
- Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
- Gv ghi đại ý lên bảng.
Đại ý: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL: 
- GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc của từng khổ thơ.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc từng khổ và cả bài.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc thuộc lòng khổ 3,4.
III- Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ cho biết điều gì và gợi cho em cảm xúc gì ?
- Nhận xét giờ học , Dặn dò
-2 HS đọc và trả lời. Lớp nhận xét. 
-HS nghe và ghi vở.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- Mỗi lượt 4 HS đọc.
- HS đọc đồng thanh các từ khó.
- 2 HS một bàn nối tiếp nhau đọc.
- HS theo dõi
-HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+Hs ghi đại ý vào vở.
+1 hs đọc lại đại ý.
- 4 HS đọc.
- HS trả lời và thể hiện
- HS nghe GV đọc mẫu, nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- HS trả lời và ghi vở.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Chính tả Tuần 5 Tiết số 1 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài: một chuyên gia máy súc
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Nghe - viết đúng một đoạn trong bài Một chuyên gia máy xúc.
 2. Nắm được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua
 3. Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
B - Dồ dùng dạy học : 
 Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần .
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
20’
10’
3’
I – Mở đầu :
 - Yêu cầu HS chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
 - GV nhận xét bài viết trước.
 II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
a / Tìm hiểu bài viết :
- GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi :
 Đoạn văn cho em biết điều gì ?
( vóc người cao lớn; máI tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác.)
b / Luyện viết : 
 - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : buồng máy, công trường, khuôn mặt, nổi bật lên, khỏe, chất phác,..
- GV sửa lỗi sai (nếu có)
 - GV kết hợp phân tích, phân biệt một số tiếng : nổi bật lên, khỏe, chất phác
 c / Viết bài chính tả :
 - Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết.
 - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
 - GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần.
 - GV chấm và nhận xét 5 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn : Anh hùng Núp tại Cu-ba
- Yêu cầu HS viết vào vở những tiếng chứa uô, ua rồi nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng:
 + Các tiếng chứa ua: của, múa.
 + Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn
 + có ua : dấu thanh đặt ở chữ u
 + có uô : dấu thanh đặt ở chữ ô
 Bài 3 :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng:
+Muôn người như một.
+Chậm như rùa.
+Ngang như cua.
+Cày sâu cuốc bẫm.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các thành ngữ :
+Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng.
+Chậm như rùa: quá chậm chạp.
+Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
+Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh đã học.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp.
-HS nghe và ghi vở.
-1 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS viết ra nháp.1 HS lên bản ... ộng của HS
5’
2’
 8’
22’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Mời 2 HS kể lại theo tranh 2 , 3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- GV đánh giá.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
 a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gạch dưới những chữ sau trong đề bàI đã viết trên bảng lớp:
 Đề bàI : Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Gọi HS đọc các gợi ý 1 , 2 , 3 , 4 
- GV nhắc HS tự tìm truyện ngoài SGK sẽ được điểm cao hơn.GV giới thiệu cho HS SGK có một số câu chuyện các em đã đọc ( Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ; Những con sếu bằng giấy ) về đề tàI này.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
- Gọi HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
VD: Tôisẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh, tàI giỏi, đã giúp vua cha đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.
 b) HS thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp :
 + HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể.
 + GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC, viết lần lượt tên những HS thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét và bình chọn.
 + Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu với các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
 - GV cùng cả lớp nhận xét và bình chọn : Bạn có câu chuyện hay nhất ; Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất ; Bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
III - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : về nhà tìm một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước (đề 1) hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh (đề 2).
- 2 HS kể 
-HS nghe và ghi vở.
- 2 HS đọc
- 4 HS đọc
- 5 HS trả lời.
- HS trao đổi nhóm 2
- 1 số nhóm HS kể
- HS tự nêu câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của các bạn
- HS bình chọn.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập làm văn Tuần 5 Tiết số 1 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài: luyện tập làm báo cáo thống kê
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
 2. Giáo dục: Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và cả tổ, có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
B - Dồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm đã kẻ bảng thống kê.
 - Sổ điểm của lớp.
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
30’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS trình bày kết quả thống kê theo hàng.
VD: +Số điểm dưới 5 : 0
 +Số điểm từ 5 đến 6: 1
 +Số điểm từ 7 đến 8: 4
 +Số điểm từ 9 đến10: 3
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp rồi đọc bài làm của mình trước nhóm.
- GV nhận xét, khen ngợi HS biết cách thống kê theo hàng, khen ngợi Hs đạt nhiều điểm tốt trong tháng.
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài :
 + Trao đổi bảng thống kê kết quả học tập mà mỗi HS vừa làm ở BT1 để thu thập đủ số liệu của từng thành viên trong tổ
 + Kẻ bảng thống kê có đủ số cột dọc (ghi điểm số như phân loại ở BT1) và dòng ngang (ghi họ tên từng HS).
- Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn và lập bảng thống kê vào vở,
2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài và thống nhất mẫu đúng.
Bảng thống kê kết quả học tập
(tổ. , tháng)
STT
Họ và tên
 Số
điểm
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
 10
Tổng cộng
- GV phát bút và bảng nhóm đã kẻ bảng thống kê cho từng tổ và yêu cầu từng HS đọc thống kê kết quả học tập của mình để tổ trưởng ghi nhanh vào bảng.
- Mời đại diện các tổ trình bày bảng thống kê.
- Đề nghị HS rút ra nhận xét : kết quả chung của tổ, HS có kết quả tốt nhất, HS tiến bộ nhất,.
III - Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu tác dụng của bảng thống kê (giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, có điều kiện so sánh số liệu).
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê. 
-HS nghe và ghi vở.
-1 HS đọc
- HS làm bài rồi trình bày.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
- HS làm việc theo tổ rồi trình bày.
- HS nhận xét
- 1 HS trả lời
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Luyện từ và câu Tuần 5 Tiết số 2 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài: từ đồng âm 
A – Mục đích, yêu cầu : 
 1. Hiểu thế nào là từ đồng âm.
 2. Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
 3. Giáo dục: HS có ý thức cân nhắc, lựa chọn từ trong giao tiếp.
B - Dồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10’
5’
15’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (tiết LTVC trước).
 - GV đánh giá. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Phần Nhận xét :
Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại 2 câu văn và gạch dưới từ có cách viết giống nhau ở 2 câu văn.
 Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- GV chốt kết quả đúng:
+ Câu (cá): bắt cá, tôm, bằng móc sắt nhỏ( thường có mồi)
+ Câu (văn) : đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn
- GV chốt : Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là từ đồng âm.
3. Phần Ghi nhớ :
 - Thế nào là từ đồng âm ? Lấy ví dụ.
 - Gọi HS đọc Ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HTL:
 Ghi nhớ:Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
4. Phần Luyện tập :
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và trình bày.
- GV chốt kết quả đúng:
 a. + Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
 + Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây đIện và chế hợp kim.
 + Đồng trong một nghìn đồng : đơn vị tiền Việt Nam.
b. + Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ tráI đất, kết thành từng mảng, từng hòn.
 + Đá trong đá bóng: đưa chân nhanh và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
c. + Ba trong ba và má: bố (cha,thầy)
 + Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy tự nhiên.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, 1 HS đọc mẫu.
- Gọi HS nói nghĩa của từ cờ trong 2 câu văn mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chốt kết quả đúng:
+ Lọ hoa trên bàn trông thật đẹp.
 Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
+ Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của ta.
 Từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ.
+ Nước con suối này rất trong.
 Nước ta có bờ biển dàI hơn 3000km.
- GV củng cố về đặc điểm của Từ đồng âm: giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Bài 3:
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài, 1 HS đọc mẩu chuyện : Tiền tiêu 
 - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- GV chốt kết quả đúng: 
Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm : tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơI có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.
 - GV chữa bài và củng cố về việc sử dụng từ đồng nghĩa trong giao tiếp: 
Bài 4: 
- Tổ chức cho HS thi giải câu đố nhanh.
- GV chốt kết quả đúng:
+Câu a: con chó thui; từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phảI số chín.
+Câu b: cây hoa súng và khẩu súng(khẩu súng còn được gọi là cây súng).
- GV nhận xét và giới thiệu về tác dụng của từ đồng âm trong văn học.
III- Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : HTL 2 câu đố để đố lại bạn bè, người thân.
- 2 HS đọc
-HS nghe và ghi vở.
-1 HS đọc
- HS đọc thầm và gạch vào SGK.
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS trả lời
- 3 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS trả lời
- HS làm bàivào vở.
- 2 HS đọc
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở
- HS đọc câu mình đặt.
- HS khác nhận xét.
- HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- 2 HS đọc
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
- Các nhóm thi giải câu đố.
- 1 HS đọc.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
phòng giáo dục quận hoàng mai
Trường Tiểu học Tân Mai
kế hoạch giảng dạy
Môn: Tập làm văn Tuần 5 Tiết số 2 Ngày dạy:.
Lớp : 5 Tên bài: trả bài văn tả cảnh
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
 2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay hơn.
B - Đồ dùng dạy học :
 - Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh (Kiểm tra viết) cuối tuần 4; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
30’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
 - GV chấm bảng thống kê (BT2 tiết TLV trước) trong vở của 3 HS.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Nhận xét chung :
 GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
 - Ưu điểm :
 - Nhược điểm :
 - Kết quả : 
3. Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình :
 - Gọi HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp tự chữa trên nháp.
 - Hướng dẫn HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
4. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài :
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn HS :
 - Sửa lỗi trong bài :
 + Yêu cầu HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
 + Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để kiểm tra lại.
 - Học tập những đoạn văn, bài văn hay :
 + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
 + Hướng dẫn HS trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn đó.
 - Viết lại một đoạn văn trong bài làm :
 + Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
 + Gọi một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
III - Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò :Những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại để nhận đánh giá tốt hơn; cả lớp quan sát một cảnh sông nước và ghi lại đặc điểm của cảnh đó. 
-HS nghe và ghi vở.
- HS lắng nghe.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm nháp.
- HS nhận xét.
- HS tự sửa lỗi và trao đổi với bạn.
- HS nghe
- HS trả lời
- HS viết bài.
- Một số HS trình bày
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Tieng Viet tuan 4 lop 5.doc