Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 34 (buổi chiều)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 34 (buổi chiều)

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP

A.Mục đích yêu cầu:

Hs Nắm chắc nội dung của 3 bài tập đọc đã học trong tuần 33 -34. Đó là bài: Lớp học trên đường, Sang năm con lên bảy. - Hs luyện đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học ; đọc diễn cảm và nêu được một số cảm nhận của mình về nội dung của bài.

 - Gd Hs vận dụng để đọc các văn bản lưu loát, yêu cảnh đẹp thiên nhiên.

b.Chuẩn bị : Nội dung bài

C.Hoạt động dạy học :

1,Bài cũ: - Chúng ta đã học những bài tập đọc nào trong tuần 33 - 34 ?

2,Bài mới:

a,Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề.

b, giảng bài:

 Gv hướng dẫn Hs luyện đọc lại 3 bài tập đọc trong tuần 33- 34

Bài ; Út vịnh

 

doc 13 trang Người đăng hang30 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 34 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
A.Mục đích yêu cầu: 
Hs Nắm chắc nội dung của 3 bài tập đọc đã học trong tuần 33 -34. Đó là bài: Lớp học trên đường, Sang năm con lên bảy. - Hs luyện đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học ; đọc diễn cảm và nêu được một số cảm nhận của mình về nội dung của bài.
 - Gd Hs vận dụng để đọc các văn bản lưu loát, yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
b.Chuẩn bị : Nội dung bài	
C.Hoạt động dạy học :
1,Bài cũ: - Chúng ta đã học những bài tập đọc nào trong tuần 33 - 34 ?
2,Bài mới:
a,Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi đề.
b, giảng bài:
 Gv hướng dẫn Hs luyện đọc lại 3 bài tập đọc trong tuần 33- 34
Bài ; Út vịnh
 - Yêu cầu 1 Hs đọc toàn bài.
Gv tổ chức cho hs luyện đọc nối tiếp từng đoạn. 
 - Bài có mấy đoạn? Khi đọc cần thể hiện giọng đọc như thế nào?
 - Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào ấy là gì?
- Khi học xong bài em cảm nhận được điều gì?
 - Trong bài này em thích đoạn văn nào , vì sao? 
 - Gv tổ chức cho Hs thi đọc 
 Bài; Những cánh buồm
 - Gv gọi 1 Hs đọc lại toàn bài.
- Bài thơ chia thành mấy đoạn , ý mỗi đoạn nói lên điều gì?
 - Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
+ Qua bài em thích hình ảnh nào, tại sao?
 - Nội dung bài nói lên điều gì?
- Gv cho Hs thi đọc diễn cảm 
- Gv tổ chức cho hs đọc theo từng khổ 
 3, Củng cố dặn dò;
 - Chúng ta vừa luyện những bài nào?
 - Về nhà tập đọc lại bài nhiều lần,.
 - Gv nhận xét tiết học.
 - Dặn chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
A.Mục đích yêu cầu: 
Hs Nắm chắc nội dung của bài tập đọc đã học “Bầm ơi”. 
- Trả lời các câu hỏi về nội dung của bài.
b.Chuẩn bị : Nội dung bài	
C.Hoạt động dạy học :
1,Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2,Bài mới:
Dựa vào nội dung bài đọc “BẦM ƠI”,( SGKTV 5 tập 2 trang 130 - 131 ) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Anh chiến sĩ nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào?
a. £ Buổi chiều đông có gió núi và mưa phùn, thời điểm vào vụ cấy đồng ở quê anh.
b. £ Buổi chiều thu gió núi và mưa phùn.
c. £ Buổi chiều xuân gió núi và mưa phùn.
2. Viết vào chổ trống hai câu thơ tả người mẹ hiện lên trong trí nhớ anh chiến sĩ.
3. Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
a. £ Ẩn dụ.
b. £ So sánh.
c. £ Nhân hoá.
4. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ với mẹ, em thấy bà mẹ và anh có phẫm chất gì? Điền ý kiến của em vào từng chỗ trống.
a. Phẩm chất của bà mẹ: 
b. Phẩm chất của anh chiến sĩ:
5. Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì?
a. £ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
b. £ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. £ Ngăn cách các vế câu.
6. Dấu phẩy trong câu thơ sau có tác dụng gì?
 Con ra tiền tuyến xa xôi
 Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
a. £ Ngăn cách các vế câu.
b. £ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
c. £ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
7. Trong đoạn văn “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”. Có mấy câu ghép
a. £ Một câu
b. £ Hai câu
c. £ Ba câu
d. £ Bốn câu
8. Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai” liên kết với nhau bằng cách nào?
£ Bằng cách thay thế từ ngữ
£ Bằng cách lặp từ ngữ
£ Bằng cách dùng từ ngữ nối
£ Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ 
- GV chấm điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò.
- Nxét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành.
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về chủ đề Trẻ em.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
F Bài tập 1: 
? Tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ thơ?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
F Bài tập 2: 
? Đặt câu với ba từ tìm được ở bài tập 1.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
F Bài tập 3: 
?Tìm những câu văn, thơ nói về trẻ con có những hình ảnh so sánh?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò.
- Nxét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành.
TUẦN 35
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức đã học trong tuần.
	- Rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn văn miêu tả.
	- Yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy- học:
	*Hướng dẫn học sinh làm bài tập
F Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thảo luận nhóm và trình bày, nhận xét, bổ sung.
“Ngoài công việcvinh dự đầu tiên này, tôi yhấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi ôm rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ”.
1. Đoạn văn trên kể về việc gì?
2. Người kể ở đây là ai?
3. Chi tiết nào cho thấy nhân vật tôi rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
4. Nhân vật tôi đã làm cách nào để rải truyền đơn?
5. Qua công việc rải truyền đơn em thấy công việc hoạt động cách mạng bấy giờ như thế nào? 
6. Qua đoạn văn em thấy bà Nguyễn Thị Định là người như thế nào?
*Người thông minh, nhanh nhẹn, can đảm, giàu nhiệt huyết yêu nước.
7. Trường hợp nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ truyền đơn?
	A. Tờ giấy có nội dung tuyên truyền về chính trị.
	B. Bài báo lớn mà mọi người cần đọc.
	C. Tờ giấy nhỏ không có giá trị.
	D. Bài viết văn của sinh viên, học sinh.
8. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
9.Từ ngữ nào thể hiện các câu trong đoạn văn trên liên kết bằng phép lặp?
	A. truyền đơn, tôi	B. công việc, chợ.
	C. bán cá, ngồi.	D. rảo bước, thấp thỏm.
10. Trong các câu sau câu nào là câu ghép?
a. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
b. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm.
c. Tây tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.
11. Cách sử dụng biện pháp nhân hoá có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả âm thanh của tiếng chỉm trong đoạn thơ sau:
Tiếng chim lay động lá cành.
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
 (Tiếng chim buổi sáng- Định Hải)
* Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả tếng chim buổi sáng. Các động từ lay, đánh thức gợi cho ta những hành động của con người. Biện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận được tiếng chim có ý nghĩa thật sâu sắc. Tiếng chim không những làm cho cảnh vật xung quanh đầy sức sông mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người.
	Qua đoạn thơ, ta không chỉ cảm nhận được âm thanh trong trẻo mà còn nhận thấy một bức tranh thiên nhiên hữu tình với sức sống đang bừng lên trong vạn vật
III. Tổng kết, dặn dò: Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau..
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Mở bài:
- Giới thiệu người được tả.
- Tên cô giáo.
- Cô dạy em năm lớp mấy.
- Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh lao động, khi chăm sóc học sinh,)
* Kết bài:
 - Ảnh hưởng của cô giáo đối với em.
 - Tình cảm của em đối với cô giáo.
- Gọi Hs đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cho cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nxét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức đã học.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II. Các hoạt động dạy- học:
Cho HS làm các bài tập sau: 
F Bài tập 1: Xác định TN trong câu văn dưới đây? Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng?
 Hôm nay , trời nắng rất đẹp.
A. Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân
B. Câu có trạng ngữ chỉ nơi trốn
C .Câu có trạng ngữ chỉ thời gian
D. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích
F Bài tập 2: Xác định nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ sau:
1. Tre già măng mọc
A. Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
2. Trẻ lên ba cả nhà học nói
B. Lớp trước già đi có lớp sau thay thế
3.Trẻ người non dạ
C. Còn ngây thơ, dại dột ,cha biết suy nghĩ chín chắn.
4. Tre non dễ uốn
D.Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
F Bài tập 3: Dấu ngoặc kép dùng trong trường hợp nào?
a. Dùng để đánh dấu lời nói được dẫn trực tiếp.
b. Dùng để đánh dấu ý nghĩa của nhân vật.
c. Dùng để đánh dấu từ ngữ đợc dùng với ý nghĩa đặc biệt.
d. Dùng để trích dẫn nguyên vẹn lời của người khác.
 e. Cả bốn trường hợp trên.
F Bài tập 4: Chủ ngữ là gì? Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng?
a. Chủ ngữ là bộ phận chính thứ nhất của câu, nêu lên người hay vật làm chủ cho một hành động hoặc tính chất trạng thái.
b. Chủ ngữ là tất cả những danh từ đứng đầu câu.
c. Chủ ngữ là người hay vật đứng đầu câu.
F Bài tập 5: Vị ngữ là gì?Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng
a. Vị ngữ là hành động, hay tính chất.
b. Vị ngữ là tất cả những động từ, tính từ đứng ở sau chủ ngữ.
c. Vị ngữ là bộ phận chính thứ hai của câu, nêu lên hành động hay tính chất, trạng thái, của người hoặc vật, đã được biểu hiện ở chủ ngữ.
- Sửa bài chấm điểm cho HS
3. Củng cố, dặn dò.
- Nxét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau, về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn thành

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET T34,35 - chieu.doc