Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 12

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 12

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc lưu loát và bước đầu diễn cảm toàn bộ bài văn.

— Giọng đọc vui, nhẹ nhàng, thong thả; chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài, nhiều dấu phẩy, nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.

 - Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả hình ảnh, mùi vị màu sắc của thảo quả.

 -HS* đọc đúng

2. Hiểu nội dung bài:

 Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả

 3. GD HS tình yêu thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Tranh minh hoạ bài học trong SGK

 — Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
 Tiết 23: MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát và bước đầu diễn cảm toàn bộ bài văn.
— Giọng đọc vui, nhẹ nhàng, thong thả; chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài, nhiều dấu phẩy, nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.
	- Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả hình ảnh, mùi vị màu sắc của thảo quả.
	-HS* đọc đúng
Hiểu nội dung bài:
 Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả 
 3. GD HS tình yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Tranh minh hoạ bài học trong SGK
	— Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.KIỂM TRA BÀI CŨ: Tiếng vọng
— Kiểm tra 2 HS
GV: Em hãy đọc thuộc lòng 8 dòng thơ đầu bài Tiếng vọng.
H: Con chim sẽ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
H: Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt vì cái chết của chim sẻ?
— GV nhận xét và cho điểm
2. BÀI MỚI:
Mỗi miền, vùng nước ta đều có nhiều loại cây quý hiếm. Miền Nam có sầu riêng, măng cụt ngon nổi tiếng. Hôm nay cô và các em sẽ đến thăm những cánh rừng thảo quả bạt ngàn của tỉnh Lào Cai, miền núi phía Bắc nước ta. Rừng thảo quả đẹp như thế nào? Hương thơm của thảo quả đặc biệt ra sao? Để biết được điều đó, chúng ta cần đi vào tìm hiểu nội dung bài học MÙA THẢO QUẢ.
a)Luyện đọc:
HĐ 1: 1 HSG đọc toàn bài 
— Cần đọc với giọng vui, nhẹ nhàng, thong thả...
— Cần nhấn giọng những từ ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gieo mạnh mẽ, vươn ngọn, xoè lá...
HĐ 2: Cho HS đọc nối tiếp 
— GV chia đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến nếp khăn
Đoạn 2: tiếp theo đến không gian.
Đoạn 3: Còn lại
— Cho HS đọc đoạn
— Luyện đọc những từ ngữ khó đọc: lướt thướt, Chìn San, Đản Khao, khép...
HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc cả bài 
— Cho HS đọc theo cặp
__ Gọi 2 cặp đọc lại
HĐ 4: GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài:
Đoạn 1
— Cho HS đọc thành tiếng và đọc thầm
H: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
H: Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý?
Đoạn 2
Cho HS đọc thành tiếng và đọc thầm
H: Chi tiết nào trong bài cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
Đoạn 3
— Cho HS đọc đoạn còn lại
H: Hoa thảo qua nảy ra ở đâu?
H: Khi thảo qua chín, rừng có những nết gì đẹp?
*Qua bài văn tác giả muốn ca ngợi điều gì?
èTả rừng thảo quả khi vào mùa đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
— GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
— Cho HS đọc
— GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn 1 lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
__Đọc theo cặp
— Cho HS thi đọc
— GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
3.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
H: Hãy nói cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Mùa thảo quả
.__Bài sau:Hành trình của bầy ong
__Yêu cầu HS về nhà trực tiếp luyện đọc diễn cảm. 
— GV nhận xét tiết học
— HS* 1 đọc và trả lời câu hỏi
+ Chim sẽ nhỏ chết trong cơn bão nhỏ lúc gần sáng, không có chỗ trú vì đã đâäp cửa một ngôi nhà nhưng không ai mơ, mèo đã ăn thịt chim, những chú chim non mãi chẳng bao giờ ra đời.
— HS 2 đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi 
+ Vì trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dây mở cửa. Vì vô tình đã gây nên hậu quả thật đau lòng.
— HS lắng nghe.
— Lớp lắng nghe.
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
—3 HS đọc nối tiếp đoạn (2 lần)
— 1 HS* đọc chú giải
— 2 HS đọc cả bài
— HS lắng nghe.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ. Mùi thơm đó rải theo triền núi: bay vào những thôn xóm, hương thơn ủ trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
—HSKG: Từ hương và từ thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạng hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, lan toả rất rộng, rất mạnh rất xa của thảo quả. Câu 2 dài, có nhiều dấu phẩy; các câu 3, 4, 5 lại rất ngắn... nhấn mạnh làn gió đã đưa hương thơm thảo quả bay đi khắp nơi, làm cả đất trời tràn ngập mùi hương.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Qua một năm, hạt thảo quả gieo năm trước đã lơn cao tới bụng người 
— Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đêm thêm 2 nhánh mới —> Thoáng cái, thảo quả sầm uất từng khóm râm lam toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
— Dưới tầng đáy rừng, đột ngột bỗng rực lên những chùm thảo qua đọ chon chót... nhấp nháy vui mắt.
__ HS nêu
__HS* nhắc lại
— Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
— HS luyện đọc đoạn
— 3 HS thi đọc đoạn
— Lớp nhận xét.
— Đất nước ta có nhiều cây trái quý hiếm.
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ: 
Tiết 12: NGHE VIẾT: MÙA THẢO QUẢ
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU: S/ X, ÂM CUỐI C/ T
I. MỤC TIÊU:
Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả (Từ đầu đến thêm 2 nhánh mới)
Làm bài tập: phân biệt chính tả những từ ngữ có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/ c dễ lẫn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Phiếu ghi từng cặp tiếng cho HS bốc thăm
	— Bút dạ và giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1 KIỂM TRA BÀI CŨ:Luật bảo vệ môi trường
— Kiểm tra 2 HS: GV đọc cho HS viết các từ ngữ sau: thích lắm, nắm cơm, nắm tay, hay lắm (với HSMB).
— nống nàn, nghèo nàn, nan giải, sang sảng...
— GV nhận xét và cho điểm
2 . BÀI MỚI:
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ được nghe viết một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả. Sau đó các em sẽ làm bài tập chính tả phân biệt những từ ngữ có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/ c.
HĐ 1: GV đọc bài chính tả một lượt
__Cho HS đọc
H: Em hãy nêu nội dung của đoạn chính tả
— Cho HS viết những từ ngữ dẽ viết sai: lướt thướt, Chim San, gieo
HĐ 2: Cho HS viết chính tả
— GV đọc cho HS viết. Mỗi câu hoặc vế câu đọc 2 lần.
HĐ 3: Chấm, chữa bài
— GV đọc lại bài chính tả 1 lượt
— GV chấm 5 – 7 bài 
— GV nhận xét và cho điểm
3. BÀI TẬP:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2
(GV chọn câu a hoặc câu b)
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a
— GV giao việc:
Các em đọc các cặp tiếng trong bảng.
Tìm các cặp từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong bảng a.
— Cho HS làm bài theo hình thức Thi tìm từ nhanh (cho 3 HS lên bộc thăm cùng lúc, cùng viết lên bảng những từ ngữ lên bảng khi có lệnh. Ai tìm từ ngữ ưu điểm, nhan sẽ thắng)
— GV nhận xét và khen những HS tìm từ ngữ đúng, nhanh, chốt lại ý đúng. VD:
a/ sa; sa bẫy, sa lưới...
xa: xa xôi, xa cách...
sẻ : chia sẻ, chim sẻ...
xẻ: xẻ gỗ, xẻ đường...
sổ: sổ sách, cửa sổ...
xổ: xổ số...
sơ: sơ sài, sơ qua, sơ sơ...
xơ: xơ mít, xơ xác...
su: su su, su hào...
xu : đồng xu,...
Câu b : Tiến hành như câu a
bát : bát ngát, bát ăn...
Bác : chú bác, bác trừng....
Mắt : đôi mắt, mắt lưới..
Mắc :mắc màn, mắc áo...
Tất :tất cả, tất bật, tất niên....
Tấc :tấc đất, gang tấc...
Chút :chăm chút, chút ít...
Chúc :chúc thọ, chúc tết...
Mứt :mứt tết, hộp mứt...
Mức :mức độ, vượt mức...
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3a
— GV giao việc:
Các em chỉ ra điểm giống nhau giữa các từ đơn trong 2 dòng đã cho.
Thay âm x vào thì tiếng nào có nghĩa?
— Cho HS làm bài.
— Cho HS phát biểu ý kiến
— GV nhận xét và chốt lại:
Nghĩa của các từ đơn ở dòng thứ nhất chỉ tên các con vật
Nghĩa của các từ đơn ở dòng thứ hai đều chỉ tên các loài cây.
Nêu thay âm đầu bằng x, trong số các tiếng trên, những tiếng sau có nghĩa:
xóc(đòn xóc) xít (ngồi xít vào nhau)
xói (xói mòn) xam (ăn xam)
xẻ (xẻ gỗ) xán (xán lại gần)
xáo (xáo trộn) xâm (xâm lược)
xả (xả thân) xắn (xinh xắn)
xi (xi đánh giầy) xấu (xấu xí)
xung (xung trận) 
xen (xen kẽ) 
— Cho HS làm câu 3b: cách tiến hành tương tự câu 3a.
GV chốt lại kết quả đúng:
1 
an – át ang – ác
man mát khang khác
ngan ngát nhang nhác
2 
ôn – ốt ông – ốc
dôn dốt xồng xộc
tôn tốt tông tốc
3 
un – út ung – úc
vùn vụt sùng sục
ngùn ngụt khùng khục
4. CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 3 
— 2 HS lên bảng viết.
+ HS*
+HS TB
— HS lắng nghe.
— 2 HS đọc đoạn chính tả
— Tả hương thơm của thảo quả và sự phát triển nhanh chóng của cây thảo quả.
— HS* viết từ ngữ. Lớp viết bảng con
— HS viết chính tả.
— HS tự soát lỗi
— Từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát, chữa lỗi.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— 3 HS lên bộc thăm và tìm cặp từ ngữ chứa cặp tiếng vừa bốc thăm. Cả 3 HS đều viết lên bảng lớp từ ngữ vừa tìm được
— Sau đó, 3 em lên tiếp
— Lớp nhận xét.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS làm bài cá nhân
— Một số em phát biểu ý kiến
— Lớp nhận xét.
— HS ghi từ đúng vào vở
— HS chép lời giải đúng vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm bảo vệ môi trường. Luyện tập kĩ năng giải nghĩa một số từ ngữ nói về môi trường.
Biết ghép một tiếng gốc Hán (bảo) với tiếng thích hợp để tạo thành các từ phức.
 Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho.
3. GD HS tình yêu thiên nhiên, có ý thức BVMT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng ... A BÀI CŨ:
— Kiểm tra vở 3 HS lên bảng
— GV nhận xét và cho điểm.
2.BÀI MỚI:
Trong các tiết tập làm văn trước, các em đã nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cảnh, học được cách lập dàn ý xây dựng đoạn, viết hoàn chỉnh một bài văn hoàn chỉnh. Hôm nay, các em sẽ được học một thể loại mới – văn tả người 
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận xét
GV: các em hãy quan sát tranh trong SGK và đọc bài Hạng A Cháng.
H: Em hãy đọc các câu hỏi ở cuối bài và từng cặp trao đổi để trả lời.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Câu 1: Đoạn mở bài: Từ đầu đến đẹp quá! Giới thiệu người định tả (Hạng A Cháng) bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình khoẻ đẹp của A Cháng.
Câu 2: Hình dáng của A Cháng có những điểm nổi bật: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ; vóc cao vai rộng...
Câu 3: A Cháng là người lao động rất khoẻ, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung cao cao độ trong lao động.
Câu 4: Đoạn kết của bài là câu kết “ Sức lực....chân núi Tơ Bo”.
Ý chính của đoạn: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng. Anh là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
Câu 5: bài văn đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
— Cho HS đọc phần Ghi nhớ(SGK).
HOẠT ĐỘNG 2: Bài tâp.
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV nhắc lại yêu cầu.
— Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại và khen những HS làm đầy đủ 3 phần. Phần thân bài nêu những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của người được tả.
3.CỦNG CỐ- DẶN DÒ;
— Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
__ Đối với những người thân trong gia đình em có tình cảm gì?
— Nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện dàn bài.
— 3 HS lần lượt đọc bài làm của mình ờ tiết tập làm văn trước.
 HS quan sát tranh và trả lời (1 HS đọc to, lớp đọc thầm)
— Từng cặp trao đổi và đại diện trả lời trước lớp.
— Lớp nhận xét.
— HS* lần lượt đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm theo.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— 3 HSKG làm bài vào phiếu. HS còn lại làm bài vào giấy.
— 3 HS làm bài vào giấy dán phiếu đã làm lên bảng.
— Lớp nhận xét.
__ HS trả lời
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
= = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 24: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
Biết vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm được các quan hệ từ trong câu; hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp để điền từ thích hợp theo yêu cầu BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho.
HS* Tìm được các quan hệ từ trong câu.
3. GD HS tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— 2, 3 tờ giấy khổ to
	— Giấy khổ to và băng dính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.KIỂM TRA BÀI CŨ: Bảo vệ môi trường
— Kiểm tra 3 HS
GV nhận xét và cho điểm.
2.BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em biệt vận dụng kiến thức về quan hệ từ để tìm được những quan hệ từ trong câu, biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV giao việc:
Các em đọc lại 4 câu đoạn văn.
Tìm quan hệ từ trong đoạn văn.
Cho biết từ ấy nối từ ngữ nào trong đoạn.
— Cho HS làm bài (GV dán phiếu khổ to lền bảng lớp)
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV giao việc:
Các em đọc lại 3 câu a, b, c.
Chỉ rõ các từ in đậm trong 3 câu vừa đọc biểu thị những quan hệ gì?
— Cho HS làm bài trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Câu a:
để biểu thị quan hệ mục đích 
nhưng biểu thị quan hệ đối lập
Câu b: 
mà biểu thị quan hệ đối lập
Câu c:
nếu......thì biểu thị quan hệ giả thiết (điều kiện – kết quả)
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
— GV giao việc: Các em điền vào ô trống trong các câu a, b, c, d những quan hệ từ thích hợp.
— Cho HS làm việc (GV dán 2 tờ giấy khổ to đã viết sẵn 4 câu văn)
— GV nhận xét và chốt lại: Những quan hệ từ cần điền là:
Câu a: và; câu b: và, ở, của; câu c: thì, thì; câu d: và, nhưng.
HĐ 4: Hướng dẫn HS làm BT4
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV giao việc: Bài tập cho 3 quan hệ từ mà, thì, bằng. Với mỗi quan hệ từ, các em đặt một câu.
— Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
— GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.
3.CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
— GV nhận xét tiết học.
__Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở các bài tập đã làm ở lớp. Chuẩn bị bài sau Bảo vệ môi trường
— 2 HS lần lượt làm bài của phần Nhận xét của tiết luyện từ và câu trước.
— 1 HS* nhắc lại Ghi nhớ của bài : Quan hệ từ
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS làm việc theo cặp.
— 2 HSTB lên bảng làm vào phiếu.
— Lớp nhận xét.
— HS làm việc theo cặp.
— Đại diện cặp lên trình bày ý kiến của nhóm mình
— Lớp nhận xét.
+HS* tìm các cặp quan hệ từ
.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
— 2 HSK lên làm trên giấy.
— Lớp dùng bút chì điền vào ô trống trong SGK.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
— HS làm bài cá nhân.( HS KG đặt 3 câu với 3 từ)
— Một số HSKG đọc câu mình đặt.
— Lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM:
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 24: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(QUAN SÁT VÀ CHỌN LỌC CHI TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết những chi tiết miêu tả tiêu biểu, đặc sắc về hình dáng và hoạt động của nhân vật qua những bài văn mẫu. Từ đó hiểu khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải biết chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng.
Biết thực hành, vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
GD HS biết yêu quý và giúp đỡ mọi người
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ ghi lại các đặc điểm ngoại hình của người bà trong bài Bà tôi.
	— Phiếu ghi đoạn văn Người thợ rèn để HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.KIỂM TRA BÀI CŨ: Cấu tạo bài văn tả người
— Kiểm tra 3 vở cuả lớp (dàn ý tả người thân trong gia đình)
— GV nhận xét và cho điểm.
2.BÀI MỚI:
Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ được phân tích 2 đoạn văn mẫu về văn tả người (Bà tôi, Người thợ rèn)
Các em ssẽ thấy được tác giả đã biết chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về hình dáng và hoạt động của nhân vật mình tả. Từ đó làm một bài văn tả người, các em phải biết chọn lọc để đưa vào bài chỉ những chi tiết tiêu biểu, nổi bật, gây ấn tượng.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc:
Các em đọc lại đoạn văn Bà tôi 
Tìm và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt)
— Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối; mái tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu và dễ dàng đi vào tâm trí của cháu; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
Đôi mắt: (khi bà mỉm cười) hai con ngươi đen sẫm nở ra, longlanh dịu hiền, khó tả ánh lên những tia ấm áp, tươi vui....
Khuôn mặt: đôi má ngăn ngăn đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn luôn tươi trẻ.
GV: H: Qua việc miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát và chọn lọc các chi tiết như thế nào?
GV: Chính vì vậy bài văn ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí người đọc đồng thời bộc lộ tình yêu tràn đầy của đưa cháu nhỏ với bà mình qua từng lời tả (GV đưa bảng tóm tắt lên bảng lớp)
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2
(tiến hành như bài tập 1)
GV chốt lại lời giải đúng.
Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
Quai những nhát búa hăm hở (khiến cho con cá lửa không khắc phục)
Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng.....
Lại lôi con cá lửa ra...
Trở tay ném thỏi sắt....duyên dáng
Liếc nhìn lưỡi rìu...chinh phục mới
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập vè nhà
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV nhắc lại yêu cầu: Các em về nhà chú ý:
Quan sát một người em thường gặp (có thể là cô giáo, thầy giáo, ông, bà, bố mẹ, anh, chị, em người hàng xóm)
Ghi lại những điều quan sát được.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà là tốt bài tập về nhà để chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau.
— 3 HS nộp vở để chấm và đọc dàn bài
— 1 HS* nhắc lại 3 phần của dàn ý bài văn tả người.
— HS lắng nghe.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
__ 1 HS đọc , lớp đọc thầm
— HS làm bài cá nhân
— Một vài HS đọc phần ghi chép của mình
— Lớp nhận xét.
HS* nhắc lại
— Tác giả chọn lọc những chi tiết rất tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả.
— HS quan sát bảng tóm tắt.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 12.doc