I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: A-ri-ôn, Xi-xin, nghệ sĩ, nổi tiếng, boong tàu, vây quanh, sửng sốt,
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi, hồi hộp.
2. Đọc – Hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài:boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt,
- Hiểu nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ SGK trang 64.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
- Tranh ảnh về cá heo.
MỤC LỤC MÔN HỌC TÊN BÀI HỌC TRANG Tập đọc Những người bạn tốt 3 Chính tả Dòng kinh quê hương 6 Luyện từ & câu Từ nhiều nghĩa 8 Kể chuyện Cây cỏ nước Nam 13 Tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 16 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh 21 Luyện từ & Câu Luyện tập về từ nhiều nghĩa 25 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh 28 Ký duyệt 30CHỦ ĐIỂM _________CON NGƯỜI VỚI THIÊN NHIÊN_________ Môn: TẬP ĐỌC. Tuần: 07. Tiết: 13. Bài: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: A-ri-ôn, Xi-xin, nghệ sĩ, nổi tiếng, boong tàu, vây quanh, sửng sốt, - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, sau các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng sôi nổi, hồi hộp. 2. Đọc – Hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài:boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt, - Hiểu nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ SGK trang 64. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc. - Tranh ảnh về cá heo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS đọc tiếp nhau từng đoạn bài tập đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn: + Vì sao ông cụ người Pháp lại gọi Si-le là nhà văn quốc tế? + Theo em thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào? + Qua câu chuyện em hiểu điều gì? - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, lần lượt trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - GV hỏi: Các em đang được học chủ điểm gì? Chủ điểm này gợi cho em suy nghĩ gì? - HS nêu: Chủ điểm Con người với thiên nhiên. Chủ điểm này nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người chinh phục thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Qua nhiều bài tập đọc, các em đã thấy được mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với thiên nhiên luôn sống gắn bó, hài hoà với nhau. Bài tập đọc Những người bạn tốt sẽ cho các em thấy rõ hơn những người bạn trong thiên nhiên của con người. - Quan sát tranh, lắng nghe. 2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI a) Luyện đọc: - Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn truyện (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS. - 4 HS đọc bài theo trình tự: + HS 1: A-li-ôntrở về đất liền. + HS 2: Nhưng những tên cướpsai giam ông lại. + HS 3: Hai hôm sauA-ri-ôn. + HS 4: Sau câu chuyện loài cá thông minh. - Yêu cầu HS đọc phần Chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc từng đoạn (2 vòng). - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc thành tiếng cả bài. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau: - Theo dõi GV đọc mẫu. * Toàn bài đọc với giọng to vừa đủ nghe, chậm rãi, rõ ràng. Đoạn 1: 2 câu đầu đọc chậm, những câu sau đọc nhanh dần diễn tả đúng tình huống nguy hiểm. Đoạn 2: đọc với giọng sảng khoái, thán phục cá heo. * Nhấn giọng ở những từ ngữ: nổi tiếng, đoạt giải nhất, nổi lòng tham, mê say nhất, vang lên, say sưu, đã nhầm, đàn cá heo, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin, lạ kỳ, - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm toàn bài và tìm nội dung chính của từng đoạn. - Trao đổi tìm ý chính từng đoạn. - Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng nội dung chính của từng đoạn. - Tiếp nối nhau phát biểu về nội dung từng đoạn. + Đoạn 1: A-ri-ôn gặp nạn. + Đoạn 2: Sự thông minh và tình cảm của cá heo với con người. + Đoạn 3: A-ri-ôn được trả tự do. + Đoạn 4: Tình cảm của con người với loài cá heo thông minh. b) Tìm hiểu bài - GV chia HS thành nhóm yêu cầu các bạn trong nhóm đọc thầm bài, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài. - HS trao đổi trong nhóm, trả lời câu hỏi. - Mời 1 HS lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài. - 1 HS khá điều khiển cả lớp trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài. - Các câu hỏi tìm hiểu bài: - Các câu trả lời đúng: + Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A-ri-ôn? + Ông đạt giải nhất ở đảo Xi-xin với nhiều tặng phẩm quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ nổi lòng tham cướp hết tặng vật và còn đòi giết ông. Ông xin được hát bài hát mình yêu thích nhất và nhảy xuống biển. + Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? + Vì thuỷ thủ đòi giết ông, vì không muốn chết trong tay bọn thuỷ thủ nên ông đã nhảy xuống biển. + Điều kỳ lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? + Khi A-ri-ôn cất tiếng hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền nhanh hơn tàu. + Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chổ nào? + Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, biết cứu giúp khi người gặp nạn. + Bạn có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? + Đám thuỷ thủ tuy là người nhung vô cùng tham lam độc ác, không biết trân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa, biết cứu người gặp nạn, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp. + Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì? + Những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh. + Bạn hãy nêu nội dung chính của bài? + Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người. - GV ghi bảng nội dung của bài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính, HS cả lớp ghi vào vở. - GV hỏi: Ngoài câu chuyện trên, em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo? - Tiếp nối nhau phát biểu. c) Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối toàn bài, nhắc hhs cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp (như đã hướng dẫn). - 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn. HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu giọng đọc, các HS khác bổ sung và thống nhất giọng đọc như hướng dẫn. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. + Treo bảng phụ có viết đoạn văn. + Đọc mẫu đoạn văn. - Theo dõi GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi gần nhau cùng luyện đọc. Nhưng những tên cướp đã nhầm . Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưu thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin , sai giam ông lại. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - 3 – 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Môn: CHÍNH TẢ. Tuần: 07. Tiết: 07. Bài: DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn Dòng kinh quê hương. - Làm đúng bài tập chính tả luyện đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ia/iê. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp (2 bản). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Yêu cầu 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các từ ngữ: lưa thưa, thửa ruộng, con mương, tưởng tượng, quả dứa - 1 HS đọc, HS còn lại viết từ. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ? - HS nêu: + Các tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu của âm chính. + Các tiếng có âm cuối đánh dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính. - GV nhận xét chữ viết và cách đánh dấu thanh của HS sau đó cho điểm HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - GV giới thiệu: Giờ chính tả hôm nay các em cùng viết bài Dòng kinh quê hương và làm bài tập chính tả về các tiếng có nguyên âm đôi iê/ia. 2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT a) Tìm hiểu nội dung bài viết - Gọi HS đọc đoạn văn. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc phần Chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả? - HS nêu: Trên dòng kinh có giọng hò ngân vang, có mùi quả chín, có tiếng trẻ em nô đùa, giọng hát ru em ngủ b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. - HS tìm và nêu các từ khó. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó. - HS viết vào vở nháp, 1 HS viết trên bảng lớp. c) Viết chính tả - HS viết theo lời đọc của GV. d) Soát lỗi, chấm bài - 10 HS thu bài cho GV chấm điểm. 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Tổ chức cho HS thi tìm vần. Nhóm nào điền xong trước, đúng là nhóm thắng cuộc. - 2 nhóm thi tìm vần tiếp nối. Mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống. - Nhận xét, kế ... ả nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Hạ Long qua mỗi mùa. + Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài? + Những câu văn in đậm là câu mở đầu mỗi đoạn, câu mở đoạn nêu ý bao trùm cả đoạn văn. Với cả bài, mỗi câu văn nêu một đặc điểm của cảnh vật được tả, đồng thời liên kết các đoạn trong bài với nhau. - Giảng: Vịnh hạ Long có những nét đẹp, lạ kỳ mà chỉ riêng hạ Long mới có. Tác giả miêu tả mỗi đặc điểm đó thành một đoạn văn: tả sự kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long được tạo bởi cái tươi mát của sông nước, cái rạng rỡ của đất trời, tả những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người của Vịnh Hạ Long qua sự thay đổi theo mùa. - Lắng nghe. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng từng đoạn trước lớp. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để chọn câu mở đoạn cho mỗi đoạn văn. - 2 HS ngồi gần nhau cùng trao đổi, thảo luận, làm bài theo hướng dẫn. - Gợi ý: các em đọc kỹ đoạn văn và các câu mở đoạn cho sẵn, điền nhẩm từng câu vào chỗ trống xem câu mở đoạn nào khớp với các câu tiếp theo, câu mở đoạn phải liên kết được ý với các câu sau, bao trùm được ý miêu tả của cả đoạn. - Gọi HS trình bày sự lựa chọn của mình và giải thích tại sao lại chọn như vậy. Yêu cầu các HS có ý kiến khác bổ sung. Ìn HS lần lượt nêu ý kiến về từng đoạn, các HS khác bổ sung. Cả lớp thống nhất; - Nhận xét câu trả lời đúng. + Đoạn 1: Câu mở đoạn b. vì câu mở đoạn giới thiệu được cả vùng núi cao và rừng dày của Tây Nguyên được nhắc đến trong đoạn văn. + Đoạn 2: câu mở đoạn c. vì có quan hệ từ tiếp nối hai đoạn, giới thiệu đặc điểm của địa hình Tây Nguyên – vùng đất của những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc. - Gọi HS đọc 2 đoạn văn đã hoàn chỉnh. - 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn đã hoàn chỉnh. + Đoạn 1: Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng đại ngàn. Phần phía Nam in dấu chân người. + Đoạn 2: Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc. Những đồi tranh vàng óng.trên những ngọn đồi. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhắc HS: các em có thể viết câu mở đoạn cho 1 trong 2 đoạn văn trên hoặc cả hai. Mở đoạn chúng ta có thể viết từ 1 đến 2 câu. - Lắng nghe GV hướng dẫn. - GV đi hướng dẫn những HS gặp khó khăn. - Gọi 2 HS viết vào giấy khổ to dán bài lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa. - 2 HS đọc bài của mình, cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét. - Gọi 3 HS dưới lớp đọc câu mở đoạn của mình. GV nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - 3 HS lần lượt đọc bài trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. HS nào viết câu mở đoạn chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại và luyện tập viết một đoạn văn trong bài văn miêu tả cảnh sông nước. ____________________________________________ Môn: LUYỆN TỪ & CÂU. Tuần: 07. Tiết: 14. Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa được dùng trong câu. - Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng tìm nghĩa chuyển của các từ: lưỡi, miệng, cổ. - 3 HS lên bảng tìm từ. - Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ. - 2 HS tiếp nối nhau trả lời. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét. - Nhận xét, cho điểm HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Hỏi: Em có nhận xét gì về từ loại của các từ nhiều nghĩa ở tiết trước? - HS nêu: Các từ nhiều nghĩa ở tiết trước đều là danh từ. - Giới thiệu: Các em đã hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. Các từ mà các em tìm hiểu ở tiết trước là danh từ. Giờ học này các em cùng tìm hiểu về từ nhiều nghĩa là động từ. - Lắng nghe. 2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài, hướng dẫn HS dùng bút chì nối lời giải nghĩa thích hợp với câu mà từ chạy mang nghĩa đó. - 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 1 – d; 2 – c; 3 – a; 4 – b. - Theo dõi kết luận của GV và chữa lại bài nếu sai. A- câu B – Nghĩa của từ (1) Bé chạy lon ton trên sân. (a) Hoạt động của máy móc. (2) Tàu chạy băng băng trên đường ray. (b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy ra. (3) Đồng hồ chạy đúng giờ. (c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. (4) Dân làng khẩn trương chạy lũ. (d) Sự di chuyển nhanh bằng chân. Bài 2 - Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung? Các em cùng làm bài tập 2. - Gọi học sinh đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong bài tập 2. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe, - Gọi HS trả lời câu hỏi. - HS nêu: Nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên là: sự vận động nhanh. - Hỏi: - Trao đổi và trả lời: + Hoạt động của đồng hồ có thể coi là di chuyển được không? + Hoạt động của đồng hồ là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh. + Hoạt động của tàu trên dường ray có thể coi là sự di chuyển được không? + Hoạt động của tàu trên đường ray là sự di chuyển của phương tiện giao thông. - Kết luận: Từ Chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh. Để phân biệt được nghĩa chuyển và nghĩa gốc của từ các em cùng làm bài tập 3. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự làm bài tập. Gợi ý HS dùng bút chì gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới nghĩa chuyển. - Dùng bút chì gạch vào vở bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - 3 HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm của mình. HS khác nhận xét, sau đó cả lớp thống nhất bài giải như sau: a) Bác Lệ lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than. c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn với nhau bữa cơm tối rất vui vẽ. - Hỏi: Nghĩa gốc của từ ăn là gì? - HS nêu: Ăn là chỉ hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng. - GV nêu: Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng. Bài 4 - gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 4 HS lên bảng đặt câu. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nêu ý kiến nhận xét câu bạn đặt đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Nhận xét, kết luận câu đúng. - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. - 5 – 7 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ nhiều nghĩa trong bài, tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác và chuẩn bị bài sau. ____________________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tuần: 07. Tiết: 14. Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa vào dàn ý đã lập từ tiết trước. Yêu cầu: nêu được đặc điểm của sự vật miêu tả trình tự, miêu tả hợp lý, nêu được nét riêng đặc sắc, riêng biệt của cảnh vật, thể hiện được tình cảm của người viết khi miêu tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước. - 3 HS đọc dàn ý. - Nhận xét và cho điểm HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - GV giới thiệu: Các em đã lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. Phần thân bài của đoạn văn tả cảnh sẽ có nhiều đoạn văn. Hôm nay, các em cùng thực hành viết một đoạn văn trong phần thân bài của bài văn miêu tả cảnh sông nước. - Lắng nghe. 2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP - Gọi HS đọc đề bài và phần Gợi ý. - 2 HS đọc tiếp nối cho cả lớp cùng nghe. - Gọi HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự viết đoan5 văn. GV đi hướng dẫn, gợi ý những HS gặp khó khăn. - 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. - Yêu cầu 2 HS dán bài lên bảng và đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - 2 HS lần lượt trình bày bài làm của mình, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét. - Gọi 5 HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét, bổ sung, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - 5 HS đọc bài. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thiện đoạn văn và quan sát, ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em. DUYỆT
Tài liệu đính kèm: