Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 9

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 9

TẬP ĐỌC

CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm toàn bài.

 — Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

 — Diễn tả sự tranh luận sôi nổi của 3 bạn: giọng giảng giải ôn tồn, rành rã, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận, phân giải.

 — Nắm được vần đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 — Tranh minh hoạ đọc trong SGK.

 — Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện diễn cảm.

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần số 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
TẬP ĐỌC
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm toàn bài.
	— Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
	— Diễn tả sự tranh luận sôi nổi của 3 bạn: giọng giảng giải ôn tồn, rành rã, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận, phân giải.
	— Nắm được vần đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Tranh minh hoạ đọc trong SGK.
	— Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 4 HS.
H: Vì sao người ta gọi là “ cổng trời”?
H: Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
— GV nhận xét.
 Trong cuộc sống, dường như cái gì cũng thật đáng quý. Nhưng quý nhất là cái gì? Vì sao là quý nhất? Các em sẽ biết được điều đó qua bài tập đọc Cái gì quý nhất hôm nay chúng ta học
HĐ 1: GV hoặc 1 HS khá giỏi đọc
— Đọc với giọng kể, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật...
HĐ 2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
— GV chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
Đoạn 2: Tiếp theo đến phân giải.
Đoạn 3: Còn lại
— Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
— Cho HS đọc những từ ngữ khó đọc:
Sôi nổi, qúy, hiếm....
HĐ 3: Cho HS đọc cả bài
— Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
HĐ 4: GV đọc diễn cảm một lượt
(cách đọc như hường dẫn ở trên)
Đoạn 1 + đoạn 2
— Cho HS đọc
H: Theo Hùng, Quý, Nam, cái qúy nhất trên đời là gì?
H: Lý lẽ mỗi bạn dưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
(khi HS phát biểu GV nhớ ghi tóm tắt ý các em bảng phát biểu )
Đoạn 3
— Cho HS đọc
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
H: Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải như thế nào? Thái độ tranh luận ra sao?
— GV hướng dẫn thêm:
Lời dẫn chuyện cần đọc chậm, giọng kể.
Lời các nhân vật: đọc to, rỏ ràng thể hiện sực khẳng định.
— GV chép đoạn văn cần luyện lên bảng (hoặc đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn văn lên) và hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt giọng và GV đọc mẫu đoạn.
— Cho HS thi đọc (nếu có điều kiện, thời gian cho HS thi đọc phân vai)
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà trực tiếp luyện đọc diễn cảm toàn bài, chuẩn bị cho tiết tập đọc tiết sau: Vườn quả cù lao sông
HS 1 đọc và trả lời câu hỏi
— Vì đứng giữa 2 vách đá, nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác, như là cổng để đi lên trời
HS 2 đọc và trả lời câu hỏi
— HS trả lời tự do
HS 3 + HS 4: đọc thuộc lòng khổ thơ yêu thích.
— HS lắng nghe.
— HS dùng viết chì đánh dấu đoạn
— HS đọc nối tiếp (2 lần)
— HS luyện đọc từ
— 2 HS đọc cả bài
— 1 HS đọc chú giải
— 1 HS giải nghĩa từ
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
Theo Hùng: quý nhất là lúa gạo
Theo Quý: vàng là quý nhất
Nam: Thì giờ là quý nhất.
Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam: có thì giờ mới lam ra được lúa gạo, vàng bạc.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
— Ý kiến minh đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh, khiêm tốn...
— Một số HS đọc đoạn trên bảng
— HS thi đọc.
=================*****=================
CHÍNH TẢ
NHỚ VIẾT: TIẾNG ĐÀN BA – LA – LAI – CA TRÊN SÔNG ĐÀ
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU L/ N ÂM CUỐI N/ NG
I. MỤC TIÊU:
Nhớ và víêt lại đúng chính tả bài Tiếng đàn ba la lai ca trên sông Đà. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể tự do.
Ôn tập chính tả phương ngữ: luyện viết đúng những từ ngữ có âm đàu l/ n hoặc âm cuối n. nước ngoài dễ lẫn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2 vào từng phiếu nhỏ để HS bốc thăm và tìm từ ngữ chứa tiếng đó.
	— Giấy bút, băng dính để HS tìm từ láy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 6 HS (2 nhóm)
GV đọc cho HS viết: tuyên truềyn, khuyên, thuyết, khuyết, tuyệt
— GV nhận xét.
Hôm nay một lần nữa các em lại được cùng tác giả hoà mình vào đêm trăng chơi vơi trên sông Đà, được lắng nghe tiếng đàn ngân nga....qua bài chính tả Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà.
HĐ 1: Hướng dẫn chung
GV: Em hãy đọc thuộc bài thơ Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà.
H: E hãy cho biết bài thơ gồm mấy khổ? Viết theo thể thơ nào?
H: Theo em, viết tên loại đàn nêu trong bài như thế nào? Trình bày tên tác giả ra sao?
HĐ 2: Cho HS viết chính tả
GV: Các em nhớ lại bài thơ và lời cô dặn rồi bắt đầu viết chính tả.
HĐ 3: Chấm chữa bài
— GV đọc một lượt bài chính tả.
— GV chấm 5 – 7 bài
— GV nhận xét chung về những bài chính tả vừa chấm.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2
(GV lựa chọn bài 2a hoặc 2b)
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a
— GV giao việc: Cô sẽ tồ chức trò chơi. Tên trò chơi là Ai nhanh hơn. Cách chơi như sau:
5 em sẽ cùng lên bốc thăm. Phiếu thăm đã được cô ghi sẵn một cặp tiếng có âm đầu l/ n. Em phải viết lên bảng lớ 2 từ ngữ có chứa tiếng em vừa bốc thăm được. Em nào tìm nhành viết đúng, viết đẹp là thắng.
— Cho HS làm bài và trình bày kết quả
— GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ các em tìm đúng, và khen những HS tìm nhanh, viết đẹp, viết đúng.
VD: la: la hét, con la, lân la.
na: nu na nu nống, quả na, nết na
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
(cách làm như câu 2a)
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT3
(chọn 3a hoặc 3b)
Câu 3a
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3a
— GV giao việc: Bài tập yêu cầu các em tìm nhanh từ láy có âm đầu viết bằng l.
— Cho HS làm việc theo nhóm (GV phát giấy khổ to cho các nhóm)
— Cho HS trình bày.
— GV nhận xét và khen nhóm tìm được nhiều từ, tìm đúng: la liệt, la lối, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lõng, lai áng, la lũ, làm lụng, lanh lảnh, lanh lợi, lanh lẹ, lạnh lẽo......
Câu 3b: Cách tiến hành như câu 3a: Một số từ láy: loáng thoáng, lang thang, chàng màng, trăng trắng, sang sáng, lõng bõng, leng keng...
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở. Mỗi em viết ít nhất 5 từ láy.
— 2 nhóm HS viết trên bảng lớp
— 3 HS đọc thuộc lòng
— 1 HS đọc thuộc lòng cả bài.
— Bài thơ gồm 3 khổ, viết theo thể thơ tự do.
— Tên loại đàn không viết hoa, có gạch nối giữa các âm.
— Tên tác giả viết phía dưới bài thơ,bên phải trang giấy, cách lề 8 ô.
— HS nhớ lại bài thơ và viết chính tả
— HS soát lỗi
— HS đổi tập cho nhau để sửa mỗi, ghi ra lề
— 1 HS đọc bài tập, lớp đọc thầm lại
— 5 HS lên bốc thăm cùng lúc và viết nhan từ ngữ mình tìm được lên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Các nhóm tìm nhanh từ láy có âm đầu viết bằng l. Ghi vào giấy.
— Đại diện các nhóm đem giấy ghi kết quả tìm từ của nhóm mình lên bảng lớp.
— Lớp nhận xét.
— HS chép từ đúng vào vở.
— HS chép từ làm đúng vào vở
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Mở rộng vốn từ thuộc chủ đề thiên nhiên. Biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió, mưa, dòng sông, ngọn núi...) theo những cách khác nhau để diễn đạt ý cho sinh động.
Biết viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em đang sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bút dạ và giấy khổ to 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 4 HS
— GV nhận xét và cho điểm
Để bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động, hấp dẫn, chúng ta cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm giàu thêm vốn từ ngữ và luyện cách dùng từ ngữ gắn với chủ điểm thiên nhiên.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 + BT2
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập BT1 + BT2
— GV giao việc:
Các em đọc lại bài Bầu trời mùa thu 
Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong bài vừa học và chỉ rõ những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh? Những từ ngữ nào thể hhiện sự nhân hoá?
— Cho HS làm bài (GV phát giấy cho 3 HS làm bài)
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
+ Những từ ngữ tả bầu trời thể hiện sự so sánh: Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+ Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá 
Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
Bầu trời dịu dàng
Bầu trời buồn bã
Bầu trời trầm ngâm
Bầu trời nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca.
Bầu trời cúi xuống lắng nghe...
+ Những từ ngữ khác:
Bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa.
Bầu trời xanh biếc.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT3
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Các em cần dựa vao cách dùng từ ngữ trong mẫu chuyện trên để viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sống.
— Cho HS trình bày kết quả bài làm
— GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, đúng.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn (nếu ở lớp chưa viết xong)
— Chấm tập của 2 HS (bài tập 2 và bài tập 3)
HS 3: làm lại bài tập 3a
HS 4: làm lại bài tập 3b (tiết luyện từ và câu: luyện tập về từ nhiều nghĩa )
— 1 HS khá giỏi đọc bài Bầu trời mùa thu
— 1 HS đọc yêu cầu bài tập
— Cả lớp đọc thầm theo
— HS làm bài cá nhân. Mỗi em ghi ra giấy nháp (VBT)
— 3 HS làm vao giấy
— 3hs làm bài vào giấy và đem dán lên bảng lớp.
 ... h và tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi của các em.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc:
Các em đọc lại bài Cái gì quý nhất và nêu nhận xét theo yêu cầu của câu hỏi a, b, c.
- Cho HS làm bài theo nhóm
— Cho HS trình bày bài
— GV nhận xét và chốt lại:
a/ Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: trên đời này, cái gì quý nhất.
— 2 HS nộp vở chấm
— 2 HS đọc đoạn mở bài, kết bài đã làm ở tiết tập làm văn trước.
— HS lắng nghe.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— Từng nhóm trao đổi, thảo luận.
— Đại diện các nhóm lên trình bày bài của nhóm mình.
— Lớp nhận xét.
Ý kiến của mỗi bạn
Hùng:
— Quý nhất là lúa gạo.
Quý:
— Quý nhất là vàng
Nam:
— Quý nhất là thì giờ
Lí lẽ đưa ra để bảo vệ
— Ai cũng phải ăn mới sống được
— Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
— Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo.
Cách trình bày lí lẽ
— Dùng câu hỏi có ý khẳng định
— Dùng câu hỏi có ý khẳng định; suy luận
— Dẫn lời thầy giáo để khẳng định; suy luận...
c/ Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận: người lao động mới là quý nhất.
— Thầy lập luận: lúa gạo, vàng, thì giờ đều đáng quý nhưng chưa phải là quý nhất vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị
— Ý kiến của thầy thể hiện thái độ tôn trong người khác: thầy công nhận những thứ Hùng, Quý nêu ra đầu đáng quý. Thầy nêu câu hỏi: “ Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?” rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục HS tằng: quý nhất trên đời là người lao động.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2
— GV giao việc: Các em có thể đóng vài Hùng, Quý hoặc Nam để tranh luận với 2 bạn còn lại bằng lí lẽ của mình để khẳng định điều mình nói là đúng và đưa thêm dẫn chứng để hài bạn tin vào những điều mình đã khẳng định.
— Cho HS thảo luận theo nhóm.
— Cho các nhóm trình bày
—
 GV nhận xét và khẳng định những nhóm dùnh lí lẽ và dẫn chứng rất thuyết phục.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3
— GV giao việc:
Các em đọc lại toàn bộ ý a.
Dùng viết chì đánh dấu vào những câu trả lời đúng.
Sắp đặt các câu đã chọn theo những trình tự hợp lí.
— Cho HS làm bài.
— Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Những câu trả lời đúng được sắp xếp theo trình tự sau:
Điều kiện 1: Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
Điều kiện 2: Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận
Điều kiện 3: Phải có lí lẽ để bảo vệ ý kiến riêng
Điều kiện 4: Phải có dẫn chứng thực tế
Điều kiện 5: Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
d/ 
— Cho HS đọc ý b
— GV nhắc lại yêu cầu của ý b:
— Cho HS làm bài và trình bày ý kiến
— GV nhận xét và chốt lại: Khi thuyết trình, tranh luận, ta cần:
Có thái độ ôn tồn, vui vẻ, hoà nhã, tôn trọng người nghe.
Tránh nóng nảy, vội vã, không được bảo thủ ky của mình chưa đúng.
GV nhận xét tiết học, khen những HS, những nhóm làm bài tốt
— Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở lời giải của bài tập 3, chuẩn bị ôn tập kiểm tra giữa HKI.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS xem lại VD.
— Các nhóm chọn vai mình đóng, trao đổi thảo luận, ghi vắn tắt ra giấy ý kiến thống nhất của nhóm.
— Đại diện các nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS làm bài theo nhóm. Nhóm trao đổi, thảo luận
— Đại diện nhóm lên trình bày.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS làm bài theo nhóm
— 1 số HS trình bày ý kiến
— Lớp nhận xét.
=================*****=================
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẠI TỪ
I. MỤC TIÊU:
Nắm được những khái niệm cơ bản về đại từ.
Nhận biết được đại từ trong các đoạn thơ, đoạn văn; bước đầu biết sử dụng từ thích hợp thay thế danh từ bi lập nhiều lần trong một văn bản ngắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét.
	— Giấy khổ to viết sẵn câu chuyện Con chuột tham lam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 4 HS
— GV nhận xét và cho điểm
Khi viết đoạn văn; bài văn chúng ta cần tránh lặp lại từ. Vì lặp lại như vậy bài văn sẽ trở nên nhàm chán. Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em bước đầu biết sử dụng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong 1 văn bản ngắn.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc: Em hãy chỉ rõ từ tớ, cậu trong câu a, từ nó trong câu b được dùng làm gì?
— Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
— Lớp nhận xét và chốt lại ý đúng.
Trong đoạn a: Các từ tớ, cậu dùng để xưng hô tớ – chỉ ngôi thức nhất, tự xưng mình; cậu – chỉ ngôi thứ hai, người đang nói chuyện với mình.
Trong đoạn b: từ nó dùng thay thế cho từ chích bông (nó chỉ ngôi thứ ba, là người hoặc vật mình nói đến không ngay trước mặt)
GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
(tiến hành như bài tập 1)
a/ Đoạn a: Cách dùng từ vậy giống cách dùng nêu ở bài tập 1 là từ vậy thay thế cho từ thích (tính từ) để khỏi lặp lại từ đó.
b/ Đoạn b: Từ thế giống cách dùng ở bài tập 1 là từ thế thay thế cho từ quý (động từ) để khỏi lặp lại từ đó.
GV: Những từ in đậm ở hai đoạn vẫn được dùng thay thế cho động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy; chúng cũng được gọi là đại từ.
H: Những từ in đậm trong câu được dùng làm gì?
H: Những từ dùng thay thế ấy gọi tên là gì?
— Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Đọc các đoạn thơ của Tố Hữu.
Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?
Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
— Cho HS làm việc
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
(tiến hành tương tự ở bài tập 1)
GV chốt lại lời giải đúng: Đại từ trong khổ thơ này là: mày, ông, tôi, nó.
HĐ 3:Hướng dẫn HS làm BT3 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
— GV giao việc:
Đọc lại câu chuyện vui
Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chỉ chuột
Chỉ thay đại từ ở câu 4, 5 không nên thay ở tất cả các câu vì nếu thay ở tất cả các câu thì đại từ em dùng để thay sẽ bị lặp lại nhiều lần.
—Cho HS làm việc (GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện)
— GV nhận xét và chốt lại: thay đại từ nó vào câu 4, 5; câu chuyện sẽ hay hơn.
GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần Ghi nhớ.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà làm lại bài tập vào vở, chuẩn bị bài cho tiết luyện từ và câu sau.
— 2 em lần lượt đọc đoạn viết về cảnh đẹp của quê em.
— 2 HS làm lại bài tập 3
— HS lắng nghe.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS làm bài cá nhân
— Một vài HS phát biểu
— Lớp nhận xét.
— Dùng để thay thế cho danh từ, đại từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
— Gọi là đại từ.
— 4, 5 HS đọc
— 2 HS nhắc lại không nhìn SGK
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— HS làm việc cá nhân
— Một số HS phát biểu ý kiến
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS lắng nghe.
— 1 HS lên bảng làm bài
— Lớp theho dõi nhận xét.
—2 HS nhắc lại.
=================*****=================
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU:
Biết mỡ rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận nhằm thuyết phục người nghe.
Biết trình bày, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, rành mạch, thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	— Bảng phụ
	— Một vài tờ phiếu khổ to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
— Kiểm tra 2 HS
H: Thế nào là đại từ? Cho VD
— GV nhận xét và cho điểm
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1
— GV giao việc:
Các em đọc thầm lại mẫu chuyện
Em chọn một trong ba nhân vật
Dựa vao ý kiến của nhân vật em chọn, em mở rộng lí lẽ và tranh luận sao thuyết phục người nghe.
— Cho HS làm bài theo nhóm (hoặc cá nhân)
— Cho HS trình bày kết quả.
— GV nhận xét và khen nhóm mở rộng lí lẽ và dẫn chứng đúng, hay, có sứ thuyết phục.
HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 
— Cho HS đọc yêu cầu bài tập
— GV giao việc:
Các em đọc thềm lại bài cao dao.
Các em trình bày ý kiến của mình để mọi người thấy được sự cần thiết của cả trăng và đèn.
— Cho HS làm bài (GV đưa bảng phụ chép sãn bài ca dao)
— Cho HS trình bày
— GV nhận xét và khen những em có ý kiến hay, có sức thuyết phục đối với người ngeh.
— GV nhận xét tiết học.
— Yêu cầu HS về nhà làm lại 2 bài tập vào vở, về nhà xem lại các bài học đề chuẩn bị kiểm tra giữa HKI.
— 2 HS lần lượt trả lời và cho VD
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
—1 HS đọc to, lớp đọc thầm
— Cho nhân vật, nhóm trao đổi thảo luận, tìm lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục các nhân vật còn lại.
— Đại diện các nhóm trình bày.
— Lớp nhận xét.
— 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
— HS làm bài.
— Một vài HS trình bày ý kiến.
— Lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 9.doc