Kế hoạch bài dạy lớp 5 tuần 1

Kế hoạch bài dạy lớp 5 tuần 1

Môn:TẬP ĐỌC PPCT: Tiết :1

 Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Học thuộc đoạn “ sau 80 năm công học tập của các em” (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)

- Học sinh khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến tin tưởng

II-CHUẨN BỊ : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 

doc 28 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 5 tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 1 
Từ 22/ 8 / 2011 đến 26 / 8/ 2011
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Tiết PPCT
Mức độ tích hợp
1
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
1
Hai
2
Toán
Ôn tập khái niệm phân số
1
22/08/2011
3
Chính tả
Nghe-viết : Việt Nam thân yêu
1
4
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5 (Tiết 1+2)
1
KNS
5
Thể dục
1
6
Linh hoạt
Rèn chính tả cho HS yếu
7
HĐTT
1
LT & Câu
Từ đồng nghĩa
1
Ba
2
Khoa học
Sự sinh sản
1
KNS
23/08/2011
3
Toán
Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
2
4
Kể chuyện
Lý Tự Trọng
1
5
HĐNGLL
6
Linh hoạt
Rèn chữ viết
7
Tin học
1
Tập đọc
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
2
GDBVMT : TP
Tư
2
Mỹ thuật
24/08/2011
3
Tâp văn
Cấu tạo của bài văn tả cảnh
1
GDBVMT : TP
4
Toán
Ôn tập : So sánh hai phân số
3
5
Âm nhạc
Ôn tập một số bài hát đã học
1
6
Lịch sử
"Bình Tây Đại Nguyên Soái" Trương Định
7
Ôn toán
Phân số 
1
LT & Câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
2
Năm
2
Toán
Ôn tập : So sánh hai phân số (tt)
4
25/08/2011
3
Thể dục
4
Kỉ thuật
Đính khuy hai lỗ (tiết 1)
1
5
Khoa học
Nam hay nữ
2
KNS
6
Anh văn
7
Linh hoạt
1
Tâp L văn
Luyện tập tả cảnh
2
GDBVMT : TP
Sáu
2
Toán
Phân số thập phân
5
26/08/2011
3
Tin học
4
Anh văn
5
Địa lí
Việt Nam đất nước chúng ta
1
6
Ôn TV
Rèn đọc trơn
7
SHCN+Đội
1
NGÀY
MÔN
BÀI GDBVMT
Thứ 2
15/8
Tập đọc
Toán
K.chuyện
Khoa
Đạo đức
Thư gửi các học sinh 
Ôn tập : khái niệm về phân số
Lý Tự Trọng
Sự sinh sản KNS
Em là học sinh lớp 5 KNS
Thứ 3
16/8
L.T&câu 
Toán
TV* 
Tập đọc
T.L. văn
Toán*
Từ đồng nghĩa
Ôn tập tính chất cơ bản của phân số 
Quang cảnh làng mạc ngày mùa K/T trực tiếp ND 
Cấu tạo của bài văn tả cảnh K/T trực tiếp ND bài 
Thứ 4
17/8
Chính tả
Toán
HĐNG
Viết bài : Việt nam thân yêu
Ôn tập : So sánh hai phân số
Thứ 5
18/8
L.T&câu 
Toán
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Ôn tập : So sánh hai phân số
Thứ 6
19/8
T. L.văn
Toán
Khoa
SHL
Luyện tập tả cảnh K/T trực tiếp ND bài
Phân số thập phân
Nam hay nữ KNS
 Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011
Môn:TẬP ĐỌC PPCT: Tiết :1
 Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : 
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Học thuộc đoạn “ sau 80 nămcông học tập của các em” (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)
- Học sinh khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến tin tưởng
II-CHUẨN BỊ : -       Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III- HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I-MỞ ĐẦU
 Nhắc nhở nội quy – nề nếp học tập.
- Theo dõi . 
II-DẠY BÀI MỚI : 1-Giới thiệu bài : 
Giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em : 
- Các em thấy gì trong bức tranh minh họa chủ điểm: (Hình ảnh bác Hồ và học sinh các dân tộc trên nền lá cờ Tổ quốc bay thành hình chữ  S – gợi dáng hình đất nước ta.)
Giới thiệu : Thư gởi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam đối với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
- HS nêu 
- Hs nhắc lại, ghi vở.
2-Tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc : Có thể chia lá thư  làm 2 đoạn như sau :
Đọan1:Từ đầu đếnVậy các em nghĩ sao ?
Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
* Nhận xét – HD sửa sai.
- Cho HS đọc phần chú giải các từ mới ở cuối bài đọc ( 80 năm giời nô lệ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu ... ), giải nghĩa từ , đặt câu với các từ : cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.
- GV:Những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đánh Pháp, đuổi Nhật, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .
- Khi đọc diễn cảm chú ý giọng thân ái, thiết tha, đầy thân ái, hi vọng, tin tưởng.
b) Tìm hiểu bài :+ T/C HS đọc cho nhau nghe nhóm 2.
 - GV đưa bảngphụ câu hỏi thảo luận nhóm .  
- Ngày khai trường tháng 9-1945 có gì đặc biệt so với
những ngày khai trường khác ?( Là ngày khai trường đầu tiên ....sau 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược...)
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? (Xâydựng lại cơ đồ...theo kịp các nước khác .) 
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?( Cố gắng ,siêng năng học tập, ngoan ngoãn...)
* GV nhận xét –bổ sung . 
- Bài đọc có ý nghĩa như thế nào ? 
* Nhận xét – bổ sung (Thể hiên sự quan tâm của Bác & đề ra trách nhiệm đối với thế hệ trẻ VN) 
c) Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm 
-GV- Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho HS.
- Gọi 2 HS đọc diễn cảm nối tiếp.
* Nhận xét – HD sửa sai.
- Gọi HS đọc diễn cảm cá nhân 
* Chú ý : - Giọng đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS .
- GV theo dõi, uốn nắn – sửa sai.
3-Củng cố , dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học 
- Đọc trước bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
 - Theo dõi .
- HS đọc nối tiếp.(2lượt)
 - Theo dõi sửa sai.
- Đặt câu theo yêu cầu .
- HS theo dõi .
- HS đọc theo nhóm 2 .
- HS trả thảo luận nhóm .
- Cử đại diện báo cáo .
- HS nhận xét chéo . 
- HS trả lời – bổ sung. 
- Nhắc lại – ghi vở ND .
 - HS đọc diễn cảm nối tiếp.
- HS đọc diễn cảm cá nhân.
- Theo dõi sửa sai. 
Môn: Toán PPCT: Tiết :1
Bài: ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:  
Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho mọt số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. Bài 1.Bài 2.Bài 3.Bài 4.
II-CHUẨN BỊ: Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số .
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-GIỚI THIỆU BÀI 
Trong tiết học toán đầu tiên của năm học, các em sẽ được củng cố về khái niệm phân số và cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Theo dõi 
 BÀI MỚI
2-1-Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số: 
-Gv treo miếng bìa Ibiểu diễn phân số 
- Đã tô màu mấy phần băng giấy?
-Yêu cầu hs giải thích ?
-Gv mời 1 hs lên bảng đọc  và viết phân số thể hiện phân số vừa nêu.
-Gv tiến hành tương tự với các hình còn lại.
-Gv viết lên bảng cả 4 phân số (SGK).
2-2-Hướng dẫn ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên , cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số 1
2-3-Luyện tập – thực hành 
1.Đọc các phân số : 5/7; 25/100; 91/38; 60/17; 85/1000
2)Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số 
-Gv viết lên bảng các phép chia sau :
3;5 ; 75:100 ; 9:17 
- Em hãy viết thương của các phép chia dưới dạng phân số ?
-Gv kết luận và sửa sai 
-Gv hỏi : có thể coi là thương của phép chia nào ?
-Hỏi tương tự với 2 phép chia còn lại
-Yêu cầu hs mở SGK và đọc  chú ý 1
- Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia
một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào ?
* Nhận xét – bổ sung
3.Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số .có mẫu số là 1
GV ghi bảng các số tự nhiên 32; 105; 1000. 
- Hãy viết mỗi số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ?
- GV nhận xét bài làm cùa hs.
- Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào ?
-Hỏi hs khá giỏi : Em hãy giải thích vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và mẫu số là 1 . Giải thích bằng VD .
-KL : Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1 
Bài 4 :Yêu cầu làm gì? 
- Tổ chúc HS làm vở – 2 HS làm bảng lớp 
a)1=6/6 b) 0=0/5.
 GV nhận xét–đánh giá – sửa sai.
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
-Gv tổng kết tiết học.
-Chuẩn bị bài sau:Ôn tập tính chất cơ bản của phân số.
- Theo dõi .
- HS trả lời- giải thích.
-Hs viết và đọc .
 -Hs quan sát hình , đọc  và viết các phân số đó.
-Hs đọc  lại các phân số .
- Theo dõi .
-3 hs lên bảng thực hiện 
- HS nhận xét .
- HS viết.
- HS trả lời
-Cả lớp làm bảng con. 
- Nêu – nhận xét.
-Hs nêu : 
VD : 32 =  32/1. vì 32:1=32
-2 hs lên bảng làm bài. 
Môn: KỂ CHUYỆN PPCT : Tiết 1
BÀI: LÝ TỰ TRỌNG
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được tòan bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câ chuyện.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca nghợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ động đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù .
- Học sinh khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện
II-CHUẨN BỊ:      - Tranh minh họa trong SGK.
-       Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh (chỉ treo bảng để chốt lại lời thuyết minh đúng khi Hs đã làm BT 1).
III. - HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta, các em sẽ được nghe thầy (cô) kể về một chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: anh Lý Tự Trọng. Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi. Để bảo vệ đồng chí của mình, anh đã dám bắn chết một tên mật thám Pháp. Anh hi sinh khi mới 17 tuổi.
-Hs nhắc lại, ghi tựa.
2-Gv kể chuyện 
Giọng kể cần truyền cảm: 
-Kể lần 1.
-Viết lên bảng các nhân vật trong truyện : Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư.
-Giải nghĩa một số từ chú giải khó hiểu SGV /48
-Kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
-Kể lần 3 ( nếu cần).
-Hs nghe.
3-Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
a)Yêu cầu 1 :
-Dựa vào tranh minh họa và trí nhớ , các em hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết minh.
+1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập.
+2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
+3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tĩnh và nhanh trí.
+4: Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị bắt.
+5: Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng của mình.
+6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài “ Quốc tế ca”.
b)Yêu cầu 2-3 
-Nhắc Hs :
+Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lập lại nguyên văn từng lời của thầy (cô)
+Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung , ý nghĩa của câu chuyện.
-Vì sao những người coi ngục gọi anh là “ ông nhỏ” ?
-Câu chuyện giúp em hiểubiết điều gì ?
-1 Hs đọc yêu cầu của bài.
-Phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
-1 Hs đọc yêu cầu của BT 2,3 
-Kể chuyện theo nhóm .
-Thi kể trước lớp 
-Trao đổi ý nghĩa của câu chuyện .
-Khâm phục anh nhỏ tuổi nhưng dũng cảm. 
-Người cách m ... hân bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000 và nhân số đó với cả tử số để có phân số thập phân 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp học
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng chuyển phân số thành phân số thập phân
*Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, luyện tập
Bài 1: Đọc phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh trình bày miệng sửa bài
 Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
 Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài bảng lớp: ; ; ; ;
 Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
 Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh lần lượt sửa bài
- Học sinh nêu đặc điểm của phân số thập phân 
 Bài 4 (a,c)
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Nêu yêu cầu bài tập
thể nêu hướng giải (nếu bài tập khó)
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách nhẩm
- Hs sửa bảng lớp
 Giáo viên nhận xét
- Hs nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- Học sinh nêu
- Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời, ngược lại)
- Học sinh thi đua
 Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Lớp nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học
Môn :Khoa học PPCT :Tiết 2 + 3  
 Bài : NAM HAY NỮ (KNS)
I. MỤCĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niêm của xã hội về vai trị của nam, nữ.
-Tôn trọng các bạn cùng giới, khác giới không phân biệt nam, nữ.
* KNS : Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
-Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân
- Làm việc theo nhóm
- Hỏi - Đáp với chuyên gia
II. CHUẨN BỊ: - Các hình minh họa trang 6- 7 SGK.
- Phiếu học tập.- Hình vẽ nam và nữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I/ KTBC:
+ Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì đã xãy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
+ Nhận xét câu trả lời và ghi điểm.
II/Bài mới :
- GTB: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu những điểm giống nhau và khác nhau về nam và nữ.
 1)Khám phá :
+ Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp:
+ Cho bạn xem tranh vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ?
+ Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ.
+ Khi một bé mới sinh ra dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp. Nghe và ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
- Nh/xét các ý kiến của HS, kết luận.
* Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ:
+ Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Nếu gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng có thai và sinh con. 
 2)Kết nối :   Hoạt động 2:
- GV cho HS quan sát hình chụp trong SGK.
- Yêu cầu HS cho thêm VD về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
 3) Thực hành :
+ Hoạt động 3: Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”.
- GV hướng HS cách thực hiện trò chơi. Mỗi nhóm nhận 1 bộ phiếu và 1 bảng dán tổng hợp. Các em cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu.
- GV cho các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng theo thứ tự thời gian hoàn thành 1, 2, 3, ...
- GV cho các nhóm có ý kiến khác nhau.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương.
+ Hoạt động 4: Vai trò của nữ
- GV cho HS quan sát H4 trang 9-SGK và hỏi: Aûnh chụp gì? Bức tranh gợi cho em suy nghĩ gì?
- GV nêu: Như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu 1 số VD về vai trò của nữ trong lớp, trường và địa phương ở nơi khác mà em biết.
- Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
- Hãy kể tên những người tài giỏi, thành công trong công việc xã hội mà em biết?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về vai trò của phụ nữ.
+ Hoạt động 5: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu: Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao? (GV ghi vào mỗi phiếu học tập 2 trong 6 ý kiến và giao cho HS).
1.  Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
2.  Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
3.  Đàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
4.  Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
5.  Trong gia đình nhất định phải có con trai.
6.  Con gái không cần học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi các HS có tinh thần học tập, tham gia xây dựng bài.
+ Hoạt động 5: Liên hệ thực tế
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lý không?
- Gọi HS trình bày, gợi ý HS lấy VD trong lớp, trong gia đình, hay những gia đình mà em biết.
- Kết luận: Ngày xưa, có những quan niệm sai lầm về nam và nữ trong xã hội. Ngày nay cũng còn một số quan niệm về xã hội chưa phù hợp, quan niệm này vẫn còn ở một số vùng sâu- vùng xa...
4)Vận dụng :
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Nam và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
+ Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết/ 7- SGK và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
- Con người có hai giới: nam và nữ.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp làm việc theo hướng dẫn.
- HS cùng quan sát.
- HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS cùng đọc SGK.
- HS nghe hướng dẫn cách chơi và thực hiện trò chơi. Kết quả dán ở bảng:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu.
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
-Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn
-Tự tin
- Chăm sóc con
- Trụ cột gia đình
- Đá bóng
- Giám đốc
- Thư kí...
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
- Mang thai.
- Cho con bú.
- HS cả lớp làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS cùng quan sát ảnh, sau đó một vài HS nêu ý kiến của mình.
- HS tiếp nối nhau nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần đưa ra 1 VD.
- Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nối tiếp nhau kể tên theo hiểu biết của từng em.
 - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có từ 4-6 HS cùng thảo luận và bày tỏ thái độ về 2 trong 6 ý kiến.
- Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ của mình về 1 ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, kể về những sự phân biệt giữa nam và nữ; sau đó bình luận và nêu ý kiến của mình về các hành động đó.
- Lắng nghe.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
Tuần 01 (Từ ngày 22/8/2011 – 25/8/2011)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. 
Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo công tác trực vệ sinh nề nếp của tổ của các tổ.
III. . HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU 
I / Hoạt động 1 : Sơ kết tình hình tuần 25
Giáo viên nhắc lại kế hoạch tuần 25.
Lớp trưởng lên điều khiển lớp sinh hoạt .
Lớp trưởng mời từng tổ bào cáo kết quả tuần qua (ưu điểm và tồn tại, đề nghị khen thường trong tổ).
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các mặt hoạt động : học tập, giờ giấc, trang phục, chuyên cần, phòng trào VSCĐ, phong trào đội, trực nhật .của các tổ . 
Cá nhân HS nêu ý kiến của mình, lớp trưởng giải đáp thắc mắc của các bạn (nếu có).
 Đề nghị khen thưởng ------------------------------------------------------
(HS giơ tay biểu quyết – lớp trưởng chốt lại danh sách bạn được khen trước lớp ).
 Các bạn cần cố gắng là :----------------------------------------------------
Lớp trưởng phổ biến kế hoạch tuần 26 .
* Lớp trưởng yêu cầu cả lớp hát bài Lớp chúng ta kết đoàn để thay đổi không khí .
II / Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá của giáo viên
 Giáo viên nêu nhận xét, đánh giá về hoạt động tuần qua cũng như kế hoạch tuần tới của lớp trưởng vừa nêu.
1) Ưu điểm : 
Trong giờ học, các em tích cực góp ý xây dựng bài. Đa số các em đều học bài và chuẩn bị bài khi đến lớp .
Vệ sinh : lớp sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi quy định .
Nhanh chóng tham gia thể dục giữa giờ khi có trống ra chơi .
 2) Tồn tại :
Các em còn ồn khi chuyển tiết, khi di chuyển sang các phòng chức năng còn ồn .
Chữ viết một số em cần rèn luyện thêm cho đẹp, rõ ràng.
 3) Nhận xét kế hoạch tuần 27 của lớp trưởng (bổ sung, đóng góp ý) 
III/ Hoạt động 3 : Đề nghị biểu dương, khen thưởng
Khen thưởng 6 bạn bạn có thành tích tốt về các mặt trong tuần 01 :
Hạng nhất :----------------------------------------------------------------------
Hạng nhì :-----------------------------------------------------------------------
Hạng ba :------------------------------------------------------------------------
Hạng tư :-------------------------------------------------------------------------
Hạng năm : ---------------------------------------------------------------------
Hạng sáu : ----------------------------------------------------------------------
Ngoài ra còn tuyên dương và khen thưởng các bạn viết chữ đẹp trong tuần qua là
 (mỗi tổ 1 bạn): 
Tổ 1 :---------------------------------------------------------------------
Tổ 2 :---------------------------------------------------------------------
Tổ 3 :---------------------------------------------------------------------
Các bạn có tiến bộ về chữ viết được tuyên dương trước lớp là :--------------------------------------
 Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm lớp lên trao phần thưởng cho các bạn .
* Trò chơi kết thúc : Con thỏ ăn cỏ, uống nước, chui hang.
Khối trưởng
Giáo viên soạn
Ngày tháng 8 năm 2011
Trương Thị Ánh Phượng
Ngày 22 tháng 8 năm 2011
Trần Thị Kim Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 1moi.doc